Viêm gan B là bệnh lý do nhiễm Hepatitis B virus (HBV), đây là một bệnh lý khá phổ biến về gan, có thể khiến chức năng gan suy giảm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Xét nghiệm HBV DNA giúp xác định nồng độ HBV trong máu, từ đó theo dõi tiến triển cũng như đáp ứng điều trị trong bệnh lý viêm gan B.
20/03/2020 | Hỏi đáp: Xét nghiệm viêm gan B hết bao nhiêu tiền? 09/01/2020 | Đi xét nghiệm viêm gan B ở đâu uy tín, chính xác nhất hiện nay 14/12/2019 | Xét nghiệm viêm gan B giúp phát hiện sớm bệnh viêm gan B 18/09/2019 | Tìm hiểu bệnh viêm gan B và xét nghiệm viêm gan B
1. Sơ lược về virus viêm gan B
Virus viêm gan B là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh lý viêm gan virus, trên thế giới có khoảng hơn 300 triệu người mắc bệnh viêm gan B.
HBV lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể của người nhiễm HBV. Virus lây truyền qua ba con đường:
-
Quan hệ tình dục: trong tinh dịch của nam giới hoặc dịch tiết âm đạo của nữ giới có HBV. Do đó nếu quan hệ tình dục khi có tổn thương tại bộ phận sinh dục thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh.
-
Truyền từ mẹ sang con: khả năng lây nhiễm khá cao, nếu như không có biện pháp bảo vệ kịp thời thì tỷ lệ lây nhiễm có thể lên tới 90%.
-
Truyền qua đường máu: hoạt động truyền máu không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm, các hoạt động xăm hình, thẩm mỹ không đảm bảo,...
Hình 1: HBV lây truyền khi dùng chung bơm kim tiêm
Tình trạng nhiễm HBV chia thành giai đoạn cấp tính và mạn tính. Viêm gan B giai đoạn cấp tính sẽ tiến triển sang giai đoạn mạn tính nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Độ tuổi mắc bệnh càng nhỏ thì khả năng bệnh viêm gan B chuyển biến mạn tính càng cao.
Viêm gan B mạn tính gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho gan, như tình trạng xơ gan, ung thư tế bào gan.
Viêm gan B có thể được dự phòng thông qua tiêm vaccine.
Hình 2: Hình ảnh cấu trúc virus viêm gan B
Xét nghiệm HBV DNA là một xét nghiệm nhằm xác định số lượng hay nồng độ của virus trong máu của người bệnh nhiễm virus viêm gan B. Do đó đây còn được gọi là xét nghiệm định lượng virus viêm gan B, có vai trò đánh giá mức độ nhân lên của virus trong các tế bào gan.
Mẫu xét nghiệm cần được lấy 4ml vào ống nghiệm có chất chống đông EDTA, sau đó ly tâm tách huyết thanh/huyết tương.
Hình 3: Ống nghiệm có chất chống đông EDTA
Để đảm bảo xác định chính xác nồng độ virus, mẫu máu cần được xử lý và thực hiện xét nghiệm sớm trong vòng 6 giờ sau khi lấy mẫu. Nếu như không thể phân tích ngay sau thời gian đó, cần ly tâm tách huyết tương/huyết thanh và bảo quản trong nhiệt độ âm.
3. Thực hiện xét nghiệm HBV DNA trong trường hợp nào?
Đối với bệnh nhân đã được xác định Viêm gan B mạn tính, xét nghiệm HBV DNA là vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt trong việc điều trị sự phát triển của virus trong tế bào gan.
Các trường hợp cần thực hiện xét nghiệm như:
- Người được chẩn đoán viêm gan B
- Các trường hợp mà kết quả xét nghiệm thấy có suy giảm chức năng hoặc tổn thương tế bào gan.
Hình 4: Hình ảnh gan bình thường và xơ gan
Xét nghiệm HBV DNA được thực hiện định kỳ sẽ giúp theo dõi nồng độ virus. Sau mỗi 3 - 6 tháng cần thực hiện xét nghiệm HBV DNA, đồng thời thực hiện các xét nghiệm khác như định lượng men gan AST, ALT, xác định HBeAg, Anti-HBe để đánh giá đáp ứng điều trị cũng như đánh giá tái phát sau khi ngưng quá trình điều trị.
4. Xét nghiệm HBV DNA có ý nghĩa như thế nào?
Xét nghiệm HBV DNA giúp kiểm tra, theo dõi mức độ HBV trong máu theo tháng, theo năm. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý tiến triển bệnh, giúp quyết định thời điểm điều trị, theo dõi đáp ứng quá trình điều trị cũng như đánh giá thời điểm dừng điều trị.
Thực hiện xét nghiệm HBV DNA có ý nghĩa trong nhiều quyết định điều trị cho các bệnh nhân mắc viêm gan B mạn tính:
-
Quyết định điều trị thuốc kháng virus hay không. Tuy nhiên, quyết định này con tùy thuộc rất nhiều yếu tố khác bên cạnh nồng độ HBV DNA, đó là tình trạng men gan tăng, tiền sử gia đình có người bị ung thư gan, độ tuổi còn trẻ hay không, có tình trạng xơ gan kèm theo hay không,...
-
Theo dõi quá trình điều trị và khả năng đáp ứng với thuốc của cơ thể người bệnh.
-
Việc điều trị được đánh giá có hiệu quả khi nồng độ HBV giảm dần cho đến khi nồng độ HBV DNA về dưới ngưỡng phát hiện bằng phương pháp sinh học phân tử.
Hình 5: Lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra định kỳ
-
Điều trị không đáp ứng khi nồng độ HBV DNA trong máu giảm dưới 10 lần sau 12 tuần điều trị hoặc giảm dưới 100 lần sau 24 tuần điều trị.
-
Đánh giá sự tái phát virus: nồng độ HBV DNA tăng lên gấp 10 lần sau khi ngưng điều trị tối thiểu 4 tuần.
-
Quyết định trong việc ngưng sử dụng thuốc kháng virus: Để quyết định xem bệnh nhân đã được ngưng dùng thuốc ức chế virus hay chưa cần có đầy đủ các xét nghiệm về nồng độ virus HBV DNA, chức năng gan, các dấu ấn HbeAg, HbeAb, HbsAg, siêu âm gan,... kết hợp và bệnh nhân cần tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ. Tuyệt đối người bệnh không được tự ý bỏ thuốc trong quá trình điều trị, việc bỏ thuốc sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm sau này.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những đơn vị thực hiện xét nghiệm HBV DNA bằng kỹ thuật hiện đại. Tại đây, xét nghiệm được thực hiện bằng kỹ thuật Realtime PCR trên hệ thống máy xét nghiệm hoàn toàn tự động. Kết quả được đảm bảo một cách nhanh chóng và chính xác, giúp các bác sĩ có định hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.
Xét nghiệm xác định được nồng độ virus một cách chính xác, cụ thể trong cả trường hợp dưới ngưỡng phát hiện.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn thực hiện hàng trăm xét nghiệm khác theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Với hệ thống trang thiết bị xét nghiệm hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện luôn cung cấp các dịch vụ tốt nhất, đảm bảo kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
Hãy đến các các cơ sở của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và điều trị, liên hệ đến tổng đài 1900 565656 để được tư vấn chi tiết.