Các bệnh phụ khoa thường gặp và khám phụ khoa mất khoảng bao nhiêu? | Medlatec

Các bệnh phụ khoa thường gặp và khám phụ khoa mất khoảng bao nhiêu?

Khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến vùng kín sớm, từ đó hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Khám phụ khoa mất khoảng bao nhiêu? Đây là thắc mắc chung của nhiều chị em phụ nữ hiện nay, nhất là người lần đầu tiên đi khám.


15/10/2020 | MEDLATEC tri ân Bóng hồng dịp 20/10: Miễn phí khám phụ khoa và sàng lọc ung thư cổ tử cung
14/10/2020 | Vì sao chị em nên đi khám phụ khoa và khám phụ khoa đâu tốt?
14/10/2020 | Khám phụ khoa giá bao nhiêu tiền và quy trình khám tại MEDLATEC

1. Một số bệnh phụ khoa thường gặp

Để giúp chị em phụ nữ có sự chuẩn bị tốt nhất về tài chính lẫn sức khỏe, tinh thần khi khám phụ khoa, trước hết, chị em cần nắm được các bệnh lý phụ khoa thường gặp nhất.

khám phụ khoa mất khoảng bao nhiêu

 Khám phụ khoa sẽ phát hiện các bệnh lý bạn mắc phải

Nhiều chị em phụ nữ cho rằng, đi khám phụ khoa khi cơ thể không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào là không cần thiết. Tuy nhiên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Theo Thống kê tại Việt Nam, có đến 90% phụ nữ nước ta trong suốt cuộc đời bị ít nhất 1 lần bệnh phụ khoa. 

Do tâm lý chủ quan, chỉ khi bệnh nặng mới đi khám, tự mua thuốc đặt hoặc thuốc uống nếu có dấu hiệu bất thường nên không ít trường hợp bệnh phụ khoa nặng, không được can thiệp điều trị đúng nên diễn biến phức tạp, biến chứng nguy hiểm. Bệnh phụ khoa hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.

Hơn nữa, đời sống tình dục là phần quan trọng tạo nên hạnh phúc đôi lứa, hạnh phúc gia đình. Chị em phụ nữ bị bệnh phụ khoa, vấn đề về sức khỏe vùng kín thường không có đời sống tình dục tốt, gây nhiều ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe, đời sống cả hai vợ chồng.

Vì thế, phụ nữ đã có quan hệ tình dục được khuyến cáo nên đi khám phụ khoa định kỳ 3 - 6 tháng 1 lần, nhằm phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị các bệnh phụ khoa như:

Viêm âm đạo là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ

Viêm âm đạo là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ

1.1. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo rất phổ biến, nguyên nhân do vi khuẩn gây hại phát triển quá mức trong môi trường âm đạo, khiến khả năng kháng khuẩn tự nhiên ở vùng đặc biệt kém đi. Viêm âm đạo có thể do nhiều nguyên nhân như: vệ sinh vùng kín không đúng cách, không vệ sinh sạch sẽ khi quan hệ tình dục và sau quan hệ tình dục, dùng dung dịch vệ sinh không phù hợp, nhiễm ký sinh trùng nấm, trùng roi,… từ bạn đời hoặc môi trường.

Viêm âm đạo thường gây các triệu chứng như: ngứa, sưng âm đạo, nóng rát bên trong và bên ngoài bộ phận sinh dục ngoài, khí hư bất thường, có kèm mủ nên có màu xanh, vàng, nâu hoặc đỏ kèm mùi hôi tanh. 

1.2. Viêm tử cung

Viêm tử cung không phải là bệnh lý phụ khoa phổ biến, song nó vô cùng nguy hiểm bởi có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe vùng kín và khả năng mang thai, sinh con của người phụ nữ. Viêm tử cung thường gặp ở phụ nữ sau sảy thai, nạo thai, sau khi sinh,… bị sót nhau hoặc dụng cụ đỡ đẻ, dụng cụ phá thai không được vô trùng.

1.3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Triệu chứng bệnh phụ khoa này khá giống với viêm âm đạo như: khí hư bất thường, ngứa vùng kín, khí hư có mùi hôi khó chịu, đau tức vùng bụng,…

Chị em phụ nữ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thường khó đậu thai và thai nhi cũng có thể gặp nguy hiểm.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và tình dục của người phụ nữ

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và tình dục của người phụ nữ

1.4. Viêm phần phụ

Bao gồm viêm buồng trứng và viêm ống dẫn trứng. Bệnh thường không được phát hiện sớm vì triệu chứng dễ gây nhầm lẫn: sốt cao liên tục hoặc sốt theo đợt, đau bụng vùng hạ vị, đau hố chậu,…

1.5. U xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung

Phụ nữ đau bụng dưới thường có liên quan đến chu kỳ kinh nghiệp hoặc nếu không liên quan thì cần khám phụ khoa để loại trừ u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.

