Nấm âm đạo khi mang thai không phải là một hiện tượng quá hiếm, thậm chí khá phổ biến hiện nay. Tuy vậy, không phải người phụ nữ nào cũng hiểu rõ về vấn đề này. Thông qua bài viết sau đây, quý bạn đọc sẽ hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này!
02/03/2021 | Xua tan nỗi lo thầm kín với các phương pháp chữa viêm âm đạo 24/01/2021 | Những nguyên nhân khiến âm đạo tiết ra khí hư màu nâu 22/01/2021 | Tình trạng âm đạo tiết ra nhiều khí hư vón cục có nguy hiểm không?
1. Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu có bị nấm âm đạo khi mang thai hay không?
Những bà bầu mang thai ở bất kì giai đoạn nào cũng có thể bị nấm trong âm đạo. Thông thường thì trường hợp bị nấm âm đạo khi mang thai sẽ xuất hiện nhiều ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ và 3 tháng trước khi sinh. Một số dấu hiệu nhận biết người mẹ bị nấm ở âm đạo là:
-
Xuất hiện các cơn đau rát, nóng ran, tấy đỏ, ngứa ngáy tại vùng âm đạo của mẹ bầu.
-
Rối loạn khí hư, lượng khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường, có mùi hôi khó chịu, có màu sắc trắng đục hoặc một số màu sắc khác lạ.
-
Có thể bị tiểu buốt, hoặc tiểu són, tiểu rắt.
-
Cơ thể mệt mỏi khó chịu, lưng đau nhức, cảm giác bất an lo lắng, tính nết thay đổi thất thường, khó tập trung trong công việc,...
Hiện tượng buồn đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu nhiều có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh nấm âm đạo khi mang thai
2. Những nguyên nhân gây ra tình trạng nấm âm đạo khi mang thai.
Tình trạng người phụ nữ bị nấm âm đạo khi mang thai chủ yếu là do pH trong âm đạo và nội tiết tố trong cơ thể thay đổi một cách bất thường. Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ dễ bị thay đổi đột ngột gây ra sự biến đổi môi trường âm đạo, các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa sẽ dễ xuất hiện, đặc biệt là bệnh nấm ở âm đạo. Bên cạnh đó, lượng đường trong cơ thể mẹ bầu cũng sẽ bị tăng quá cao hoặc bị giảm nhanh cũng sẽ là yếu tố khiến người phụ nữ đang mang thai dễ bị viêm nhiễm vùng âm đạo (một phần do chế độ ăn uống không khoa học của người mẹ).
Nấm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?
Tình trạng bệnh lý này có thể không quá ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ và thai nhi nhưng cũng sẽ mang đến nhiều biến chứng, nhiều căn bệnh gây rắc rối cho cả mẹ và em bé. Một số biến chứng mà căn bệnh này có thể gây ra như:
Ảnh hưởng đến thai nhi: Trong quá trình sổ thai, các bé có nguy cơ bị các bệnh lý về da liễu, hô hấp hay tiêu hóa bởi sự tiếp xúc với nấm dính vào niêm mạc. Hơn nữa, có không ít trường hợp trẻ bị sinh non bởi nấm âm đạo phát triển quá nhanh gây viêm màng ối và thậm chí làm vỡ ối.
Tình trạng nấm âm đạo khi mang thai nếu không được chữa trị kịp thời có thế khiến trẻ bị sinh non
Ảnh hưởng đến thai phụ: Tình trạng nấm âm đạo khi mang thai không chỉ gây ra những khó chịu về mặt tinh thần như ngứa ngáy, đau nhức mà còn có thể gây các các biến chứng như các bệnh lý nặng như: viêm nhiễm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm tử cung,...
3. Điều trị bệnh như thế nào?
Với nền y học hiện đại như hiện nay thì việc chữa trị tình trạng nấm âm đạo khi mang thai không sẽ không hề khó khăn nếu như bệnh được phát hiện sớm. Chính vì vậy, các mẹ bầu khi có các triệu chứng có thể là dấu hiệu của bệnh thì phải liên hệ ngay tới các y bác sĩ chuyên khoa sản để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Nếu phát hiện bệnh sớm và được các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp thì chỉ cần 1 đến 2 tuần bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào cả.
Thông thường, biện pháp chữa bệnh nấm âm đạo khi mang thai hiệu quả nhất là đặt thuốc tại vị trí bị nấm xâm phạm. Phương pháp này đã được các chuyên gia nghiên cứu và chứng minh an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Một số trường hợp người mẹ gặp phải những triệu chứng bất thường khi điều trị hầu như là do việc chưa tuân thủ đúng chỉ dẫn mà các bác sĩ chỉ định.
Bên cạnh đó, để việc chữa bệnh mang đến hiệu quả nhanh nhất thì các chị em phụ nữ cũng nên lưu ý những điều sau:
Người mẹ không nên tùy tiện mua thuốc về nhà tự chữa trị nếu chưa được tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa sản vì không những bệnh không thuyên giảm mà còn có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn hoặc cơ thể bị nhờn thuốc hoặc vì sử dụng thuốc không đúng cách.
Tuyệt đối giữ gìn vệ sinh thân thể cũng như vệ sinh vùng kín. Đồ dùng cá nhân, quần áo phải được giặt giũ sạch sẽ và được phơi khô hoặc sấy khô.
Các mẹ bầu cũng có thể sử dụng những loại dung dịch giúp làm sạch vùng kín và cần bằng độ pH khi thấy dịch âm đạo tiết ra quá nhiều và gây ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, trong quá trình vệ sinh thì việc thực hiện một cách nhẹ nhàng cũng sẽ tránh nguy cơ vô tình đẩy thêm vi khuẩn có hại vào trong cơ thể người phụ nữ.
Phụ nữ đang mang thai có thể dùng các dung dịch vệ sinh để vệ sinh vùng kín
Biện pháp xông hơi vùng kín thực sự không phải là phương pháp điều trị nấm âm đạo hiệu quả, mặt khác, cách làm này còn gây ra nhiều phiền toái cho người đang mang thai vì phải ngồi quá lâu, cơ thể mệt mỏi, dễ chuột rút,...
Trong quá trình mang thai, các chị em không chỉ cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và em bé mà còn phải bổ sung thêm một lượng thực phẩm tốt giữ vai trò cân bằng môi trường âm đạo. Ăn sữa chua, trái cây, các loại rau xanh và đặc biệt uống nhiều nước sẽ là chìa khóa giúp cơ thể thai phụ không những khỏe mạnh mà còn hạn chế được các bệnh viêm nhiễm.
Một điều đáng lưu ý nữa là việc khám thai định kỳ của mẹ bầu. Không chỉ khi đang bị bệnh mà khi người mẹ cảm thấy mình đang có sức khỏe tốt thì cũng nên thăm khám thai định kỳ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Để có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề nấm âm đạo khi mang thai hoặc có nhu cầu khám các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ và bé, quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với các y bác sĩ tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện hiện có 3 cơ sở trên địa bàn và có chế độ khám chữa bệnh bằng BHYT và BH Bảo Lãnh tại cơ sở Nghĩa Dũng và Trích Sài. Tổng đài liên hệ của viện là 1900 56 56 56.