IgG là lớp duy nhất của Ig có khả năng đi qua nhau thai. Sự chuyển qua được trung gian bởi một thụ thể trên các tế bào nhau đối với các vùng Fc của IgG. Không phải tất cả các dưới lớp có khả năng vượt qua tốt như nhau; IgG2 không vượt qua được.
1. Sinh học của IgG
1.1. Cấu trúc phân tử
Cấu trúc của các dưới lớp của IgG được thể hiện trong hình 1. Tất cả các IgG là monomer (globulin miễn dịch 7S). Các dưới lớp khác nhau về số lượng liên kết disulfide và chiều dài của vùng bản lề.
Hình 1. Cấu trúc phân tử IgG
1.2. Tính chất và chức năng
IgG là các globulin miễn dịch linh hoạt nhất bởi vì nó có khả năng thực hiện tất cả các chức năng của các phân tử immunoglobulin.
IgG là Ig chủ yếu trong huyết thanh, chiếm 75% của tất cả các Ig trong huyết thanh.
IgG là Ig chủ yếu trong các khoang ngoài mạch máu.
Di chuyển qua nhau thai: IgG là lớp duy nhất của Ig có khả năng đi qua nhau thai. Sự chuyển qua được trung gian bởi một thụ thể trên các tế bào nhau đối với các vùng Fc của IgG. Không phải tất cả các dưới lớp có khả năng vượt qua tốt như nhau; IgG2 không vượt qua được.
Cố định bổ thể: không phải tất cả các dưới lớp có khả năng cố định bổ thể tốt như nhau; IgG4 không có khả năng cố định bổ thể.
Khả năng gắn các tế bào: các đại thực bào, các bạch cầu đơn nhân, các bạch cầu đa nhân trung tính (Polymorphnuclear leukocytes: PMNs) và một số tế bào lympho có các thụ thể Fc cho vùng Fc của IgG. Không phải tất cả các dưới lớp có khả năng gắn các tế bào như nhau; IgG2 và IgG4 không gắn với các thụ thể Fc. Hậu quả của sự gắn với các thụ thể Fc trên các bạch cầu đa nhân trung tính (PMNs), bạch cầu đơn nhân và đại thực bào là tế bào có thể tiếp nhận các kháng nguyên tốt hơn. Kháng thể đã chuẩn bị kháng nguyên cho việc ăn bởi các tế bào thực bào. Thuật ngữ ẩm bào “opsonin” được sử dụng để mô tả các chất làm tăng sự thực bào. IgG là một opsonin tốt. Sự gắn của IgG vào thụ thể Fc trên các loại tế bào khác dẫn đến sự kích hoạt các chức năng khác. Chức năng của các dưới lớp IgG được thể hiện ở Bảng 1
.
Bảng 1. Chức năng của các dưới lớp IgG
TT
|
Các dưới lớp IgG
|
Tỷ lệ %
|
Khả năng qua nhau thai
|
Khả năng hoạt hóa bổ thể
|
Khả năng gắn thụ thể Fc trên các tế bào thực bào
|
Thời gian bán hủy
(Bonilla FA, 2008 [1])
|
1
|
IgG1
|
66
|
Có (1,47)*
|
Cao thứ nhì
|
Ái lực cao
|
21 ngày
|
2
|
IgG2
|
23
|
Không (0,8)*
|
Cao thứ ba
|
Ái lực rất thấp
|
21 ngày
|
3
|
IgG3
|
7
|
Có (1,17)*
|
Cao nhất
|
Ái lực cao
|
7 ngày
|
4
|
IgG4
|
4
|
Có (1,15)*
|
Không
|
Ái lực trung bình
|
21 ngày
|
* Tỷ lệ nồng độ các dưới lớp IgG trong máu dây rốn /máu thai phụ (số liệu từ một nghiên cứu của Nhật Bản trên 228 bà mẹ (Hashira S, 2013 [13])
2. Sử dụng
IgG được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi một số bệnh có thể gây tăng IgG như: các nhiễm trùng u hạt mạn tính, các loại nhiễm trùng, hyperimmunization, bệnh gan, suy dinh dưỡng nặng, …
hoặc một số bệnh có thể gây giảm IgG như: agammaglobul, bất sản lymphoid, thiếu hụt chọn lọc IgG, IgA, u tủy IgA, protein Bence Jones niệu, bệnh bạch cầu nguyên bào lympho mạn, …
3. Chỉ định
IgG được chỉ định khi bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng của một số bệnh có thể gây tăng IgG như: các nhiễm trùng u hạt mạn tính, các loại nhiễm trùng, hyperimmunization, bệnh gan, suy dinh dưỡng nặng, … hoặc một số bệnh có thể gây giảm IgG như: agammaglobul, bất sản lymphoid, thiếu hụt chọn lọc IgG, IgA, u tủy IgA, protein Bence Jones niệu, bệnh bạch cầu nguyên bào lympho mạn, …
4. Giá trị tham chiếu
Giá trị tham chiếu của IgG huyết tương ở người khỏe mạnh được chỉ ra ở Bảng 1.
Bảng 1. Giá trị tham chiếu của IgG huyết tương ở người khỏe mạnh
Tuổi (năm)
|
Nồng độ IgG huyết tương
|
µmol/L
|
Mg/mL
|
Người trưởng thành
|
46,7
|
700-1600
|
Trẻ em
|
|
|
0-1
|
15,5-94,1
|
232-1411
|
1-3
|
30,2-61,1
|
453-916
|
4-6
|
33,6-97,7
|
504-1465
|
7-9
|
38,1-98,3
|
572-1474
|
10-11
|
46,5-104
|
698-1560
|
12-13
|
50,6-103
|
759-1550
|
14-15
|
47,7-114
|
716-1711
|
16-19
|
36,6-106
|
549-1584
|
5. Ý nghĩa lâm sàng
5.1.IgG tăng trong
- Các nhiễm trùng u hạt mạn tính
- Các loại nhiễm trùng
- Hyperimmunization
- Bệnh gan
- Suy dinh dưỡng nặng
- Dysproteinemia
- Bệnh liên quan với u hạt mẫn cảm, rối loạn về da và u tủy IgG
- Viêm khớp dạng thấp
5.2. IgG giảm trong
- Agammaglobulinemia
- Bất sản lymphoid
- Sự thiếu hụt chọn lọc IgG, IgA
- U tủy IgA
- Protein Bence Jones niệu
- Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho mạn
KẾT LUẬN
- IgG là một kháng thể loại monomer, chiếm 75% của tất cả các Ig trong huyết tương, đóng vai trò quan trọng trong chống nhiễm khuẩn, là Ig duy nhất có thể đi qua nhau thai.
- IgG được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi một ssoos các bệnh có liên quan đến rối loạn IgG.
- IgG được chỉ định khi bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng của các rối loạn IgG.
- Nồng độ IgG trong huyết thanh thau đổi theo độ tuổi.
- IgG có thể tăng trong một số bệnh có liên quan đến rối loạn miễn dịch, đặc biệt là nhiễm trùng mạn, xơ gan hoặc bệnh tự miễn, cũng có thể giảm trong bệnh bất sản lymphoid, thiếu hụt IgG, đa u tủy xương, …
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bonilla FA. Immuno Allergy. Clin N Am 2008: 803-819.
- Collins AM, Katherine JLJ (2013-08-09). A temporal model of human IgE and IgG antibody function. Frontiers in Immunology 2013 Aug; 4: 235.
- Cox L, Williams B, Sicherer S, Oppenheimer J, Sher L, Hamilton R, Golden D. Pearls and pitfalls of allergy diagnostic testing: report from the American College of Allergy, Asthma and Immunology/American Academy of Allergy, Asthma and Immunology Specific IgE Test Task Force. Ann. Allergy Asthma Immunol 2008; 101 (6): 580-592.
- Hashira S, Okitsu-Negishi S, Yoshino K. Placental transfer of IgG subclasses in a Japanese population. Pediatr Int 2000 Aug; 42 (4): 337-342.
- Lakos G, Soós L, Fekete A, Szabó Z, Zeher M, Horváth IF, Dankó K, Kapitány A, Gyetvai A, Szegedi G, Szekanecz Z. Anti-cyclic citrulinated peptide antibody isotypes in rheumatoid arthritis: association with disease duration, rheumatoid factor production and the presence of shared epitope. Clinical and Experimental Rheumatology 2008 Mar-Apt; 26 (2): 253-260.
- Speciani AF, et al. Five great food clusters of specific IgG for 44 common food antigens. A new approach to the epidemiology of food allergy. Clinical and Translational Allergy 2013; 3: 67.
- Teri S. Ch5 Laboratory Diagnosis of Viral Diseases and Working with Viruses in the Research Laboratory. Understanding Viruses (2nd ed). Jones & Bartlett Publishers 2011 Aug: 103–104.