Đặc biệt, với phụ nữ vẫn đang trong độ tuổi sinh đẻ, có nhu cầu sinh con cần đi khám sớm để có biện pháp điều trị kịp thời bởi u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

1.6. Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt có thể gặp ở cả bé gái tuổi dậy thì lẫn phụ nữ độ tuổi sinh sản, nguyên nhân khá đa dạng như: rối loạn tuyến giáp, tăng cân hoặc giảm cân nhanh, buồng trứng đa nang, ăn uống không đủ chất,…

1.7. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và mang thai khỏe mạnh của người phụ nữ. Triệu chứng bệnh thường gặp gồm: đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt, đau khi giao hợp, dịch âm đạo bất thường.

Nhìn chung, khám phụ khoa là cách tốt nhất giúp phát hiện bệnh lý phụ khoa và điều trị hiệu quả, đảm bảo sức khỏe và khả năng sinh con cho nhiều chị em phụ nữ. Vì thế bạn không nên đắn đo chi phí quá nhiều mà ngại thăm khám, điều trị kịp thời dẫn tới hậu quả đáng tiếc về sau.

Phụ nữ độ tuổi sinh sản nên đi khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe bản thân

Phụ nữ độ tuổi sinh sản nên đi khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe bản thân

2. Khám phụ khoa mất khoảng bao nhiêu?

Khám phụ khoa ở từng đối tượng là khác nhau, hơn nữa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe, địa chỉ khám, bác sĩ khám, danh mục khám,… Vì thế không thể đưa ra con số chính xác khám phụ khoa mất khoảng bao nhiêu, song các chuyên gia MEDLATEC sẽ giúp bạn ước chừng khá đúng.

Cụ thể, chi phí khám phụ khoa tổng thể bao gồm:

2.1. Chi phí khám phụ khoa lâm sàng

Đây là chi phí khám kiểm tra tổng quát, hỏi thông tin bệnh lý liên quan, chi phí này thường khá thấp và được quy định chung với từng bệnh nhân ở các bệnh viện, phòng khám. Chi phí dao động khoảng 100.000đ - 700.000đ tùy địa chỉ.

2.2. Chi phí khám phụ khoa trực tiếp

Chi phí này khá đa dạng bởi gồm nhiều hạng mục khám, được chỉ định thực hiện với từng bệnh nhân cụ thể như:

- Khám ngực.

- Khám vùng bụng.

- Khám bên ngoài cơ quan sinh dục.

- Khám bên trong cơ quan sinh dục.

- Lấy mẫu xét nghiệm.

2.3. Chi phí xét nghiệm phụ khoa

Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm với chi phí khác nhau như:

- Xét nghiệm dịch âm đạo, bao gồm soi nấm, chlamydia, HPV, xét nghiệm các bệnh lây lan qua đường tình dục.

- Xét nghiệm tế bào cổ tử cung, tử cung.

- Xét nghiệm nước tiểu.

- Xét nghiệm máu.

2.4. Chi phí phụ

Ngoài các chi phí trả cho hạng mục khám phụ khoa, bạn cũng cần chuẩn bị chi phí phụ phát sinh như: khám ngoài giờ hành chính (chi phí ngoài giờ được các bệnh viện, phòng khám công khai), chi phí điều trị (nếu phát hiện bệnh và mong muốn điều trị), chi phí thuốc (điều trị), chi phí thủ thuật điều trị khác,…

Khám phụ khoa tại MEDLATEC được nhiều chị em đặc biệt tin tưởng

Khám phụ khoa tại MEDLATEC được nhiều chị em đặc biệt tin tưởng

Ngoài ra, nếu bạn đặt lịch khám phụ khoa với chuyên gia, bác sĩ giỏi thì đôi khi sẽ cần trả thêm chi phí.

Để biết chính xác khám phụ khoa mất khoảng bao nhiêu? Hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỏi tình trạng bệnh, báo giá các dịch vụ khám và đặt lịch trực tiếp tại cơ sở gần nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp