Bệnh lý tim bẩm sinh và ý nghĩa của kỹ thuật chụp CT tim | Medlatec

Bệnh lý tim bẩm sinh và ý nghĩa của kỹ thuật chụp CT tim

Chụp CT tim là phương tiện chẩn đoán mới, được ứng dụng rộng rãi những năm gần đây. Ưu điểm khi thực hiện là không xâm nhập, cho kết quả nhanh, xác định rõ cấu trúc của tim và tương quan với các mạch máu lớn nhằm có định hướng điều trị phù hợp.


17/07/2020 | Nên chụp cắt lớp tim khi nào và chi phí là bao nhiêu?
11/07/2020 | Chụp cắt lớp tim - những vấn đề nên lưu tâm
06/06/2020 | Tìm hiểu về kỹ thuật chụp cắt lớp tim

Với bệnh tim bẩm sinh thì việc phát hiện sớm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Một trong số những phương pháp hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán tim bẩm sinh là kỹ thuật chụp CT tim. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin điểm qua những thông tin liên quan đến bệnh lý tim bẩm sinh và kỹ thuật chụp CT hiện nay.

1. Tóm tắt về bệnh tim bẩm sinh 

Thông tin về bệnh

Bệnh tim bẩm sinh là bệnh thường gặp chiếm khoảng 1% số trẻ sơ sinh. Ở Mỹ có hơn 400.000 người phát hiện mắc bệnh tim bẩm sinh, trên 150.000 người không được chẩn đoán. Ở Việt Nam, tim bẩm sinh được đánh giá là nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao nhất so với các bệnh lý khác.

Tim bẩm sinh là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ trẻ em tử vong cao qua mỗi năm

Tim bẩm sinh là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ trẻ em tử vong cao qua mỗi năm

Ngày nay, số bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh sống đến tuổi trưởng thành tăng lên nhờ sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện bệnh sớm với độ chính xác cao và nhờ sự tiến bộ của các phương pháp phẫu thuật tim mạch. Siêu âm tim là phương tiện chẩn đoán đơn giản giúp phát hiện đa số trường hợp nhưng vẫn có giới hạn với bệnh tim bẩm sinh phức tạp.

Bệnh tim bẩm sinh là sao?

Tim bẩm sinh là tình trạng các khuyết tật ở tim hoặc ở các mạch máu lớn từ khi còn trong bào thai như tứ chứng Fallot, thất phải hai đường ra, tuần hoàn bàng hệ chủ - phổi phức tạp,thông liên thất, thông liên nhĩ, thất trái độc nhất, hẹp eo động mạch chủ, đứt đoạn động mạch chủ, còn ống động mạch… 

2. Tác nhân chính gây bệnh tim bẩm sinh là gì?

Mặc dù bệnh tim bẩm sinh do nhiều yếu tố hình thành nhưng với mỗi ca bệnh khi được chẩn đoán lại rất khó để xác định được nguyên nhân chính xác và cụ thể nhất. Yếu tố di truyền và môi trường được xem là tác nhân phổ biến nhất dẫn đến tim bẩm sinh, cụ thể bao gồm: 

Gen di truyền

Với các dị tật bẩm sinh ở trẻ thì di truyền được xem là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Nếu trẻ có nguy cơ cao bị tim bẩm sinh trong gia đình có bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình bị mắc bệnh. Kể cả khi bố mẹ không bị bệnh nhưng có mang gen bệnh thì trẻ vẫn có khả năng cao bị tim bẩm sinh.

Môi trường 

Mẹ bị nhiễm độc trong thời gian mang thai là sẽ rất dễ khiến trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh. Các loại thuốc kích thích, rượu, bia, thức uống có cồn, ma túy hay một số loại thuốc chưa có sự chỉ định của bác sĩ đều gây tác động xấu đến thai nhi đang phát triển. 

Các chất kích thích là nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh ở trẻ

Các chất kích thích là nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh ở trẻ

Ngoài ra, mẹ sống hoặc làm việc trong môi trường có chứa tia X, chất phóng xạ, hóa chất độc hại cũng có thể khiến thai bị nhiễm và gây ra tim bẩm sinh. 

Mẹ mắc bệnh khi mang thai 

Ngoài hai yếu tố trên thì nếu trong quá trình mang thai, mẹ mắc các bệnh như Rubella, Herpes, Cytomegalo,... đặc biệt là ở giai đoạn  ba tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh tim bẩm sinh. Ngoài ra nếu mẹ bị tiểu đường, lupus ban đỏ hệ thống cũng có thể ảnh hưởng khiến thai bị dị tật bẩm sinh.

3. Phân loại tim bẩm sinh 

Có nhiều cách phân loại tim bẩm sinh khác nhau, tuy nhiên, hai cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào sự lưu thông của luồng máu hoặc dựa vào biểu hiện tím tái của da. 

Dựa vào biểu hiện điển tím tái trên da, người ta chia bệnh tim bẩm sinh làm hai nhóm: 

Bệnh tim bẩm sinh tím 

Tứ chứng Fallot là trường hợp điển hình và gặp nhiều nhất ở nhóm bệnh tim bẩm sinh có biểu hiện da tím tái do máu không cung cấp đủ oxy. Nhóm này thường gặp các bệnh phổ biến bao gồm: Hẹp đường thất thoát phải, thông liên thất, đảo gốc động mạch,...

Bệnh sẽ có biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài sau khi trẻ được 4 - 6 tháng tuổi, có thể đi kèm với một số bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể như hội chứng down, hở hàm ếch,...

Bệnh tim bẩm sinh không tím

Bệnh ở nhóm có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, tuy nhiên các biến chứng hoặc mức độ nguy hiểm thấp hơn so với bệnh tim bẩm sinh tím. Nhóm bệnh này gồm các dạng: thông liên nhĩ, hẹp eo động mạch chủ, tim ba buồng nhĩ, hẹp van động mạch chủ, hẹp phổi bẩm sinh, hở van hai lá,...

Vào giai đoạn mới sinh, trẻ thường không có biểu hiện rõ ràng khi bị mắc các bệnh tim bẩm sinh thuộc nhóm này. Nếu có biểu hiện thì thường thấy trẻ khóc ít hơn, bú ít hơn hoặc khả năng bú kém do không đủ sức, trẻ chậm phát triển về thể chất hơn so với trẻ bình thường. Các trường hợp nặng, trẻ có biểu hiện thở gấp, nông, có nguy cơ cao bị suy tim.

Bệnh tim bẩm sinh không tím thường không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu

Bệnh tim bẩm sinh không tím thường không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu

Dựa vào tính chất lưu thông của các luồng máu, người ta chia tim bẩm sinh ra thành các loại chính: 

Luồng máu lưu thông từ trái sang phải

Thường gặp ở các bệnh: thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, dò động mạch, vỡ túi phình động mạch,...

Luồng máu lưu thông từ phải sang trái và ít máu lên phổi 

Thường gặp ở các bệnh như: tam chứng - tứ chứng - ngũ chứng Fallot, teo van động mạch phổi, teo van ba lá, sa van ba lá,... 

Luồng máu lưu thông từ phải sang trái và nhiều máu lên phổi

Thường gặp ở các bệnh như chuyển gốc động mạch, thân chung động mạch, tâm thất độc nhất, hội chứng Taussig-Bing,...

Bệnh không có luồng máu lưu thông

Thường gặp ở các bệnh như tăng áp động mạch phổi nguyên phát, hẹp động mạch phổi đơn thuần, hẹp động mạch chủ, hẹp van động mạch,...

4. Ý nghĩa chụp CT trong chẩn đoán, xác định tình trạng bệnh tim

Có nhiều phương pháp để phát hiện sớm các bệnh lý tim bẩm sinh hiện nay. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì chụp CT là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho phép các bác sĩ quan sát được chi tiết, cụ thể và rõ ràng tất cả các bất thường của tim và nhất là các mạch lớn mà siêu âm hay X-quang không thể hiện được.

Chụp CT là kỹ thuật sử dụng tia X quét qua hệ thống tim mạch và cho hình ảnh cắt lớp của từng bộ phận cần khảo sát nhờ đó mà các bác sĩ có thể quan sát được các cấu trúc bên trong của tim, mạch máu và các bộ phận lân cận.

Thông thường, trong các trường hợp bệnh lý sau, bác sĩ sẽ cho chỉ định chụp CT tim

  • Các trường hợp nghi ngờ có vấn đề ở tim, dị tật hay chẩn đoán lâm sàng ban đầu mắc bệnh tim bẩm sinh và cần các thực hiện kỹ thuật chụp CT để kiểm tra.

  • Các mảng lipid tích tụ gây tắc nghẽn động mạch vành hoặc cản trở quá trình lưu thông của máu. 

  • Cục máu đông hình thành trong buồng tim hoặc các vị trí khác của mạch máu. 

  • Các bất thường, khiếm khuyết hoặc tổn thương một trong bốn van chính của tim hay khối u hình thành trong tim hoặc trên màn tim.

MEDLATEC là địa chỉ chụp CT cho kết quả rõ nét, chính xác

MEDLATEC là địa chỉ chụp CT cho kết quả rõ nét, chính xác

Với những thông tin trên, hi vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình. Nếu bạn đang tìm một cơ sở để kiểm tra sức khỏe trái tim hay để thực hiện kỹ thuật chụp CT thì có thể liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện là một trong những nơi luôn được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. Hơn nữa, với công nghệ chụp CT 128 dãy hiện đại, MEDLATEC đảm bảo sẽ kiểm tra sức khỏe tim mạch của bạn một cách an toàn và chính xác nhất. Gọi ngay cho chúng tôi thông qua số hotline: 1900 565656 khi có nhu cầu bạn nhé!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp