Giun móc (Ancylostoma duodenale) và giun mỏ (Necator americanus) là hai loài giun tròn ký sinh ở người mà cụ thể là ở tá tràng, trong trường hợp nhiều có gặp ở phần đầu và giữa ruột non. Chúng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, viêm da, viêm loét hành tá tràng,… Để hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh do giun móc/mỏ gây ra như thế nào và làm sao để phát hiện thì mời các bạn cùng đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.
26/05/2020 | Tầm quan trọng của xét nghiệm Gnathostoma IgG trong chẩn đoán bệnh giun đầu gai 05/05/2020 | Giun đũa và những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe 05/05/2020 | Giun xoắn (Trichinella spiralis) và những điều bạn cần biết 05/05/2020 | Bệnh giun chỉ và hiện tượng đái ra dưỡng chấp: những thông tin bạn cần biết
1. Giun móc/mỏ lây truyền như thế nào?
Giun móc và mỏ thuộc họ thuộc họ Ancylostomidae nó là hai loài khác nhau nhưng lại có hình thể, đặc điểm sinh học, chu kỳ phát triển và dịch tễ gần giống nhau, do đó cả hai loài này đều được gọi với tên là giun móc/mỏ. Một đặc điểm nổi bật của loại giun này là chúng có bao miệng có các cơ quan sắc phát triển dùng để ngoạm vào niêm mạc ruột vật chủ để hút máu. Trong khi hút máu giun có tiết ra chất chống đông máu làm cho chỗ giun ngoạm liên tục chảy máu ngay cả khi giun đã ký sinh ở chỗ khác. Giun móc/mỏ thì ký sinh ở tá tràng,trong trường hợp nhiều có thể gặp ở phần đầu và phần giữa của ruột non.
- Nguồn truyền nhiễm:
Ổ chứa: vật chủ chính là người, đặc biệt là những trường hợp hay tiếp xúc với đất, nước có chứa trứng giun.
- Phương thức lây truyền
Có 2 cách lây truyền
- Cách 1: Giun xâm nhập vào cơ thể người một cách chủ động do ấu trùng giun phát triển ở ngoại cảnh tới giai đoạn III.
- Cách 2: Lây qua đường thức ăn hoặc nước khi nuốt ấu trùng giun móc/mỏ vào ruột. Những trường hợp này chúng không di chuyển qua phổi mà ký sinh trực tiếp ở ruột non. Tuy nhiên một số trường hợp ấu trùng giun ngừng sự phát triển của chúng lại và vẫn trong trạng thái tiềm tàng ở trong tổ chức (cơ hoặc ruột) với thời gian kéo dài khoảng 8 tháng trước khi lấy lại sự phát triển và trở thành giun trưởng thành. Thời gian hoàn thành chu kỳ kể từ khi ấu trùng xâm nhập cơ thể người tới khi phát triển thành giun trưởng thành mất khoảng 42 - 45 ngày.
Hình 1: Hình ảnh ấu trùng giun móc/mỏ xâm nhập vào cơ thể vật chủ
2. Triệu chứng của bệnh giun móc/mỏ
Giun móc/mỏ có giai đoạn ấu trùng xuyên qua da và giai đoạn ký sinh tại ruột nên triệu chứng tại mỗi giai đoạn là khác nhau.
- Giai đoạn ấu trùng xuyên qua da
Khi ấu trùng xâm nhập qua da có thể gây hiện tượng viêm da tại nơi chúng xâm nhập với các triệu chứng chính gồm: ngứa, xuất hiện nhiều nốt đỏ. Các nốt đỏ có thể mất sau 1 - 2 ngày, còn trường hợp bội nhiễm vi khuẩn sẽ gây ra tình trạng lở loét da, bệnh có thể kéo dài hơn 1 - 2 tuần.
- Giai đoạn giun móc/mỏ ký sinh tại ruột:
Không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu mà chủ yếu là tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc với biểu hiện có cảm giác mệt mỏi, khi gắng sức thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đánh trống ngực, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ,có thể phù toàn thân nhẹ,…
Tình trạng thiếu máu biểu hiện nặng thường xảy ra ở phụ nữ nông thôn làm nghề nông, chính vì vậy nó càng dễ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc đẻ non, vô sinh.
Ngoài tác hại mất máu thì giun này còn gây ra tình trạng viêm loét hành tá tràng.
Hình 2: Biểu hiện nhiễm giun móc/mỏ giai đoạn ấu trùng xuyên qua da
3. Làm sao để phát hiện và phòng chống bệnh giun móc/mỏ
Bệnh giun móc/mỏ không có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu. Vì vậy để chẩn đoán bệnh thì cần phải kết hợp giữa biểu hiện lâm sàng, yếu tố dịch tễ, chẩn đoán hình ảnh và không thể không nhắc tới là xét nghiệm. Và muốn chẩn đoán xác định thì ta phải xét nghiệm phân tìm trứng giun.
Phân bắt buộc phải được xét nghiệm trước 24 giờ sau khi lấy để tránh tình trạng trứng giun có trong phân sẽ nở thành ấu trùng khi đó rất khó phân biệt được ấu trùng giun lươn.
Ngoài ra còn các kỹ thuật khác để chẩn đoán xét nghiệm giun móc/mỏ như nuôi cấy trứng giun trên giấy thấm trong ống nghiệm hoặc trong môi trường than. Thông thường những kỹ thuật này thường dùng trong nghiên cứu giúp cho chẩn đoán định loại giun.
Bệnh do giun móc/mỏ có thể được hạn chế nếu chúng ta chủ động phòng tránh đúng cách. Một số biện pháp phòng ngừa cần thiết cần lưu ý như:
- Quản lý phân đúng cách: Xây dựng hố xí hợp vệ sinh, tốt nhất là sử dụng hố xí tự hoại. Không dùng phân tươi để bón cây trồng.
- Vệ sinh ăn uống đúng cách: ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống hay những đồ tái chín.
Thực hiện ăn chín uống sôi để phòng bệnh
- Đặc biệt đối với trẻ em cần quan tâm vì ở lứa tuổi này chúng hay lê la bò chơi trên sàn nhà rồi lại mút tay. Và vấn đề gia súc, ruồi đều là nguồn đưa trứng giun vào thức ăn của người.
- Đối với những trường hợp người lao động thì thì cần chú ý vấn đề bảo hộ lao động như đi ủng, găng tay khi tiếp xúc với mầm bệnh dễ có ấu trùng ví dụ như những người làm nghề nông,…
Việc chủ động phòng ngừa sán lá phổi là rất cần thiết và quan trọng. Qua đó hạn chế sự mắc bệnh và lây lan trong cộng đồng. Nếu ai có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên thì hãy lập tức đến các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ cơ sở y tế tin cậy không chỉ với đội ngũ bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên tay nghề cao mà còn được hỗ trợ bởi hệ thống máy móc vô cùng hiện đại. Qua đó đảm bảo kết quả chính xác, nhanh chóng, giúp người bệnh sớm được điều trị hiệu quả.
Bên cạnh đó, bệnh viện còn có cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà 24/24h sẽ giúp mọi người dân yên tâm hơn. Bạn có thể ngồi nhà và đăng ký qua tổng đài 1900565656, chúng tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn.