Dưới sự tác động của hàng loạt yếu tố, bệnh cận thị đang ngày càng trở thành tật khúc xạ có tỷ lệ cao. Điều đáng nói là không ít trường hợp bị cận nặng và tăng độ cận nhanh chóng gây ra biến chứng nguy hiểm đến thị giác. Vậy bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ và làm cách nào để kiểm soát tăng độ cận?
05/09/2022 | Nguyên nhân dẫn tới cận thị là gì? Khám cận thị ở đâu uy tín? 04/12/2021 | Những lưu ý không nên bỏ qua khi mổ mắt cận thị 18/05/2021 | Các cách làm giảm cận thị đơn giản và hiệu quả
1. Các cấp độ của bệnh cận thị
1.1. Cận thị là bệnh gì?
Bệnh cận thị là một trong các dạng tật khúc xạ do giác mạc quá cong hoặc trục nhãn cầu quá dài, khiến cho các điểm sáng hội tụ trước võng mạc nên người bị cận thị chỉ nhìn thấy được vật ở gần, vật ở càng xa càng không nhìn rõ và thậm chí còn không nhìn thấy được.
Mô phỏng về mức độ cận thị
Cận thị thường tăng theo thời gian. Độ cận cũng tăng từ lúc thấy mờ cho đến giai đoạn tầm nhìn bị hạn chế hoàn toàn. Muốn mắt nhìn thấy rõ cần phải đeo kính cận hoặc mổ cận thị.
1.2. Các độ cận thị
Có nhiều độ cận thị gồm:
- Cận thị nhẹ: từ -0.25 đến -3 đi ốp.
- Cận trung bình: từ -3.25 đến - 6 đi ốp.
- Cận thị nặng: từ 6.25 đi ốp trở đi.
Như vậy, người bị cận thị từ -6.25 đi ốp trở lên là bị cận thị nặng. Cận thị nặng trên -10 đi ốp thì lúc này mắt không còn là cận thị đơn thuần nữa mà nó đi kèm sự thoái hóa ở phần sau nhãn cầu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm do cận thị.
- Cận thoái hóa: chủ yếu xảy ra khi còn nhỏ và do di truyền. Trường hợp này độ cận thị thường tăng rất nhanh làm thị lực nhanh chóng bị giảm sút, có trường hợp sẽ bị mù do không được điều trị sớm.
2. Bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ và làm cách nào kiểm soát tăng độ cận?
2.1. Cận nặng nhất là bao nhiêu độ?
Như đã nói ở trên, người bị cận thị từ -6.25 đi ốp trở lên là bị cận thị nặng. Theo lý thuyết và thực tế đều không có giới hạn cho độ cận thị, người bị cận có thể có thể chỉ cận vài độ hoặc cận đến vài chục độ. Cho nên, sẽ không có mức độ cận thị nặng nhất.
Ngoài ra, cận thị được chia ra thành nhiều loại và mức độ khác nhau như cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị ban đêm, cận thị thứ phát và cận thị thoái hóa. Trong đó, cận thị thoái hóa là mức độ nặng và nguy hiểm nhất.
Không có con số cụ thể cho vấn đề bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ
Như phân chia ở trên, cận thị gồm nhiều cấp độ nên mỗi người sẽ có mức độ cận khác nhau. Cận thị thoái hóa được xem là nguy hiểm nhất vì dù có điều chỉnh lại kính mắt thì thị lực vẫn chỉ được chấm điểm 8/10, 5/10 hoặc 3/10. Về lâu dài, dạng cận thị này còn làm suy giảm thị lực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đôi mắt.
2.2. Cách kiểm soát tăng độ cận thị
Khi đã giải quyết được băn khoăn bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ thì bạn cũng nên biết cách kiểm soát độ cận của mình. Làm được điều này bạn sẽ có những trải nghiệm cuộc sống thú vị hơn và tránh được những biến chứng xảy ra vì cận nặng.
Để kiểm soát tình trạng tăng độ cận, bạn nên:
- Đeo kính đúng đi ốp được thăm khám và tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ
Khi đeo kính đúng đi ốp được thăm khám thì mắt sẽ cân bằng và tránh được cận lệch. Không chỉ thế, việc làm này còn giúp tầm nhìn được phóng xa và có tính bao quát rộng. Nhờ đó mà não bộ được cập nhật nhiều thông tin do thị giác cung cấp. Không những thế, đeo đúng số còn là cách hạn chế các triệu chứng nhức mắt, chóng mặt, nhức đầu.
Chuyên khoa Mắt - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, địa chỉ khám cận thị uy tín
- Tạo thói quen tốt cho đôi mắt
Có sự cân bằng giữa học tập, làm việc với vui chơi ngoài trời sẽ giúp mắt được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, hàng ngày nên tập nhìn xa trong 20 - 30 phút để thị lực được cải thiện.
Đối với trẻ, sau mỗi tiết học cần đứng dậy nghỉ ngơi và cho tầm mắt được phóng xa. Nhờ đó mà mắt được nghỉ ngơi, thư giãn để trở nên khỏe mạnh. Cha mẹ cũng cần hướng dẫn con mình thực hiện động tác massage mắt để tăng khả năng điều tiết và giúp mắt được thư giãn.
- Tạo khoảng cách an toàn với tivi
Do bị cận nên trẻ thường phải đến gần màn hình tivi để quan sát, giúp việc nhìn trở nên rõ ràng hơn. Khi trẻ xem, cha mẹ cần thống nhất với trẻ về khoảng cách và vị trí xem an toàn. Tuyệt đối không được xem tivi khi xem quá gần. Khoảng cách an toàn được khuyến cáo là khoảng 3 - 4 mét.
Riêng với màn hình của các thiết bị điện tử khác cần giữ khoảng cách tối thiểu 50cm kết hợp điều chỉnh độ sáng hợp lý. Nếu tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử thì cần luôn bật ánh sáng trong phòng để trung hòa với ánh sáng phát từ thiết bị điện tử, nhờ đó mà giảm được ảnh hưởng đến mắt, đỡ lo lắng bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ.
- Bổ sung dinh dưỡng
Vitamin A rất cần cho sức khỏe của đôi mắt nên việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, khoáng chất và các loại chất dinh dưỡng khác sẽ giúp mắt khỏe mạnh, ổn định được độ cận để không xảy ra tình trạng tăng độ cận nhanh chóng.
- Khám mắt định kỳ
Dù ở độ tuổi nào cũng nên đi khám mắt định kỳ để đánh giá chính xác mức độ cận. Sau khi kiểm tra bạn sẽ được chuyên gia nhãn khoa đưa ra lời khuyên cụ thể để kiểm soát tăng độ cận.
Những nội dung được chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp bạn trả lời được băn khoăn bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ và biết cách để kiểm soát độ cận thị cho mình.
Chuyên khoa Mắt - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong khám và điều trị bệnh lý về mắt. Mọi thắc mắc về cận thị hay có nhu cầu thăm khám, quý khách có thể gọi đến số điện thoại 1900 56 56 56 để được chia sẻ các thông tin phù hợp và hướng dẫn cách đặt lịch khám nhanh chóng.