Bệnh hiếm gặp: Ung thư tuyến nước bọt và các dấu hiệu nhận biết | Medlatec

Bệnh hiếm gặp: Ung thư tuyến nước bọt và các dấu hiệu nhận biết

Ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh khá hiếm, thế nhưng hậu quả mà bệnh có thể gây ra là rất lớn nếu như bạn vô tình là đối tượng bị mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng, nguyên nhân hay các cách chữa trị căn bệnh này!


06/05/2021 | Hiện tượng đau sau lưng vùng phổi có phải triệu chứng ung thư phổi không?
06/05/2021 | Có những dấu hiệu ung thư não nào mà bạn cần chú ý?
12/03/2021 | Bác sĩ trả lời câu hỏi: viêm tuyến nước bọt có lây không?

1. Những dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến nước bọt là gì?

Bệnh ung thư tuyến nước bọt là tình trạng xuất hiện các khối u ác tính nằm ở các vùng thuộc đầu cổ. Các khối u có thể được bắt gặp ở những vị trí như: lưỡi, phần dưới hàm, mang tai, niêm mạc đường hô hấp,... Khối u ở mỗi vị trí lại gây ra những triệu chứng bệnh khác nhau.

Khối u nằm ở vùng dưới hàm: Trường hợp người bệnh bị ung thư tuyến nước bọt tại vùng dưới hàm là không quá phổ biến (chỉ khoảng 10%), thế nhưng bệnh lại gây ra nhiều khó khăn cho người bị bệnh như đau cả vùng miệng, phần lưỡi bị tê liệt, hàm và vùng cổ bị sưng tấy, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn và nhai thức ăn.

Ung thư tuyến nước bọt nhỏ nằm rải rác khắp các khu vực trong khoang miệng như phần mũi, má, xoang hay thanh quản. Các trường hợp bị ung thư dạng này cũng không nhiều (khoảng 10%). 

Một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải là: Bị đau khoang miệng, mũi bị tắc, khó thở do khối u chèn ép đường thở, thị lực kém dần, ăn uống bị đau buốt, các nốt nhỏ giống nốt nhiệt xuất hiện trong miệng, sưng mặt, tê liệt một phần trên khuôn mặt,...

Ung thư tuyến nước bọt có thể khiến người bệnh bị khó thở

Ung thư tuyến nước bọt có thể khiến người bệnh bị khó thở

Các khối u nằm ở vùng mang tai: Đây là dạng ung thư tuyến nước bọt phổ biến nhất hiện nay (chiếm khoảng 70 - 80%). Người bệnh bị ung thư ở dạng này thường rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu bởi các triệu chứng không thực sự rõ ràng, chỉ đến khi bệnh đã phát triển khá nặng thì các triệu chứng bệnh mới xuất hiện nhiều.

Triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng các dây thần kinh vùng mang tai bị tê liệt khiến cho gần nửa bên mặt của người bệnh có thể bị liệt tạm thời. Tiếp sau đó, bệnh sẽ hình thành lên các nốt hạch cứng ở đầu, cổ do các khối u đã trở nặng và di căn đến các vùng cơ quan xung quanh.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến nước bọt?

Mặc dù đây không phải là một căn bệnh nhẹ nhưng đến hiện tại các chuyên gia y tế vẫn chưa thực sự tìm ra nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư tuyến nước bọt. Tuy nhiên, dựa vào các nghiên cứu từ những bệnh nhân bị căn bệnh này cho thấy một số mẫu ADN trong tuyến nước bọt bị đột biến bất thường. Các tế bào bị đột biến sẽ phân tách và tạo ra nhiều tế bào ác tính đời con cháu thế nhưng các tế bào ADN gốc lại bị tiêu biến dần, tình trạng này sẽ tiếp diễn cho tới khi nhóm các tế bào bị đột biến tích tụ lại tạo thành các khối u lớn nhỏ.

Một số ý kiến cho rằng bệnh ung thư tuyến nước bọt có thể lây truyền qua đường hô hấp, ăn uống chung hay thông qua việc hôn. Tuy nhiên, các chuyên gia phản đối ý kiến này và chỉ ra rằng chưa có bất kỳ trường hợp nào bị lây truyền qua các con đường được kể trên khi người tiếp xúc có sức khỏe tốt. Vậy thì ai sẽ là đối tượng dễ mắc loại bệnh ác tính này?

  • Tuổi càng cao thì khả năng mắc căn bệnh này càng cao bởi hầu hết các chức năng miễn dịch của cơ thể đã không còn được đảm bảo 100%.

  • Những người thường xuyên sử dụng rượu bia và hút thuốc lá có thể dễ mắc bệnh hơn bình thường bởi có rất nhiều tác nhân có thể xâm nhập vào cơ thể khi người bệnh uống nhiều đồ có cồn và đưa các chất kích thích vào cơ thể.

  • Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng, chế độ ăn không khoa học sẽ dễ mắc phải bệnh ung thư tuyến nước bọt (ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ nhưng lại tiêu thụ rất ít các loại rau xanh).

  • Những người đang làm việc trong môi trường bị ngộ độc bởi các hóa chất, chất phóng xạ hay các loại kim loại sẽ là tác nhân khiến bệnh ung thư tuyến nước bọt dễ phát triển.

  • Bệnh ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

Người già là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh ung thư tuyến nước bọt

Người già là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh ung thư tuyến nước bọt

3. Có thể chữa được bệnh ung thư tuyến nước bọt hay không?

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh tình (độ lớn khối u, giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe người bệnh,...) mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị bệnh cụ thể khác nhau. Một số phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt phổ biến nhất hiện nay chính là:

Phẫu thuật: 

Tùy thuộc vào vị trí khối u và độ lớn của khối u mà các bác sĩ sẽ chỉ định làm các phẫu thuật như thế nào. Phẫu thuật loại bỏ một phần tuyến nước bọt, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ các tuyến nước bọt, cắt bỏ các nốt hạch ở cổ hay phẫu thuật tái tạo. 

Các phương pháp này được thực hiện khá khó khăn bởi khu vực đầu và cổ có rất nhiều mạng lưới các dây thần kinh bao quanh, chính vì vậy nếu sơ suất có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và các cơ quan khác.

Tiến hành xạ trị để điều trị ung thư tuyến nước bọt: 

Đây là biện pháp chữa trị có thể thực hiện độc lập hoặc được thực hiện sau các ca phẫu thuật nhưng còn sót các khối u hoặc các khối u nằm ở vị trí mà các bác sĩ không thể phẫu thuật cắt bỏ. Phương pháp xạ trị đem lại hiệu quả cao trong việc trị ung thư tuyến nước bọt thế nhưng phương pháp này lại hạn chế người có thể thực hiện.

Hóa trị: 

Đây là biện pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt chưa được thực hiện mà chỉ đang trong quá trình nghiên cứu. Tuy vậy, việc sử dụng các loại hóa chất để diệt các khối u tuyến nước bọt được xem là bước tiến mới cho nền y học. Phương pháp này có khả năng trị được cả các khối u trong khu vực tuyến nước bọt và các vùng lân cận cùng lúc, chúng ta hãy cùng chờ đợi kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia nhé!

Phương pháp xạ trị có thể được sử dụng trong việc điều trị ung thư tuyến nước bọt

Phương pháp xạ trị có thể được sử dụng trong việc điều trị ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt có thể điều trị được nếu bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm và lựa chọn đúng phương pháp chữa trị. Vì vậy, nếu quý bạn đọc nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ là do ung thư tuyến nước bọt thì hãy lập tức liên hệ với bệnh viện MEDLATEC để được hỗ trợ khám chữa bệnh tốt nhất. Điện thoại liên hệ của viện là 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vai trò của xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến

Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa quá trình phân chia, phát triển của khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Ngày 22/06/2023

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp bạn có thể nhận biết và đối phó với căn bệnh này.
Ngày 21/06/2023

Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị U lympho không Hodgkin

U lympho là một dạng ung thư hệ thống lympho và việc tiếp cận điều trị U lympho không Hodgkin đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cẩn thận. Bài viết sau cung cấp các thông tin về căn bệnh này và đưa ra một số phương pháp tiếp cận điều trị thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin.
Ngày 21/06/2023

Tìm hiểu chung về ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là bệnh ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocytes. Bài viết sau cung cấp định nghĩa về ung thư hắc tố, những nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công.
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp