Viêm amidan là căn bệnh hô hấp khá thường gặp. Nhiều người cho rằng, hoàn toàn có thể chữa viêm amidan tại nhà đơn giản mà hiệu quả, không nhất thiết phải đến bệnh viện hay dùng thuốc điều trị dài ngày. Vậy quan điểm này có đúng không và nên điều trị như thế nào khi bị viêm amidan?
15/09/2021 | Amidan có đốm trắng: nguyên nhân và cách điều trị 14/08/2021 | Cẩm nang mọi điều cần biết về bệnh áp xe amidan 27/07/2021 | Bệnh viêm amidan nguy hiểm như thế nào? Khi nào cắt amidan cho trẻ?
1. Chữa viêm amidan tại nhà có hiệu quả không?
Thực tế, bệnh viêm amidan không quá nguy hiểm và nghiêm trọng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Các trường hợp phát hiện bệnh sớm thì hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà cũng đạt được hiệu quả tốt, giảm triệu chứng và đẩy lùi bệnh như: dùng nước muối súc miệng, uống nhiều nước, hạn chế nước lạnh,...
Viêm amidan là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi
Bên cạnh đó, một số bài thuốc đông y chữa viêm amidan cũng rất hiệu quả và được nhiều người tin tưởng sử dụng đem lại hiệu quả tốt. Các phương pháp dân gian như ngậm viên mật ong, nghệ tươi, rau diếp cá,... cũng có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh tốt.
Như vậy, nếu bệnh viêm amidan phát hiện sớm và triệu chứng bệnh còn nhẹ thì hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà bằng các biện pháp như trên. Song các chuyên gia khuyên rằng, nên tìm hiểu để áp dụng đúng các phương pháp điều trị tại nhà, không phải phương pháp truyền miệng nào cũng tốt và giúp chữa khỏi viêm amidan.
Viêm amidan nhẹ có thể tự điều trị tại nhà
Những trường hợp bệnh nặng, không cải thiện dù áp dụng các biện pháp tự cải thiện tại nhà thì nên đi khám để được hướng dẫn dùng thuốc điều trị. Không được tự ý mua thuốc giảm triệu chứng điều trị viêm amidan và tự uống mà không có ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ. Không nên chủ quan khi bệnh đã nặng nhưng vẫn dùng các phương pháp cải thiện triệu chứng khiến viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm.
2. Bác sĩ hướng dẫn cách chữa viêm amidan tại nhà khoa học
Khi bị sưng viêm amidan, hãy áp dụng những cách sau để giảm triệu chứng khó chịu do bệnh:
2.1. Uống nhiều nước ấm
Không chỉ nước lọc ấm mà các loại chất lỏng khác như súp, trà, nước dùng, canh,... có nhiệt độ thích hợp sẽ làm dịu cơn đau rát họng do viêm amidan. Hơn nữa, 1 số loại trà chứa thành phần thảo dược rất có lợi với người bị viêm amidan như mật ong, trà chứa pectin hay glycerine.
Do vậy hãy thường xuyên uống nước ấm và các loại trà ấm, giúp tạo lớp màng nhầy bảo vệ amidan cũng như miệng và cổ họng.
2.2. Súc miệng với nước muối
Súc miệng họng với nước muối là phương pháp điều trị viêm amidan rất đơn giản nhưng hiệu quả, nước muối có tác dụng sát khuẩn, làm sạch và kháng viêm tốt. Sử dụng nước muối súc miệng thường xuyên khi bị viêm amidan sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, bệnh cũng nhanh khỏi hơn.
Dù rất tốt nhưng cần lưu ý khi cho trẻ nhỏ súc miệng bằng nước muối, hãy hướng dẫn trẻ ngậm trong miệng thay vì nuốt chất lỏng xuống họng.
Súc miệng nước muối làm giảm đau sưng do viêm amidan
2.3. Tránh ăn thức ăn cứng
Với những bệnh nhân bị viêm amidan hay viêm họng, nên tránh xa những thực phẩm cứng hoặc thô ráp vì có thể khiến tổn thương ở amidan trở nên nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm cứng bạn nên tránh khi mắc bệnh bao gồm: bánh quy, táo, khoai tây chiên, bánh mì nướng, ngũ cốc khô, cà rốt sống,...
Các loại hạt khi ăn vào cũng dễ gây kích ứng amidan gây ngứa và khó chịu cần tránh như: hạt điều, hạt hướng dương, hạt lạc,...
2.4. Tăng độ ẩm không khí
Không khí khô sẽ khiến tình trạng đau ngứa ở họng và amidan trở nên nghiêm trọng hơn, triệu chứng bệnh kéo dài gây nhiều khó chịu. Để làm giảm cảm giác này, đặc biệt trong những ngày độ ẩm không khí thấp hãy sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương trong nhà.
Nếu không có máy tạo độ ẩm, hít hơi nước ấm từ vòi hoa sen hoặc bồn tắm nóng cũng là giải pháp tốt giúp bạn thấy dễ chịu hơn.
2.5. Hạn chế nói chuyện
Tình trạng sưng viêm amidan khiến bạn bị đau khi nói, thay đổi giọng nói hoặc thậm chí mất giọng. Điều này khiến nhiều bệnh nhân phải cố gắng nói với âm lượng lớn hơn và nói nhiều hơn, lại gây kích thích niêm mạc họng nhiều hơn.
Vì vậy khi bị viêm amidan, hãy hạn chế nói nhiều, nói với âm lượng lớn. Thay vào đó nên nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể nói chung và vùng họng amidan nói riêng được nghỉ ngơi, chống lại vi khuẩn và virus hiệu quả. Bên cạnh đó, nên hạn chế tiếp xúc với người bị viêm họng, viêm đường hô hấp để tránh nhiễm trùng hoặc lây nhiễm virus gây bệnh nặng hơn.
Hạn chế nói chuyện giúp giảm đau do viêm amidan
Nếu bị đau amidan nhiều, có thể dùng đến thuốc giảm đau không kê đơn như: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen,... Thuốc vừa có tác dụng giảm đau do viêm amidan, vừa giảm sốt cùng các triệu chứng bệnh khó chịu khác.
Cần lưu ý là không sử dụng aspirin để giảm đau cho trẻ em vì có thể gây hội chứng Reye nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ.
3. Viêm amidan khi nào nên tới bệnh viện?
Các trường hợp viêm amidan nặng, triệu chứng kéo dài không khỏi hoặc thường xuyên lặp lại sẽ cần đến bệnh viện khám, bác sĩ sẽ tư vấn dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị thích hợp.
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cần cắt amidan để ngăn ngừa bệnh biến chuyển nặng và biến chứng nguy hiểm như: viêm thấp khớp cấp tính, bệnh tai mũi họng, viêm cầu thận cấp,...
Bên cạnh điều trị thì khi đi khám tại bệnh viện, bệnh nhân cũng sẽ được tư vấn biện pháp tự bảo vệ hệ hô hấp ngăn ngừa viêm amidan tái phát cùng các bệnh đường hô hấp khác. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe lâu dài của bạn cùng những người xung quanh.
Viêm amidan nặng và kéo dài nên đi khám tại bệnh viện
Như vậy, bạn có thể chữa viêm amidan tại nhà không cần đến bệnh viện với các trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng được cải thiện tốt. Nếu bệnh nặng hơn, kéo dài hoặc thường xuyên tái phát thì cần đến bệnh viện khám, điều trị triệt để, có thể phải cắt bỏ amidan để bảo vệ hệ hô hấp.
Hãy liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 nếu cần các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ thêm thông tin chi tiết hơn.