Hiện nay, các trường hợp trẻ dậy thì sớm ngày càng tăng nhanh khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Khi bị dậy thì sớm, trẻ có nguy cơ gặp phải những vấn đề về sức khỏe trong tương lai và đặc biệt là những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý. Vì thế, lời khuyên cho các bậc phụ huynh là cần chăm sóc, theo dõi sự phát triển của con. Nếu có những biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ thì cần phải đưa con đi khám sớm để có biện pháp khắc phục kịp thời.
21/10/2020 | Giải đáp nguyên nhân khiến bé gái dậy thì sớm và cách phòng ngừa
1. Dậy thì sớm có đáng lo ngại không? Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?
1.1. Dậy thì sớm có đáng lo ngại không?
Những trẻ dậy thì sớm thường có tâm lý e ngại và tự tin về sự khác biệt của mình so với bạn bè cùng trang lứa. Đây không phải là vấn đề nhỏ, thậm chí nó có thể khiến bé thay đổi hành vi,… và để lại những di chứng khi trẻ lớn lên.
Bé gái dậy thì sớm có biểu hiện ngực phát triển
Ở bé gái: Ngực phát triển
Tình trạng dậy thì sớm do sự bất thường về nội tiết tố sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ trong tương lai. Đối với bé gái dậy thì sớm sẽ có nguy cơ mắc những bệnh lý về tuyến giáp,vú, tử cung- buồng trứng,… khi trưởng thành. Còn đối với các bé trai, nếu dậy thì sớm, các em có thể gặp phải nguy cơ mắc nhiều loại bệnh lý, thậm chí là vô sinh hiếm muộn khi trưởng thành.
Một điều thực sự đáng lo ngại đó là, khi dậy thì sớm, trẻ sẽ có ham muốn tình dục sớm hơn bình thường. Với lứa tuổi còn quá nhỏ, các em rất dễ bị sa ngã trước những cạm bẫy, dẫn tới nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và nhiều bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục khác.
1.2. Những nguyên nhân gây dậy thì sớm là gì?
Dưới đây là những nguyên nhân gây dậy thì sớm:
Giới tính: Trên thực tế, bé gái thường là đối tượng dễ bị dậy thì sớm hơn bé trai.
Bé trai dậy thì sớm có biểu hiện tăng nhanh về chiều cao
Do lượng estrogen trong cơ thể trẻ quá nhiều: Điều này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng phần lớn là do bé ăn quá nhiều chất dinh dưỡng. Hiện nay xã hội phát triển, chất lượng sống được nâng cao. Nhưng việc bố mẹ bổ sung quá nhiều dưỡng chất cho trẻ là điều không nên. Tuy vẫn chưa có những bằng chứng chính xác, tuy nhiên, trên thực tế, những trẻ béo phì thường có xu hướng dậy thì sớm hơn những trẻ có trọng lượng phù hợp với lứa tuổi.
Do yếu tố di truyền: Đây cũng được coi là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em.
Ngoài ra, trẻ mắc phải một số bệnh lý và phải sử dụng thuốc, có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ dậy thì sớm của trẻ.
2. Những biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ
2.1. Phân loại dậy thì sớm ở trẻ
Tình trạng dậy thì sớm ở trẻ có thể phân loại như sau:
• Dậy thì sớm trung ương: Đây là những trường hợp dậy thì sớm thực sự và các bộ phận như trục hạ đồi - tuyến yên - các cơ quan sinh dục,… bắt đầu hoạt động sớm hơn bình thường và phụ thuộc vào hormon hướng sinh dục.
Trẻ thường e ngại khi dậy thì sớm
• Dậy thì sớm ngoại biên: Là những trường hợp dậy thì sớm mà không phụ thuộc hormon hướng sinh dục.
• Dậy thì sớm 1 phần: Là các trường hợp trẻ phát triển sớm nhưng một đặc tính sinh dục thứ phát.
• Dậy thì sớm nhanh: Bé phát triển nhanh về chiều cao, cân nặng và có những thay đổi về các cơ quan sinh dục.
2.2. Biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ
Những bé dậy thì trước 8 tuổi (ở nữ) và trước 9 tuổi (ở nam) thì được đánh giá là dậy thì sớm. Các biểu hiện dậy thì sớm phổ biến của trẻ như sau:
Ở bé gái: Ngực phát triển, mọc lông nách, lông mu, bắt đầu mọc mụn trứng cá và bé có thể bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
Ở bé trai: Khi dậy thì sớm, các bé trai cũng bắt đầu có hiện tượng mọc lông nách, lông mu, có mụn trứng cá, giọng nói của bé trai trầm hơn, tinh hoàn và dương vật to lên.
Ngoài những sự thay đổi kể trên, bé có thể còn thay đổi nhiều về tâm lý. Chẳng hạn như, bé quan tâm đến bản thân nhiều hơn, chơi nhiều với các bạn cùng giới, hay so sánh với các bạn cùng tuổi, có xu hướng tách khỏi cha mẹ,….
Cha mẹ nên dạy con cách vệ sinh cơ thể, tâm sự nhiều hơn với con khi trẻ dậy thì sớm
Khi quan tâm nhiều đến con, cha mẹ sẽ nhận biết rõ về cả những thay đổi sinh lý và thay đổi tâm lý ở trẻ. Vì thế, nếu nhận biết bất cứ thay đổi nào ở trẻ, mẹ cũng cần lưu ý để thay đổi cách giáo dục phù hợp đối với trẻ. Lúc này, mẹ cần dạy dỗ, chỉ bảo con nhiều hơn, mẹ nên dạy con cách vệ sinh cơ thể và đặc biệt, nên tâm sự nhiều hơn với con để tránh nguy cơ trẻ bị vấp ngã trước những cạm bẫy xã hội. Đồng thời đưa trẻ đi khám để nắm rõ về tình hình sức khỏe của trẻ và có hướng chăm sóc con tốt hơn.
Hiện nay, dậy thì sớm đang có xu hướng tăng nhanh. Chính vì thế, mỗi phụ huynh cần có ý thức tìm hiểu kiến thức cơ bản để chăm sóc con đúng cách, phòng ngừa các biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho cha mẹ:
Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn có tác động trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Mẹ nên bổ sung dinh dưỡng cho con đúng cách, hợp lý. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều chất dẫn đến thừa chất cũng sẽ gây hại cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ béo phì. Hơn nữa, mẹ cũng nên lưu ý tránh cho trẻ ăn những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều chất tạo màu,… vì đây cũng là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.
Không nên bổ sung quá nhiều thực phẩm chức năng cho trẻ hoặc lạm dụng một số loại thuốc tăng trưởng, có tác dụng giúp trẻ tăng chiều cao,…
Mẹ nên động viên, khuyến khích con tham gia các môn thể thao, tăng cường vận động,… Đây không chỉ là cách giúp trẻ duy trì cân nặng ổn định, tránh béo phì mà còn giúp trẻ giao lưu, tương tác với mọi người tốt hơn. Mẹ chú ý không nên để trẻ ở một mình, tránh nguy cơ trẻ xem phim hay đọc sách không phù hợp với lứa tuổi của các con.
Mẹ nhận biết những biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ, có thể đưa con đến khám trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ qua số 1900 56 56 56 để được tư vấn.