10 bài thuốc chữa cảm cúm hiệu quả từ thực phẩm | Medlatec

10 bài thuốc chữa cảm cúm hiệu quả từ thực phẩm

Ngày 04/12/2013 Hồng Anh (tổng hợp)

Dưới đây là một số bài thuốc, cây lá chữa cảm cúm thường gặp trong mùa lạnh.



1. Bạc hà


Bạc hà khô 20g, tỏi 10g, hương nhu khô 20g, hạt mùi khô 5g. Cho 3 bát nước, đun sôi kỹ còn 1 bát là được. Lấy một nửa bát nước thuốc cho bệnh nhân uống. Phần còn lại bịt kín nồi thuốc chỉ để 1 lỗ thủng nhỏ cho hơi thuốc bay ra, bệnh nhân ngồi ngửi hơi thuốc đó, khi hết hơi nóng thì thôi, ngày làm 1 lần, làm 2 ngày liền.

Nếu cảm cúm có sốt nóng, rét, đau đầu, sổ mũi, đau nhức chân tay, cần dùng bài thuốc sau: Bạc hà khô 5g, cúc hoa vàng khô 10g, kinh giới khô 5g, kim ngân khô 15g. Sắc thuốc xong chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn, cần uống 3 ngày liền.

Chú ý, không nên dùng bạc hà cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người mắc bệnh cao huyết áp.

2. Cúc tần

Chữa cảm cúm nhức đầu không có mồ hôi: Lá cúc tần 20g, lá sả 10g, lá chanh 8g, sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống lúc còn nóng, bã thuốc còn lại cho thêm 2 bát nước đun sôi để cho bệnh nhân xông, sau đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

3. Kinh giới


Chữa cảm cúm, đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi (cành non, lá) 50g, gừng sống 10g. Hai thứ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, ngày uống 2 lần, bã thuốc xoa dọc xương sống từ trên xuống.

Kinh giới chữa cảm cúm, đau nhức các đầu xương.


4. Tía tô

Chữa bệnh cảm cúm không có mồ hôi: Lá tía tô (tươi) 15g, hành tươi (củ, rễ, dọc) 3 củ. Cả hai rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát cháo nóng để bệnh nhân ăn, ăn xong thì đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

5. Tỏi

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm… Dùng tỏi giã vắt lấy nước cốt 10 ml uống, ngoài dùng tỏi bọc bông nút mũi để chống lây.

6. Hành

Thuốc chữa cảm cúm, sốt nhẹ, nhức đầu: Hành 15g, (cả củ, rễ, lá) rửa sạch giã nhỏ. Tía tô 20g rửa sạch thái thật nhỏ. Cả hai cho vào cháo loãng nóng quấy đều cho bệnh nhân ăn. Ăn xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

Chữa cảm sốt nhức đầu: Hành củ 30g, gừng tươi 20g, chè búp (khô) 8g, tía tô 6g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

7. Cỏ mần trầu

 Chữa cảm cúm: Cỏ mần trầu 10g, cam thảo nam 8g, kim ngân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

8. Cam thảo đất

Chữa cảm cúm sợ gió, có mồ hôi, nặng đầu, ho: Bạc hà 8g, kinh giới 8g, lá tre 16g, kim ngân 16g, cam thảo đất 12g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm hai lần trong ngày, uống khi thuốc đã nguội.

9. Gừng

Gừng tươi thái lát 5g, hạt rau mùi 35g, hành cả rễ đập dập 3 củ. Tất cả đem sắc uống ấm trong ngày. Trị sốt cao, đau ê ẩm toàn thân, mặt mũi đỏ, không ra mồ hôi. Sau khi uống thuốc đắp chăn kín đầu ra được mồ hôi là khỏi. Hoặc ăn thêm cháo trứng tía tô rễ hành hiệu quả càng cao.

10. Ngải khô

Độc vị lá ngải khô 30g, nếu tươi gấp đôi. Đem sắc uống ngày một đến hai thang uống khi còn ấm. Trị sốt cao, rét run, nghẹt mũi, người mệt mỏi chỉ muốn ngủ./.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hối hận không kịp vì bỏ điều trị, chỉ dùng thuốc “bổ gan”

Đang sống chung ổn định bệnh viêm gan B 20 năm nhờ theo phác đồ điều trị, nhưng khi nghe người thân mách , bệnh nhân đã bỏ tây y, uống thuốc “bổ gan” với hy vọng khỏi hẳn. Hiệu quả đâu chưa thấy chỉ thấy rơi vào tình trạng suy gan không thể phục hồi.
Ngày 10/06/2016

Dùng insulin kết hợp metformin giảm nguy cơ đau tim

Insulin khi dùng kết hợp với metformin - một loại thuốc giá rẻ và phổ biến - giúp kiểm soát hàm lượng đường huyết có khả năng giảm nguy cơ tử vong và nhồi máu cơ tim ở người bị tiểu đường típ 2.
Ngày 11/05/2016

Sử dụng aspirin phòng nguy cơ đau tim, đột quỵ Cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro

Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới là người quyết định việc sử dụng thường xuyên aspirin ngăn chặn cơn đau tim hoặc đột quỵ trong trường hợp cụ thể của bạn. Vì aspirin chỉ có thể ngăn chặn những vấn đề này ở một số người chứ không phải tất cả mọi người.
Ngày 27/12/2015

Giúp bệnh nhân gút đối phó với dị ứng thuốc

Allopurinol là hoạt chất được coi như “vũ khí lợi hại”, biện pháp chính để làm giảm axit uric máu, yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh gout (gút), có thể dùng cho mọi bệnh nhân gút. Dị ứng với allpourinol tuy chỉ gặp ở khoảng 5% số người sử dụng thuốc này nhưng đây lại là một điều rất không may cho bệnh nhân gút, vì họ sẽ phải chật vật thực hiện biện pháp khác thay thế để làm giảm bớt tiến triển xấu của bệnh gút.
Ngày 27/12/2015
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp