Bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không | Medlatec

Bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không

Ngày 21/08/2019 ThS. BS Nguyễn Quỳnh Xuân, Chuyên khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Ngày nay, các căn bệnh liên quan đến tuyến giáp xảy ra khá phổ biến, ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai và người trưởng thành. Vậy, bệnh tuyến giáp là gì, nguyên nhân do đâu và bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không,… Hãy cùng MEDLATEC giải đáp các thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!


1. Bệnh tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ có hình con bướm, nằm ở phía trước cổ. Bệnh tuyến giáp là nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng hormone tuyến giáp trong cơ thể con người. Bệnh bao gồm cường tuyến giáp và suy tuyến giáp. Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp trở nên hoạt động quá mức, tiết quá nhiều hormone. Ngược lại, suy giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động kém, suy yếu.

Cả hai tình trạng bao gồm suy giảm hay hoạt động quá mức của tuyến giáp nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của sức khỏe, nhất là chức năng tuyến giáp, thậm chí có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp.

Bệnh tuyến giáp thường gặp ở nữ giới hơn nam giới

Bệnh tuyến giáp thường gặp ở nữ giới hơn nam giới

2. Một số nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tuyến giáp, trong đó phải kể đến:

- Rối loạn hoạt động hệ miễn dịch:

Thông thường hệ miễn dịch đóng vai trò giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn, virus từ môi trường gây bệnh, tuy nhiên, đối với chứng viêm tuyến giáp thì hệ thống miễn dịch lại sinh ra những kháng thể tấn công các cơ quan trong cơ thể người bệnh, trong đó có tuyến giáp. Do bệnh diễn tiến âm thầm nên phần lớn người bệnh không thể nhận biết được sớm.

- Thiếu hoặc thừa i-ốt:

Chế độ ăn thiếu i-ốt có thể gây ra bệnh suy giáp ở người trưởng thành. Ngược lại, nếu bạn ăn quá nhiều i-ốt (vượt quá 150mg/ngày), hormone giáp trong cơ thể sẽ sản xuất và bài tiết ra máu quá nhiều, gây ra bệnh cường giáp.. Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ số người mắc các bệnh suy giáp ở những vùng khu vực núi cao cao hơn so với vùng đồng bằng và miền biển.

Người mắc các bệnh lý tuyến giáp không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít muối

Theo khuyến cáo, mỗi ngày cơ thể con người cần bổ sung khoảng 150mg i-ốt

- Di truyền:

Nếu có bố, mẹ hay người thân trong gia đình mắc các bệnh tuyến giáp, đặc biệt là ung thư tuyến giáp thì nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên cùng huyết thống sẽ cao hơn, nhất là những bệnh nhân nữ có chị em gái, mẹ, dì ruột hay bà mắc bệnh cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.

- Dùng thuốc:

Các thuốc hormone thay thế, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng virus, thuốc chống loạn nhịp tim,... hoặc tiếp xúc với bức xạ do tai nạn hay trong thử nghiệm hạt nhân đều là những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp.

3. Nữ giới có nguy cơ bị bệnh tuyến giáp cao hơn?

Theo thống kê trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ cao gấp 3 lần nam giới

Chính vì vậy, họ luôn là đối tượng để nghi ngờ bệnh lý tuyến giáp nếu mắc kèm các triệu chứng bất thường, đặc biệt, khả năng bị bệnh tuyến giáp sẽ rất cao nếu nữ giới có một trong số các vấn đề sau đây:

+ Từng có vấn đề về tuyến giáp trong quá khứ.

+ Từng phẫu thuật hoặc xạ trị ảnh hưởng đến tuyến giáp.

+ Các bệnh mắc kèm như bướu cổ, thiết máu hoặc tiểu đường tuýp 1.

So với nam giới, phụ nữ thường bị ảnh hưởng bởi những bệnh tuyến giáp như rối loạn gây suy giáp, rối loạn gây ra cường giáp, viêm tuyến giáp, nhân tuyến giáp và ung thư tuyến giáp.

4. Bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Tuyến giáp có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Câu trả lời là có.

Tuyến giáp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Việc tiết quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp có thể dẫn đến những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ từ rất nhẹ, nặng cho đến bất thường. Thiếu hormone tuyến giáp sẽ gây ra tình trạng rong kinh, đa kinh, ngược lại, khi thừa hormone sẽ gây tình trạng ít kinh, vô kinh.

Thêm vào đó, nếu các rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra bệnh tuyến giáp thì những tuyến khác cũng rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là buồng trứng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm ở phụ nữ (trước 40 tuổi).

Bệnh tuyến giáp có thể gây ra những thay đổi không nhỏ trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới

Bệnh tuyến giáp có thể gây ra những thay đổi không nhỏ trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới

Bên cạnh đó, bệnh tuyến giáp còn là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ bao gồm:

- Vấn đề mang thai: bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt cho thấy nó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự rụng trứng, khiến người bệnh khó thụ thai.

- Vấn đề trong khi mang thai: các bệnh lý về tuyến giáp đều tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe bà bầu và bé yêu trong bụng.

5. Phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp có thể mang thai không?

Khi đã được điều trị ổn định, các rối loạn tuyến giáp được kiểm soát thì việc mang thai và sinh con khỏe mạnh là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Một số phụ nữ trong thời gian điều trị bệnh tuyến giáp vẫn có thể mang thai bình thường và sinh con an toàn dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ nội tiết. Các loại thuốc điều trị bệnh tuyến giáp đều có giá vừa phải, không quá đắt, có thể dùng đường uống được và tương đối an toàn cho thai nhi trong bụng. Do đó, phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh lý tuyến giáp có thể hoàn toàn yên tâm điều trị. 

Tuy nhiên, để kiểm soát tốt các vấn đề do bệnh tuyến giáp gây ra đối với cả mẹ và bé yêu, bệnh nhân cần đi tái khám để được tư vấn cũng như nhận lời khuyên của các chuyên gia nội tiết uy tín trước khi mang thai. 

Bệnh tuyến giáp có thể gây ra những thay đổi không nhỏ trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới

Bạn hoàn toàn có thể mang thai trong khi điều trị bệnh lý tuyến giáp

Rất hy vọng với những thông tin như chúng tôi vừa mới chia sẻ trong bài viết “Bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?” ngày hôm nay, quý độc giả sẽ bỏ túi thêm được nhiều thông tin hữu ích và thú vị. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện đa khoa MEDLATEC của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp