Tai - mũi - họng là các cơ quan thông trực tiếp với nhau và thông với môi trường ngoài nên dễ bị tác nhân gây bệnh ảnh hưởng. Hơn nữa, niêm mạc các hốc mỏng, bên dưới là hệ mạch máu và hệ thần kinh phức tạp nên dễ bị tổn thương, viêm nhiễm, nhất là đối tượng trẻ nhỏ. Vì thế, các bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em chủ yếu là bệnh viêm nhiễm niêm mạc.
04/03/2021 | Nội soi tai mũi họng có đau không và các vấn đề liên quan 03/12/2019 | Những điều cần biết về tầm soát ung thư tai mũi họng 21/11/2019 | Cách “làm sạch” tai mũi họng mùa đông - mẹ an tâm hệ hô hấp của con
1. Viêm tai giữa - một trong các bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em
Viêm tai giữa là bệnh lý viêm nhiễm rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi đi mầm non. Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus hoặc nấm, thường gặp nhất là khuẩn Streptococcus Pneumoniae, ngoài ra còn gặp khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Moraxella catarrhalis,… Đối tượng thanh thiếu niên hoặc người trưởng thành cũng có thể bị viêm tai giữa nhưng thường do tác nhân gây bệnh khác.
Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh lý tai mũi họng
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, lớp niêm mạc tai mỏng và nhạy cảm nên dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công hơn. Ngoài ra, viêm tai giữa ở trẻ nhỏ còn là biến chứng thứ phát của viêm mũi xoang, viêm nhiễm khác thuộc hệ cơ quan tai - mũi - họng.
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường có sự tích tụ dịch nhầy ở vòi nhĩ và tai giữa, do đó cần loại bỏ dịch tắc này. Ngoài ra cần điều trị phòng ngừa tránh viêm tai giữa tái phát nhiều lần thành mạn tính. Bệnh sẽ không gây biến chứng nguy hiểm nếu trẻ được điều trị sớm.
Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ độ tuổi mầm non
Viêm họng cũng là một trong các bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em, người trưởng thành hay người cao tuổi. Trẻ em thường bị viêm họng hơn người lớn do sức đề kháng còn yếu, khả năng chống lại tác nhân gây bệnh chưa tốt. Ngoài ra còn do trẻ ham chơi, chưa tự bảo vệ hoặc cha mẹ chưa chăm lo bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt trong các đợt cao điểm ốm, cúm như giao mùa.
Viêm họng ở trẻ em gồm 2 dạng:
Thể viêm họng cấp tính
Triệu chứng viêm họng cấp tính thường là khô họng, khát nước, đau rát họng, xuất hiện giả mạc ở họng và amidan, đau mỏi toàn thân. Ngoài ra, nếu hạch viêm còn gây sốt, nhức đầu, ớn lạnh,…
Viêm họng cấp tính ở trẻ nếu chăm sóc tốt sẽ cải thiện triệu chứng sau vài ngày và khỏi hoàn toàn sau khoảng 7 - 10 ngày.
Viêm họng mạn tính
Trẻ có thể bị viêm họng mạn tính do điều trị và chăm sóc viêm họng cấp tính không tốt, khiến tổn thương kéo dài và nghiêm trọng. Niêm mạc họng cũng trở nên nhạy cảm hơn với tác nhân gây bệnh, dẫn tới tái phát viêm nhiễm nhiều lần.
Cẩn thận viêm họng ở trẻ tiến triển thành mạn tính
Viêm họng mạn tính thường dễ gây lan tỏa rộng, gây ra viêm thứ phát trong hệ cơ quan tai mũi họng như: viêm mũi, viêm xoang, viêm tai, viêm thanh, khí phế quản,…
Viêm amidan cũng là bệnh lý viêm nhiễm rất thường gặp ở trẻ em do khả năng đề kháng kém và vị trí ngay hầu họng dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công. Thường viêm Amidan chỉ gây cảm giác đau họng, sốt cao, nuốt đau trong một vài ngày. Khi tình trạng sưng viêm được kiểm soát, bệnh sẽ dần thuyên giảm.
Tuy nhiên cần cẩn thận viêm amidan tái phát nhiều lần ở trẻ em, gây triệu chứng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu amidan bị tổn thương nặng, khả năng sản xuất kháng thể kém đi thì đây có thể trở thành ổ viêm cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Lúc này cần loại bỏ amidan khi nó gây ra nhiều biến chứng hoặc các rủi ro bệnh tây mới có thể điều trị triệt để, trẻ cần được kiểm tra sức khỏe tốt, đủ đáp ứng mới có thể phẫu thuật cắt amidan.
4. Viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang ở trẻ xảy ra khi niêm mạc mũi và niêm mạc các xoang cạnh mũi bị tấn công, viêm nhiễm do nhiều tác nhân như: vi khuẩn, virus, nấm, dị ứng,… Viêm mũi xoang rất thường gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi.
Ở thể bệnh cấp tính, viêm mũi xoang ở trẻ thường không gây triệu chứng không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu không chăm sóc điều trị tốt, bệnh tiến triển mạn tính rất khó điều trị, dễ tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Viêm mũi xoang ở trẻ gây nhiều triệu chứng khó chịu
Thời gian viêm mũi xoang ở các thể kéo dài khác nhau như:
-
Viêm mũi xoang cấp tính: Thường khỏi trong thời gian dưới 4 tuần.
-
Viêm mũi xoang bán cấp: Thường kéo dài trong khoảng từ 4 - 8 tuần
-
Viêm mũi xoang mạn tính: Bệnh rất khó thuyên giảm và đáp ứng điều trị tốt, kéo dài với thời gian từ 8 - 12 tuần.
Trẻ nhỏ có sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng, cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng, thường xuyên ốm hoặc mắc bệnh đường hô hấp trên không điều trị tốt có nguy cơ bị viêm mũi xoang cao nhất. Hơn nữa, bệnh dễ tiến triển gây viêm mạn tính, lây cho nhiều cơ quan khác trong hệ cơ quan tai - mũi - họng.
Vì thế dù là bệnh hô hấp thường gặp nhưng không được chủ quan khi trẻ nhỏ mắc viêm mũi xoang, điều trị và chăm sóc tốt ngay từ đầu vừa giúp điều trị hiệu quả vừa ngăn ngừa được biến chứng.
5. Viêm mũi xoang dị ứng
Bệnh này không quá thường gặp nhưng lại là bệnh lý “ác mộng” của những trẻ có cơ địa niêm mạc mũi - xoang nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi nhiều tác nhân. Tác nhân gây dị ứng có thể là phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn, thực phẩm,…
Khi tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng, trẻ thường có biểu hiện hắt hơi, ngứa và chảy nước mũi, ngạt thở,… Tình trạng này có thể cải thiện khi tách xa khỏi dị nguyên gây dị ứng và điều trị giảm triệu chứng, tuy nhiên nếu không xác định được dị nguyên chính xác, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào và triệu chứng nặng nề hơn.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ
6. Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Trẻ có thể mắc hội chứng này với các triệu chứng thường gặp như: thức giấc thường xuyên giữa giấc ngủ, ngáy to, thở khò khè và đôi khi có cơn ngừng thở hoàn toàn, cơ thể bứt rứt bồn chồn. Nhiều trẻ còn gặp ác mộng hoặc đái dầm không kiểm soát.
Trẻ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ bị ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ nên thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày nhưng thức giấc, tăng hoạt động quá mức về đêm. Các nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ nhỏ béo phì, chậm lớn, suy dinh dưỡng có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn trẻ bình thường.
Không nên chủ quan với các bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em, bệnh hoàn toàn có thể tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.