Dùng thực phẩm chức năng không hoàn toàn an toàn như bạn tưởng. Thay vào đó, bạn nên bổ sung các vi chất từ thực phẩm tự nhiên sẽ không để lại tác dụng phụ.
Tùy vào cơ thể của mỗi người mà vitamin D có tác dụng, đặc biệt với phụ nữ trên 65 tuổi bị thiếu vitamin D, có tiền sử bị bệnh loãng xương, chấn thương mô xương. Những trường hợp đó đều phải được bổ sung vitamin D theo quy định của các bác sỹ.
5/2013, cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi Tạp chí Y tế New England với 6000 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch bổ sung 1000 mg omega-3 hàng ngày. Cuối cùng, những bệnh nhân đó cũng không giảm nguy cơ bệnh tim so với những người dùng giả dược. Các bác sỹ đều đồng nhất rằng cách hiệu quả để hấp thu omega-3 là từ thực phẩm. Theo Mayo Clinic, ăn cá giàu omega-3 cung cấp nhiều lợi ích hơn uống thực phẩm bổ sung. Theo như khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch American Heart Association (AHA) Dietary Guidelines, hai khẩu phần cá mỗi tuần trong chế độ ăn là thích hợp.
Đối với người bị bệnh tim, AHA chỉ định nên ăn 1gr omega-3 mỗi ngày. Nếu bạn có chỉ số mỡ trong máu triglyceride cao hơn mức quy định, AHA cũng khuyên nên sử dụng 2-4 grm theo các hình thức bác sỹ kê đơn. Những nguồn giàu omega-3 là hạnh lanh, hạt óc chó, bơ.
5. Sử dụng dược thảo St. John’s Wort: Tương tác giữa các loại thuốc
St. John’s Wort có tác dụng đối với các triệu chứng trầm cảm trung bình, chống hội chứng tiền mãn kinh và các triệu chứng liên quan đến thời kỳ mãn kinh. Nhưng theo một nghiên cứu của Viện Sức Khỏe Tâm thần năm 2011, các loại thuốc thảo dược cũng không hề tốt hơn những giả dược khi điều trị chứng trầm cảm nhẹ.
Việc sử dụng St. John’s Wort có thể làm ảnh hưởng đến rất nhiều tác dụng của các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc tra thai, thuốc trợ tim,.. Trước khi quyết định sử dụng loại thuốc này bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ để tránh những tương tác thuốc không mong muốn.
6. Kava Kava: Tác dụng phụ hại gan
Kava Kava là một loại cây ở Tây Thái Bình Dương, có tên Tiếng Anh là pepper plant. Rễ của cây nghiền ra thành bột điều trị chứng mất ngủ, lo âu, căng thẳng. Tuy nhiên theo nhận xét của Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ Y học, sản phẩm chức năng dán mác Kava kava có thể ảnh hưởng đến gan, thậm chí gây tử vong.
Trong 3/2002, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ đã ban hành cảnh báo về tác hại khi sử dụng Kava Kava. Loại Dược phẩm này tạo nên các cơn co thắt bất thường, tương tác đến một số loại thuốc như thuốc chống co giật, thuốc chống loạn thần và thuốc dùng cho bệnh Parkinson.
7. Thực phẩm bổ sung đậu nành: Cẩn thận với Estrogen
Đậu phụ, sữa đậu nành đều là nguồn tuyệt vời của protein, chất xơ và nhiều khoáng chất có lợi khác. Nhiều phụ nữ cũng uống thực phẩm chức năng đậu nành (Soy supplement) để giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, mối lo ngại vè các chất bổ sung đậu nành cũng đang dấy lên sau nhiều kết quả của các cuộc nghiên cứu cho thấy chúng có thể gây ra bệnh ung thư vú do lượng estrogen trong đó. Chú ý của Hiệp Hội Ung thư Mỹ cho thấy những tranh luận giữa đậu nành và ung thư vú vẫn đang còn dang dở và phức tạp.
Nếu có bất cứ lo ngại nào về ung thư vú thì hãy cẩn thận với bột đạm đậu nành và bột đậu nành. Tốt hơn hết vẫn nên sử dụng thực phẩm chứa đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành,...
Cho dù những thực phẩm chức năng có đem lại tác dụng gì đi chăng nữa nhưng người sử dụng cũng nên có một liều lượng nhất định, hoặc hỏi qua ý kiến của bác sỹ. Tiến sỹ Manson cùng rất nhiều giáo sư Y khoa tại Trường Y Harvard cảnh bảo: “ Người mua hãy cẩn thận vì có nhiều sản phẩm chưa qua đánh giá nghiêm ngặt”. Vì thế, sử dụng thực phẩm chức năng nếu không tìm hiểu kỹ thì tiền mất tật mang.
Nguồn: suckhoedoisong.vn