Tiêu chảy dù ở mức độ nào cũng gây ra những hệ lụy không tốt cho sức khỏe, khiến con người mệt mỏi. Đặc biệt, tình trạng này càng kéo dài càng dễ gây biến chứng mất nước, nguy hại đến tính mạng. Trong tình thế chẳng may bị như vậy, nếu bạn có và thực hiện cách cầm tiêu chảy dưới đây, đảm bảo bạn sẽ tránh được những mệt mỏi không đáng có.
1. Bệnh tiêu chảy - nguyên nhân và triệu chứng
1.1. Nguyên nhân
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy là do virus gây ra căn nguyên do rối loạn hấp thụ dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc, nhiễm trùng do vi khuẩn, tiểu đường, rượu, dị ứng thực phẩm, xạ trị, cường giáp,…
Rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy cấp
1.2. Triệu chứng tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy chủ yếu được phân làm 2 loại: cấp hoặc mãn tính. Người bị tiêu chảy cấp thường xuyên đi ngoài trong vài ngày. Người bị tiêu chảy mãn thường buồn nôn, nôn nhiều, nóng ruột, chảy nước mắt, đại tiện nhiều lần, co thắt dạ dày,… Cả 2 trường hợp này đều có những triệu chứng chung:
- Đau bụng
- Đầy hơi
- Đi tiêu nhiều lần
- Thường xuyên muốn đi đại tiện
- Buồn nôn, nôn
2. Cách hỗ trợ cầm tiêu chảy
2.1. Cách hỗ trợ cầm tiêu chảy bằng nước uống
Tăng cường bổ sung nước
Người bị tiêu chảy liên tục không những bị mất nước mà còn mất chất điện giải - yếu tố góp phần quan trọng đối với các hoạt động của cơ thể. Vì thế bù nước là việc không thể bỏ qua. Những ngày này một trong những cách cầm tiêu chảy nhanh nhất là uống ORS hoặc nước muối đường, mỗi lần uống thành từng ngụm nhỏ chứ không uống một hơi liên tục, cách pha để uống theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc trị viêm đường ruột, là cách cầm tiêu chảy rất tốt
Trà hoa cúc rất tốt đối với những người bị bệnh viêm đường ruột, chống co thắt hiệu quả. Cách đơn giản nhất là hãm hoa cúc với nước sôi và nhâm nhi mỗi ngày. Hoặc cũng có một cách khác là hãm 1 muỗng cà phê hoa cúc cùng với lá bạc hà trong nước sôi khoảng 20 phút rồi chắt lấy nước uống, mỗi ngày 3 cốc.
Uống trà gừng
Gừng là loại củ có tính ấm nên rất hiệu quả đối với người bị tiêu chảy cấp. Cách cầm tiêu chảy bằng gừng rất đơn giản: lấy củ gừng tươi đem rửa sạch, cạo vỏ, giã nhuyễn rồi trộn đều cùng mật ong, ăn sau bữa ăn hoặc vào buổi sáng. Cả gừng và mật ong đều có tính kháng khuẩn cao nên được xem là 2 vị thuốc tự nhiên vừa lành vừa chữa tiêu chảy tương đối tốt.
2.2. Cách hỗ trợ cầm tiêu chảy bằng món ăn
Sữa chua
Người bị tiêu chảy thường phải sử dụng kháng sinh kéo dài, nó làm cho các vi khuẩn tốt trong đường ruột bị giết chết. Sữa chua có thể tạo ra axit lactic trong ruột giúp tiêu diệt vi khuẩn xấu gây tiêu chảy, kích thích sản xuất nhiều hơn các vi khuẩn có lợi trong đường ruột nên sẽ là một món ăn tuyệt vời cho những người bị tiêu chảy.
Rau sam
Nấu cháo rau sam ăn hàng ngày để trị tiêu chảy
Ăn rau sam là một cách cầm tiêu chảy được ông bà ta lưu truyền từ xưa cho đến nay và áp dụng nhiều nhất đối với trẻ nhỏ. Món ăn trị tiêu chảy bằng rau sam được thực hiện như sau: sau khi nấu xong cháo, cho thêm một nắm lá và ngọn rau sam thái nhỏ vào, đảo đều rồi ăn hàng ngày. Ăn cháo rau sam thay cơm rất tốt để chữa tiêu chảy cấp ở cả người lớn và trẻ em.
Chuối chín
Bản thân quả chuối chín rất dễ tiêu hóa, mềm, dễ ăn và giúp giảm các cảm giác đau đớn, khó chịu do tiêu chảy gây ra. Không những thế trong chuối còn có nhiều kali và chất xơ hòa tan pectin tốt cho tiêu hóa và việc hấp thụ chất lỏng trong dạ dày. Vì thế người bị tiêu chảy cấp nên bổ sung chuối chín vào thực đơn hàng ngày của mình.
Thực phẩm giàu tinh bột
Cung cấp thực phẩm giàu tinh bột cho cơ thể là một cách làm nhẹ dạ dày trong những ngày bị tiêu chảy. Nhóm thực phẩm này gồm: gạo, bột sắn, ngũ cốc,… Trong nhóm tinh bột, người bị tiêu chảy cần tránh ăn yến mạch bởi hàm lượng dinh dưỡng của nó hơi lớn, giai đoạn này đường ruột khó có thể tiêu thụ được.
Ngoài ra, khoai tây chiên cũng là món không nên ăn bởi nó dễ khiến dạ dày bị đau hơn, tiêu chảy trầm trọng hơn. Trong khi chế biến món ăn từ tinh bột, người bị tiêu chảy không nên thêm quá nhiều đường hoặc muối vào vì chúng có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng, khó điều trị hơn.
Thịt gà
Do phải đi ngoài nhiều nên cơ thể người bị tiêu chảy vừa bị mất nước vừa mất đi các loại dưỡng chất và protein. Thịt gà giàu protein, các vitamin A, B, một số loại khoáng chất như sắt, kẽm,… đồng thời không độc và có tính ôn, ngọt. Bởi vậy, cách cầm tiêu chảy cấp có thể bổ sung thịt gà vào thực đơn mỗi ngày, trừ món gà rán bởi nó chứa nhiều chất béo, dễ gây khó tiêu cho người bệnh.
Quả việt quất
Việt quất chứa hàm lượng lớn anthocynide có vai trò như một loại chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho đường ruột, giảm viêm ở dạ dày nên có thể xem như một món ăn tốt cho người bị tiêu chảy. Đặc biệt, việt quất còn làm kết dính và giảm bài tiết chất lỏng nên giúp cho bệnh tiêu chảy sớm bị đẩy lùi hơn. Loại quả này có mùi thơm, vị dễ ăn nên cũng là một món ăn đáng để người bị tiêu chảy ghi nhớ.
Những cách cầm tiêu chảy trên đây chỉ được xem là hỗ trợ điều trị, không được xem là thuốc chữa bệnh. Biến chứng của bệnh tiêu chảy rất nguy hiểm, vì thế, khi hiện tượng này kéo dài trên 3 ngày mà không thuyên giảm hoặc có những triệu chứng đặc biệt, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu tại Hà Nội trong lĩnh vực xét nghiệm tại nhà, nếu cần được giải đáp, tư vấn về phương pháp chẩn đoán bệnh lý này, đừng chần chừ gọi tới hotline 1900 56 56 56, chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ để có những phương án chăm sóc sức khỏe cho bạn một cách tốt nhất.