Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung. Lớp nội mạc này thường bong ra khi hành kinh và được tái tạo trở lại khi sạch kinh. là do máu kinh (có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra) bị chảy ngược trở lại vào buồng trứng, khoang bụng, bàng quang, trực tràng hoặc buồng trứng... Những mảnh vụn của nội mạc tử cung cắm vào những nơi này và cứ thế mà phát triển, vì thế gọi là lạc.
Có những chị em có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cao hơn chị em khác. Ảnh minh họa
1. Chị em bị thừa cân,
Những người béo phì thường có lượng mỡ tích trữ trong cơ thể khá lớn, điều này có thể làm tăng estrogen trong máu, làm mất cân bằng nội tiết và tác động đến dòng chảy của kinh nguyệt. Từ đó, lượng nội mạc tử cung cũng tăng lên theo, khả năng nội mạc đi "lạc" cũng dễ xảy ra hơn và dẫn đến triệu chứng lạc nội mạc tử cung.
2. Chị em thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là cụm từ để chỉ những bất thường của kinh nguyệt về chu kỳ kinh, thời gian hành kinh, lượng máu kinh… Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường ở tuổi bắt đầu hành kinh, tuổi mãn kinh, quá sớm hoặc quá muộn, về chu kỳ và số ngày hành kinh quá dài hoặc quá ngắn, về số lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít, về những triệu chứng đau đớn hoặc khó chịu trong khi hành kinh, về tình trạng không phóng noãn trong kỳ kinh…
Chu kì kinh nguyệt không ổn định, nhất là trong trường hợp kéo dài có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn cogn, gây nên các bệnh viêm nhiễm "vùng kín" như viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng... Tất cả những yếu tố này đều có thể góp phần làm cho máu kinh chảy ngược trở lại và gây ra lạc nội mạc tử cung.
3. Những người ít vận động
Những người ít vận động là những người có xu hướng tích tụ nhiều chất béo trong nhiều, do đó, nhóm đối tượng này có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cao gấp 2 lần so với những người thường xuyên vận động thể chất.
Ngoài ra, hấp thụ và tích trữ quá nhiều chất béo có thể dẫn đến sự gia tăng các bệnh , làm thay đổi lượng estrogen và mất cân bằng nội tiết. Sự mất cân bằng nội tiết có thể làm tăng sự phát triển của màng trong tử cung, gây ảnh hưởng đến dòng chảy của kinh nguyệt, làm cho kinh nguyệt dễ chảy ngược trở lại và tăng nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung.
4. Những người có lịch sử gia đình liên quan đến bệnh này
Lạc nội mạc tử cung là bệnh có theo gen di truyền vì vậy, nếu trong gia đình bạn có người bị lạc nội mạc tử cung thì bạn cũng có nguy cơ bị bệnh này. Do đó, lịch sử gia đình là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ khiến người phụ nữ dễ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Nói như vậy không có nghĩa là nếu lịch sử gia đình bạn có người bị lạc nội mạc tử cung thì chắc chắn bạn sẽ bị. Bạn có thể tránh nguy cơ lạc nội mạc tử cung phát tác bằng cách:
- Vệ sinh hàng ngày sao cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo. Cần vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo, không nên xối nước hay thụt rửa sâu bên trong âm đạo để tránh vi khuẩn có điều kiện ngược lên trên tử cung gây tái viêm loét, khó khăn trong việc điều trị viêm nhiễm. Không làm dụng rửa bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ vì có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo, làm cho vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển.
Đặc biệt trong những ngày "đèn đỏ" càng cần giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Ngoài ra, chị em nên ăn những đồ ăn lành mạnh và thường xuyên duy trì thói quen vận động, thể dục hàng ngày.
Nguồn: http://afamily.vn