Bệnh cơ tim chu sản: nguyên nhân và phương pháp điều trị | Medlatec

Bệnh cơ tim chu sản: nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh cơ tim chu sản là một trong những nhóm bệnh do thai kỳ, khiến cơ tim của người mẹ bị giãn trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh. Nguyên nhân chính xác dẫn tới bệnh cơ tim chu sản hiện vẫn chưa được xác định rõ, xong được cho là liên quan đến sự thay đổi của nội tiết tố và hoạt động của tim để nuôi dưỡng thai nhi.


27/05/2021 | Những nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim bạn không thể bỏ qua
29/04/2021 | Phương pháp điện tâm đồ thiếu máu cơ tim áp dụng trong trường hợp nào?
28/04/2021 | Điện tâm đồ nhồi máu cơ tim có ý nghĩa như thế nào?

1. Bệnh cơ tim chu sản và nguyên nhân

Bệnh cơ tim chu sản là bệnh thai kỳ hiếm gặp, hiện chưa xác định được nguyên nhân và cơ chế chính xác gây bệnh. Tình trạng bệnh có thể xuất hiện ở phụ nữ trong thời gian mang thai (phổ biến nhất trong những tháng cuối thai kỳ) hoặc phụ nữ sau khi sinh. 

Bệnh cơ tim chu sản là bệnh tim mạch xảy ra do quá trình mang thai

Bệnh cơ tim chu sản là bệnh tim mạch xảy ra do quá trình mang thai

Bệnh cơ tim chu sản khiến phụ nữ gặp phải tình trạng suy tim không rõ nguyên căn. Các nhà khoa học cho rằng, khi kích thước thai lớn, hoạt động của tim bơm máu đến các cơ quan cũng như qua nhau thai để nuôi thai trở nên khó khăn hơn. Cơ thể mẹ khi mang thai lại có sự thay đổi lớn về các hormone trong cơ thể, trong đó có hormone Prolactin điều hòa miễn dịch và tác động trực tiếp tới tế bào cơ tim.

Ngoài ra, virus cũng góp phần nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim chu sản, khiến cho cơ tim bị tổn thương, hoại tử và xơ hóa. Từ đó chức năng tim cũng bị suy giảm, hoạt động bơm máu kém hơn.

Những thai phụ sau có nguy cơ bị cơ tim chu sản cao hơn bình thường:

  • Phụ nữ đã mang thai nhiều lần hoặc đã từng mang thai đôi.

  • Tiền sử tiền sản giật trong thai kỳ.

  • Thai phụ bị thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là khoáng chất selenium.

  • Thai phụ bị nhiễm độc thai nghén nặng hoặc nhiễm trùng do virus, vi khuẩn trong thai kỳ.

  • Thai phụ mang thai khi lớn tuổi (thường trên 35 tuổi thì nguy cơ cơ tim chu sản cao hơn).

Mang thai khi lớn tuổi khiến bạn có nguy cơ cao mắc cơ tim chu sản

Mang thai khi lớn tuổi khiến bạn có nguy cơ cao mắc cơ tim chu sản

Bệnh cơ tim chu sản là bệnh khá hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể tiến triển thành suy tim nặng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó phát hiện sớm qua dấu hiệu và điều trị tích cực là rất quan trọng.

2. Triệu chứng và chẩn đoán bệnh cơ tim chu sản

2.1. Triệu chứng

Triệu chứng bệnh cơ tim chu sản cũng tương tự như hội chứng suy tim, mức độ suy tim càng nặng thì triệu chứng càng rõ ràng, bao gồm:

  • Cảm giác khó thở thường xuyên, đặc biệt khi vận động mạnh, lao động, thể thao hoặc cảm xúc xúc động.

  • Nằm đầu thấp dễ bị ho, khó thở.

  • Phù mắt cá chân.

  • Thuyên tắc mạch.

  • Rối loạn nhịp tim, nhịp tim thường nhanh hơn bình thường.

Những triệu chứng của cơ tim chu sản này cũng thường gặp ở thai phụ trong những tháng cuối do kích thước thai lớn, gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vì thế không ít thai phụ mắc cơ tim chu sản nhưng không phát hiện ra bệnh và chẩn đoán. Hầu hết các mẹ sau khi sinh, triệu chứng cơ tim chu sản vẫn tồn tại nên mới chẩn đoán bệnh.

Triệu chứng bệnh cơ tim chu sản dễ nhầm lẫn với triệu chứng thai kỳ

Triệu chứng bệnh cơ tim chu sản dễ nhầm lẫn với triệu chứng thai kỳ

2.2. Chẩn đoán

Ngoài dựa trên các dấu hiệu bệnh, để chẩn đoán cơ tim chu sản, bác sĩ cần dựa vào những tiêu chuẩn sau:

  • Bệnh nhân không bị suy tim trước khi mang thai.

  • Không xác định được nguyên nhân gây suy tim.

  • Suy tim có thể xuất hiện ở tháng cuối thai kỳ hoặc muộn hơn 4 - 5 tháng sau khi sinh.

Cụ thể, các kỹ thuật chẩn đoán dùng cho bệnh nhân cơ tim chu sản sẽ chỉ ra tình trạng bất thường như sau:

Siêu âm tim

Siêu âm tim ở bệnh nhân cơ tim chu sản cho thấy cơ tim dãn trong khi chỉ số phân suất tống máu ở mức 20 - 30%, một số trường hợp dưới 20%. Ngoài chẩn đoán, siêu âm tim cũng được dùng để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.

Dấu ấn sinh học tim

Xét nghiệm máu tìm kiếm các dấu ấn sinh học xuất hiện trong bệnh cơ tim chu sản do sức căng thành thất tăng gây suy tim bao gồm: Troponin I, Troponin T, BNP, NT-BNP,…

Chụp cộng hưởng từ tim

Trong các trường hợp không chẩn đoán rõ ràng được tình trạng cơ tim trong cơ tim chu sản, hình ảnh MRI có cản từ là cần thiết. Các tổn thương tim sẽ được thể hiện rõ như: cơ tim hoại tử do thiếu máu, cơ tim viêm, tổn thương nội mạc hoặc xuyên thành cơ tim,… Tổn thương đặc trưng trong bệnh cơ tim chu sản là tổn thương cơ tim dạng dải phía dưới thượng tâm mạc hoặc dạng nốt.

Chụp cộng hưởng từ tim cho thấy những tổn thương trong bệnh cơ tim chu sản

Chụp cộng hưởng từ tim cho thấy những tổn thương trong bệnh cơ tim chu sản

Chẩn đoán loại trừ

Suy tim hoặc các bệnh lý tim mạch như bệnh tim bẩm sinh, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, van tim, tăng áp động mạch phổi,… rất dễ nhầm lẫn với bệnh cơ tim chu sản. Vì thế chẩn đoán loại trừ được thực hiện để chẩn đoán bệnh chính xác.

3. Bệnh cơ tim chu sản có chữa được không?

Bệnh cơ tim chu sản khá hiếm gặp, vì thế nghiên cứu về bệnh cũng như điều trị bệnh còn nhiều hạn chế. Theo thống kê mới nhất, tỉ lệ mắc bệnh là 1/1.300 - 1/15.000 phụ nữ mang thai, hầu hết bệnh nhân đều phát hiện muộn, điều trị chậm trễ. Vì thế tỉ lệ tử vong do cơ tim chu sản khá cao, theo thống kê như sau:

  • Phụ nữ bị cơ tim chu sản sau 5 năm không phục hồi, tiến triển thành biến chứng nặng như sung huyết mạn tính, suy tim,… Tỉ lệ tử vong lên tới 85%.

  • Phụ nữ có chức năng tim hoạt động bình thường nhưng cơ tim chu sản phát hiện muộn: Tỉ lệ tử vong lên tới 50%.

  • Phụ nữ bị cơ tim chu sản đã điều trị và phục hồi: Tỉ lệ tử vong là 10% do biến chứng bệnh.

Như vậy, nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực, bệnh cơ tim chu sản vẫn có thể khắc phục. Tuy nhiên phụ nữ đã có tiền sử mắc bệnh không nên tiếp tục mang thai, biến chứng bệnh ở lần mang thai sau thường nguy hiểm hơn. 

Điều trị giúp phục hồi chức năng tim ở bệnh nhân cơ tim chu sản

Điều trị giúp phục hồi chức năng tim ở bệnh nhân cơ tim chu sản

Mục tiêu điều trị bệnh cơ tim chu sản là phục hồi chức năng tim tốt nhất có thể, kiểm soát triệu chứng và đảm bảo không có dịch thừa tích tụ trong phổi. Hầu hết bệnh nhân được điều trị nội khoa với một số thuốc như: thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc chống đông máu, digoxin,…

Một số thuốc điều trị bệnh cơ tim chu sản có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, vì thế cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp