Giun đũa và những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe | Medlatec

Giun đũa và những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe

Ngày 05/05/2020 CN Nguyễn Thị Huế - Trung tâm xét nghiệm

Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm, môi trường sinh sống và tập tục ăn uống vô cùng đa dạng, việc nhiễm các loại ký sinh trùng là điều khó tránh khỏi. Trong đó, phổ biến nhất là nhiễm giun đũa và tỷ lệ này đặc biệt cao ở trẻ nhỏ. Người nhiễm loại giun này có triệu chứng bệnh không rõ ràng và đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, cần phải hiểu rõ và nắm chắc kiến thức liên quan về giun đũa để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và cả gia đình.


18/02/2014 | Giun đũa chó mèo - Một thủ phạm gây mày đay
07/09/2013 | Giun đũa chó mèo gây bệnh ở người, vì sao?
06/11/2010 | Mối nguy hiểm do nhiễm giun đũa

1. Giun đũa là gì?

Tên khoa học của Giun đũa là Ascaris lumbricoides.

Giun đũa là loại ký sinh trùng gây bệnh ở người có kích thước lớn. Giun cái trưởng thành dài từ 20 đến 27 cm, giun đực dài từ 15 đến 20cm. Giun trưởng thành hình ống, thân tròn, đầu và đuôi thon nhọn, có màu trắng hoặc hơi hồng.

       Hình 1: Hình thể giun trưởng thành

2. Ai có thể nhiễm giun đũa?

Khí hậu nóng ẩm của Việt Nam là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của giun đũa. Những vùng có điều kiện kinh tế kém phát triển, cơ sở vật chất vệ sinh thô sơ, phân người bị thải trực tiếp ra đất hoặc dùng làm phân bón cho cây trồng, ao cá. Trứng giun sẽ phát triển trong đất và bám trên bề mặt rau củ quả.

Thói quen sinh sống của những vùng dân trí kém phát triển cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiễm giun đũa tỷ lệ cao. Ví dụ như: đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có phương tiện bảo hộ, không vệ sinh tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc môi trường bẩn, sau khi đi vệ sinh, và tập quán ăn rau sống,... 

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm giun đũa nhiều hơn người lớn.

Hình 2: Trẻ em chơi đùa trên đất bẩn có nguy cơ nhiễm bệnh giun, sán

Tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi chăm bón cho cây trồng và rau củ, ao cá vẫn diễn ra khiến tăng nguy cơ nhiễm giun sán. Trứng giun bám trên bề mặt rau củ sẽ không được loại bỏ hết được dù cho có rửa rau kỹ nhiều lần.

3. Giun đũa gây bệnh ở người như thế nào?

Giun đũa trưởng thành ký sinh ở đầu và giữa ruột non của người. Chúng gây bệnh ở cả 2 dạng ấu trùng và trưởng thành.

Hình 3: Chu kỳ phát triển

Giun đũa sinh sản hữu tính. Sau khi thụ tinh giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi và phát triển thành trứng có ấu trùng. Ấu trùng giun tiếp tục chu kỳ khi gặp nhiệt độ thuận lợi. Nhờ có lớp vỏ dày, trứng giun tồn tại lâu ở ngoại cảnh và chỉ bị tiêu diệt khi nhiệt độ trên 600C.

Người ăn phải trứng giun có ấu trùng vào dạ dày, ấu trùng thoát vỏ xâm nhập vào mao mạch ở ruột đến tĩnh mạch mạc treo rồi tới tĩnh mạch cửa vào gan.
Theo đường máu, ấu trùng có thể đến các cơ quan khác ký sinh và gây bệnh, như ở phổi, hầu họng,...

Trong quá trình di chuyển và phát triển trong cơ thể người, ấu trùng hoặc giun trưởng thành có thể đi lạc sang cơ quan khác. Hiện tượng này gọi là giun đi lạc chỗ, gây các triệu chứng cấp tính tại nơi giun lạc đến.

Giun đũa ký sinh và cạnh tranh các chất dinh dưỡng tại ruột của vật chủ như: đạm, vitamin A, vitamin C,... Trẻ sẽ kém phát triển chiều cao, cân nặng và trí tuệ nếu như nhiễm giun trong thời gian dài.

4. Các phương pháp chẩn đoán

Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất, đơn giản, dễ thực hiện mà có độ nhạy, độ đặc hiệu cao là soi phân tìm trứng giun bằng kính hiển vi quang học.

Hình 4: Hình ảnh trứng giun đũa tìm thấy trong phân

Nhiều trường hợp người bệnh khạc ra hoặc nôn ra giun hoặc có thể giun tự chui lên mũi, hậu môn. Trong trường hợp này, cần đem mẫu đờm, dịch nôn hay mẫu phân chứa giun này đến các địa chỉ chăm sóc sức khỏe y tế để xét nghiệm.

Ngoài ra còn có các phương pháp cận lâm sàng khác để hỗ trợ việc chẩn đoán:

- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: thấy tăng số lượng bạch cầu ưa axit.

- Xquang phổi: hình ảnh thâm nhiễm phổi trong hội chứng Loeffler. Có thể thấy hình ảnh giun khi chụp với chất cản quang.

- Các phương pháp chẩn đoán  hình ảnh vùng bụng: X - quang, siêu âm, CT-SCAN, MRI.

Tùy thuộc vào triệu chứng từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác nhau.

                                   

Hình 5: Siêu âm túi mật thấy hình ảnh giun đũa.

5. Các biện pháp phòng ngừa

- Tẩy giun định kỳ.

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống, xây dựng hố xí hợp vệ sinh.

- Giáo dục trẻ em về tầm quan trọng của việc rửa tay, đi các phương tiện bảo hộ và thói quen tốt để nâng cao sức khỏe.

- Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức người dân về cách dùng phân bón, tập tục ăn uống ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Rửa tay bằng xà phòng trước trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc môi trường hoặc vật dụng bẩn.

- Thực phẩm, rau củ phải được rửa sạch, gọt vỏ hoặc nấu chín trước khi ăn, hạn chế ăn rau sống.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nền đất, mang đầy đủ phương tiện bảo hộ khi làm công việc liên quan tới đất như nghề nông, đặc biệt là ở những vùng có thói quen dùng phân người bón cho cây trồng.

Hình 6: Giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 24 năm đi đầu trong lĩnh vực xét nghiệm, đang thực hiện đầy đủ các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu để chẩn đoán các bệnh về giun sán nói chung và giun đũa nói riêng.

Bệnh viện có hàng trăm chi nhánh xét nghiệm trên toàn quốc có thể đáp ứng nhu cầu xét

nghiệm của bạn dù bạn đang ở đâu.

Tại Hà Nội có 3 cơ sở chính để bạn có thể đến tư vấn và xét nghiệm trực tiếp:

Cơ sở 1: Số 42 - 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

Cơ sở 2: Số 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.

Cơ sở 3: Số 3 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay chưa rõ về các dịch vụ của chúng tôi, đừng ngần ngại, liên

hệ ngay 1900 565656 hoặc website: Medlatec.vn để được tư vấn miễn phí về xét nghiệm cũng như cách tiết kiệm chi phí và thời gian.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị tập huấn y khoa tại Khánh Hoà: PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan cập nhật xét nghiệm trong sàng lọc và chẩn đoán các bệnh lý sản khoa

Xét nghiệm sàng lọc với mục đích phát hiện người có nguy cơ bị các bệnh, tật di truyền để từ đó có thể đưa ra các can thiệp kịp thời. Trong đó, nhóm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý sản khoa được chỉ định phổ biến gồm: Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Chi tiết về các nhóm xét nghiệm này được PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan cập nhật tại Hội nghị tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán và điều trị ngày 15/04 tại tỉnh Khánh Hoà.
Ngày 15/04/2023

Hội nghị tập huấn tại Cần Thơ, các chuyên gia khẳng định vai trò "xương sống" của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đa bệnh

Sáng nay (ngày 10/12), tại hội nghị Tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán, điều trị tổ chức diễn ra ở Cần Thơ, các chuyên đề báo cáo chuyên sâu của các chuyên gia đầu ngành đã cùng khẳng định vai trò “xương sống” của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đa bệnh.
Ngày 10/12/2022

Ung thư bàng quang: các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích

Trong bài viết này, nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u huyết thanh và nước tiểu, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích ung thư bàng quang sẽ được trình bày.
Ngày 30/11/2022

Xét nghiệm Beta tại nhà Bắc Ninh: Lựa chọn ngay MEDLATEC!

HCG là loại hormone được tiết ra từ nhau thai, do đó xét nghiệm beta HCG có thể xác định về tình trạng mang thai ở nữ giới. Tuy nhiên, cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín mới có thể đảm bảo mang lại kết quả chính xác. Nếu bạn đang phân vân về địa chỉ thực hiện xét nghiệm beta tại nhà Bắc Ninh, hãy lựa chọn ngay MEDLATEC!
Ngày 25/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp