Nhiều chị em phụ nữ muốn tìm hiểu triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung để có thể phát hiện sớm bệnh nếu không may bản thân hoặc người thân mắc phải. Tuy nhiên các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung rất khó phát hiện, dễ gây nhầm lẫn nên chủ động tầm soát, xét nghiệm kiểm tra bệnh vẫn là biện pháp được ưu tiên.
04/01/2021 | Có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung và lời khuyên của chuyên gia 29/12/2020 | Bật mí 5 cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung đơn giản, hiệu quả 29/12/2020 | Sàng lọc ung thư cổ tử cung: tất cả các vấn đề liên quan
1. Các triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung chị em nào cũng cần biết
Bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn tiền ung thư hoặc giai đoạn khởi phát thường không gây ra triệu chứng. Chỉ đến khi khối u hình thành tương đối lớn, đã che khuất một phần cổ tử cung, phát triển vào các mô sâu và cơ quan xung quanh, triệu chứng bệnh mới xuất hiện.
Ung thư cổ tử cung thường phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn muộn bởi triệu chứng bệnh không rõ ràng
Song những triệu chứng này thường cũng có ở bệnh lý phụ khoa thông thường nên nhiều người bệnh lầm tưởng.
Triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung khá đa dạng, song có 3 dấu hiệu điển hình là:
1.1. Âm đạo bị chảy máu mà không xác định được nguyên nhân
Chị em phụ nữ mỗi tháng đều có những ngày hành kinh, tuy nhiên nếu âm đạo chảy máu không phải ở thời điểm này thì cần kiểm tra kỹ càng. Ung thư cổ tử cung khiến cơ quan này bị tổn thương, dễ chảy máu hơn kể cả trong các hoạt động bình thường như: thăm khám âm đạo, quan hệ tình dục, vệ sinh vùng kín,…
Nếu thấy kinh nguyệt kéo dài bất thường, máu ra ít nhưng đều, thường xuyên thì cũng là dấu hiệu bất thường cần kiểm tra, có thể đây là 1 trong các triệu chứng ung thư cổ tử cung.
1.2. Đau vùng bụng chậu
Chu kỳ kinh nguyệt với sự co bóp nhiều hơn của tử cung để đẩy dịch máu ra ngoài thường khiến chị em phụ nữ có dấu hiệu đau vùng bụng chậu. Tuy nhiên nếu cơn đau này không liên quan đến kì kinh nguyệt, đau thường xuyên, kéo dài, mức độ ngày càng dữ dội thì rất có thể do ung thư cổ tử cung.
1.3. Tiết dịch âm đạo khác thường
Dịch âm đạo ở phụ nữ bị ung thư cổ tử cung thường chứa máu nên có màu nâu hoặc đỏ hồng, ngoài ra có thể chứa dịch mủ gây ra màu vàng, xanh.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, khối u ung thư xâm lấn xa, bệnh nhân có thể gặp vấn đề nghiêm trọng hơn như:
-
Xuất hiện máu trong nước tiểu: Do máu từ tổn thương chảy ra lẫn trong nước tiểu song vẫn phát hiện qua mắt thường hoặc xét nghiệm.
-
Rối loạn tiểu tiện: Thường gặp ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn bệnh nặng, vấn đề đi tiểu tiện đều bị rối loạn.
-
Sưng phồng chân,...
Mặc dù triệu chứng ung thư cổ tử cung rất đa dạng song không đặc trưng, nó có thể là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe khác nên thường phát hiện bệnh muộn. Ung thư cổ tử cung nói riêng và bệnh ung thư nói chung điều trị càng muộn khi bệnh tiến triển thì cơ hội thành công càng thấp.
2. Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung
Lời khuyên của các chuyên gia y tế là để điều trị ung thư cổ tử cung sớm nhất, hiệu quả nhất. Do đó, không nên chờ triệu chứng xuất hiện mới nghi ngờ kiểm tra bệnh mà hãy chủ động phòng bệnh bằng cách làm sàng lọc ung thư thường xuyên.
Xét nghiệm Pap
Xét nghiệm Pap hiện được sử dụng phổ biến để sàng lọc, tìm kiếm dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Khi kết quả Pap bất thường, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán bệnh chính xác.
Một trong những xét nghiệm sàng lọc ung thư cho độ chính xác cao là Pap
Xét nghiệm này thực hiện đơn giản, cho kết quả nhanh, chi phí thấp nên được khuyến cáo thực hiện đều đặn 1 năm ít nhất 1 lần để kiểm tra. Đặc biệt những phụ nữ có triệu chứng bệnh nghi ngờ như trên thì xét nghiệm này cần thiết để đưa ra phán định ban đầu.
Xét nghiệm HPV
Xét nghiệm này cho phép xác định cơ thể có virus HPV hay không, nhất là những chủng nguy cơ cao dẫn đến ung thư là 16 và 18.
2.2. Xét nghiệm kiểm tra khi kết quả sàng lọc bất thường
Bệnh nhân cần thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm để xác định chính xác họ có mắc ung thư cổ tử cung hay không.
Khám sức khỏe cơ bản và kiểm tra tiền sử gia đình
Thông tin về các yếu tố nguy cơ và triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung nếu có sẽ được thu thập. Kết hợp với kết quả khám sức khỏe tổng quát, khám vùng chậu, khám hạch bạch huyết (nhằm kiểm tra ung thư di căn),… sẽ được thực hiện.
Soi cổ tử cung
Đây là một thủ thuật nhỏ, bác sĩ sẽ sử dụng 1 dụng cụ mỏ vịt đưa vào âm đạo để mở rộng, cho phép quan sát cổ tử cung dễ dàng hơn bằng máy soi. Bề mặt cổ tử cung được theo dõi chi tiết, tìm kiếm bất thường như tổn thương hoặc khối u.
Nếu phát hiện bất thường, một mảnh mô nhỏ nghi ngờ sẽ được thu thập và phân tích. Do lượng mô lấy rất nhỏ nên biến chứng rất ít khi xảy ra, bạn có thể chỉ thấy hơi đau, khó chịu và chảy máu nhẹ.
Sinh thiết kiểm tra khi nghi ngờ mắc ung thư cổ tử cung
Sinh thiết cổ tử cung
Phương pháp đầu tiên chính là soi sinh thiết cổ tử cung ở trên, được ứng dụng phổ biến vì hiệu quả chẩn đoán cao, cung cấp nhiều thông tin bệnh lý hữu ích.
Ngoài ra còn 2 phương pháp sinh thiết khác là:
Sinh thiết chóp: bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô dạng hình chóp với đáy là phần ngoài cổ tử cung, đỉnh nằm trong cổ tử cung. Khối lượng mẫu lấy nhiều hơn cho phép sinh thiết cho kết quả chính xác hơn bạn có mắc bệnh ung thư cổ tử cung hay không và tiến triển bệnh như thế nào.
Nạo kênh cổ tử cung: Ở kĩ thuật này, một dụng cụ hẹp được đưa vào cổ tử cung để cạo lấy một số mẫu mô tế bào phân tích. Phương pháp này cho phép kiểm tra tế bào ung thư chi tiết hơn so với nạo kênh cổ tử cung vì nhiều vùng chuyển tiếp khó quan sát, không thấy được vùng bất thường.
2.3. Xét nghiệm chẩn đoán mức độ ung thư
Khi đã xác định ung thư, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm sau để kiểm tra ung thư di căn, lan rộng như thế nào.
Nội soi trực tràng, bàng quang
Đây là 2 cơ quan mà ung thư cổ tử cung dễ di căn, được thực hiện ở bệnh nhân có khối u ung thư lớn.
Chẩn đoán hình ảnh
Xét nghiệm hình ảnh trên nhiều cơ quan trên cơ thể cho phép kiểm tra ung thư lan rộng như thế nào và đưa ra kế hoạch điều trị:
Chẩn đoán hình ảnh kiểm tra mức độ di căn của ung thư
-
X-quang ngực: Kiểm tra ung thư di căn phổi.
-
Chụp CT: Kiểm tra kích thước khối u và di căn đến các cơ quan.
-
CHụp MRI: Cho phép quan sát mô mềm tốt hơn.
-
Chụp PET: Cho phép quan sát các tế bào ung thư rõ nét hơn.
-
Chụp PET/CT: Cho hình ảnh ung thư và di căn chi tiết hơn CT.
Nếu cần giải đáp thêm về triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung hoặc các thông tin bệnh lý liên quan, hãy liên hệ với MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56.