Bác sĩ tư vấn: khi nào cần bổ sung vitamin B1 và liều dùng? | Medlatec

Bác sĩ tư vấn: khi nào cần bổ sung vitamin B1 và liều dùng?

Vitamin B1 là thành phần không thể thiếu trong nhiều hoạt động của cơ thể, đảm bảo cho sự sống và phát triển bình thường. Điều này không có nghĩa là chúng ta bổ sung lượng vitamin B1 càng nhiều thì càng tốt mà nên đáp ứng đủ theo nhu cầu của cơ thể.


16/11/2020 | Bác sĩ giải đáp: Khi nào cần bổ sung vitamin B2?
16/11/2020 | Những thực phẩm bổ sung vitamin B1 quen thuộc nhưng ít ai chú ý
13/11/2020 | Điểm danh ngay 7+ thực phẩm bổ sung vitamin A hiệu quả

1. Nhu cầu bổ sung vitamin B1 của cơ thể là bao nhiêu?

Tùy theo độ tuổi, mức độ chuyển hóa và sử dụng năng lượng, tình trạng đặc biệt hoặc các giai đoạn đặc biệt (mang thai, sinh con,…) thì cơ thể sẽ cần lượng vitamin B1 khác nhau.

<a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-thuc-pham-bo-sung-vitamin-b1-quen-thuoc-nhung-it-ai-chu-y-s51-n20543'  title ='bổ sung vitamin B1'>bổ sung vitamin B1</a> giúp chuyển hóa năng lượng cho cơ thể sử dụng

 Vitamin B1 giúp chuyển hóa năng lượng cho cơ thể sử dụng

Dưới đây là hàm lượng vitamin B1 theo khuyến cáo của các chuyên gia:

1.1. Hàm lượng vitamin B1 cần sử dụng mỗi ngày

Nhìn chung, cơ thể người cần lượng vitamin B1 không cao nhưng phải đảm bảo cung cấp hàng ngày cho cơ thể sử dụng bởi con người không thể tự tổng hợp vitamin B1 cũng không thể dự trữ loại vi chất này. Trung bình mỗi người cần sử dụng 1 - 3mg trong 24 giờ.

Các đối tượng đặc biệt cần bổ sung tăng cường từ thực phẩm giàu vitamin B1 hoặc các chế phẩm bổ sung gồm:

Nam giới, người có chuyển hóa tăng

Nam giới thường hoạt động thể thao và làm việc nặng nhọc hơn, do đó nhu cầu chuyển hóa và sử dụng năng lượng cao hơn. Đối tượng này cần bổ sung vitamin B1 nhiều hơn từ chế độ ăn hàng ngày.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Đây là hai giai đoạn đặc biệt mà người phụ nữ cần lượng vitamin B1 nhiều hơn bình thường để nuôi dưỡng thai nhi và trẻ sau khi sinh tốt hơn. Một phần vitamin B1 sẽ được chuyển vào sữa mẹ và nuôi dưỡng trẻ. Do đó, phụ nữ mang thai cần chú ý bổ sung vitamin B1 cũng như các vitamin khác để đảm bảo mẹ khỏe, con ngoan.

Người nghiện rượu thường bị giảm hấp thu vitamin B1

Người nghiện rượu thường bị giảm hấp thu vitamin B1

Người nghiện rượu là đối tượng giảm hấp thu vitamin B1

Nghiên cứu đã chỉ ra, những người nghiện rượu, uống nhiều trà, cà phê hoặc những người tiểu đường, mắc bệnh và điều trị mạn tính (tiêu chảy mạn tính, điều trị lợi tiểu kéo dài, sốt kéo dài, giun sán,…) thường giảm hấp thu vitamin B1. Tùy vào mức giảm hấp thu vitamin B1 mà người bệnh cần bổ sung lượng chất này nhiều hơn bao nhiêu.

Tuy nhiên hầu hết những đối tượng này cần uống vitamin B1 bổ sung với lượng gấp từ 5 - 15 lần.

Người già

Quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và hấp thu của người cao tuổi thường kém hơn so với người bình thường, vì thế cũng cần bổ sung lượng vitamin B1 lớn hơn.

Người bị thương tích, sốt, làm việc nặng nhọc

Những đối tượng này cũng cần lượng vitamin B1 nhiều hơn do cơ thể sử dụng nhiều năng lượng cho việc phục hồi vết thương, chống lại tác nhân gây bệnh hay đảm bảo năng lượng cho hoạt động.

1.2. Liều dùng vitamin B1 được khuyến cáo

Trẻ em và người trưởng thành là hai đối tượng được phân biệt về liều bổ sung vitamin B1 phù hợp:

Người trưởng thành

Với người trưởng thành cần bổ sung vitamin và khoáng chất, trong đó có vitamin B1 thì nên bổ sung 50 - 100mg theo đường uống mỗi ngày. Các đối tượng khác sẽ bổ sung vitamin B1 như sau:

Cần bổ sung vitamin B1 đúng liều lượng với nhu cầu cơ thể

Cần bổ sung vitamin B1 đúng liều lượng với nhu cầu cơ thể

Người mắc bệnh Beriberi và người bị bệnh não Wernicke: cần dùng đường tiêm.

Trẻ em

Với trẻ cần bổ sung vitamin và khoáng chất, trong đó có vitamin B1 thì dùng liều 0.3 - 0.5mg với trẻ sơ sinh, 0.5 - 1mg với trẻ em mỗi ngày.

Ngoài ra, những trẻ mắc Beriberi bệnh liên quan đến thiếu hụt vitamin B1, chủ yếu do kém hấp thu hoặc nguyên nhân bệnh lý cần dùng 10 - 25mg liều tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch hàng ngày hoặc 10 - 50mg đường uống mỗi ngày duy trì trong 2 tuần. 

2. Khi nào cần bổ sung vitamin B1?

Ở người bình thường, vitamin B1 từ thực phẩm hàng ngày là đã đủ lượng cung cấp theo nhu cầu cơ thể. Vitamin B1 sẽ cần bổ sung tăng cường từ chế phẩm trong trường hợp cần ngăn ngừa hoặc điều trị thiếu vi chất này ở những người không cung cấp đủ từ chế độ ăn uống.

Bổ sung vitamin B1 với những người không cung cấp đủ từ thực phẩm

 Bổ sung vitamin B1 với những người không cung cấp đủ từ thực phẩm

Ngoài ra, một số tác nhân thường khiến khả năng hấp thu vitamin B1 của cơ thể thấp đi như: Nghiện rượu, các bệnh lý dạ dày, đường ruột hoặc người mắc bệnh xơ gan. Khi đó, cơ thể cần bổ sung vitamin B1 cao hơn để đảm bảo hấp thu đúng lượng cần sử dụng.

Dựa trên tình trạng sức khỏe và nhu cầu sử dụng vitamin B1, bác sĩ sẽ cân nhắc liều dùng phù hợp cho bạn. Thông thường vitamin B1 được bổ sung qua đường uống với các liều dùng phù hợp, bệnh nhân sử dụng kết hợp cùng thực phẩm để tăng hiệu quả hấp thu. 

Cần sử dụng vitamin B1 thường xuyên, đều đặn trong thời gian dài để phát huy tác dụng tốt nhất với sức khỏe. 

3. Lưu ý khi bổ sung vitamin B1

Bổ sung vitamin B1 thường gồm các dạng và hàm lượng cơ bản sau:

Dạng viên nang: Dùng đường uống hàm lượng 50mg.

Dạng viên nén: Dùng đường uống với hàm lượng 50, 100, 250 mg.

Dạng dung dịch tiêm: Nồng độ 100 mg/ml.

Khi bổ sung vitamin B1, cần có sự chỉ định của bác sĩ, không nên tùy ý sử dụng. Đặc biệt, bử dụng vitamin B1 bổ sung có thể gây ra một số phản ứng dị ứng như: sưng mặt, khó thở, phát ban, sưng môi, sưng lưỡi,… Cần can thiệp y tế càng sớm càng tốt nếu dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng như:

- Môi chuyển màu xanh tái.

- Phân có máu.

- Đau ngực, khó thở.

- Ho ra máu, nôn mửa ra giống bã cà phê.

Cần can thiệp y tế nếu có dấu hiệu dị ứng nặng với vitamin B1

Cần can thiệp y tế nếu có dấu hiệu dị ứng nặng với vitamin B1

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên bổ sung vitamin B1 theo liều lượng được khuyến cáo, không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng. Ngoài ra sau điều trị, cần cân bằng dinh dưỡng và bổ sung vitamin B1 từ thực phẩm để đảm bảo cơ thể được cấp đủ loại dưỡng chất ngoài vitamin B1. 

Trên đây là một số hướng dẫn y tế về bổ sung vitamin B1 đúng cách, để được tư vấn và theo dõi sức khỏe, hãy liên hệ với MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56. MEDLATEC sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp