Xuất tinh ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm | Medlatec

Xuất tinh ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Xuất tinh ra máu có thể là bệnh lý lành tính do tổn thương chảy máu trong đường dẫn tinh, thường xảy ra ở nam giới dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, cần cẩn thận vì đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý ác tính, đe dọa đến sức khỏe sinh sản cũng như tính mạng của người bệnh. Cần thăm khám tìm nguyên nhân và điều trị khi xuất hiện tình trạng xuất tinh ra máu.


06/05/2021 | 6 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xuất tinh yếu ở nam giới
06/04/2021 | Các tiêu chí đánh giá xuất tinh sớm và phương pháp điều trị
01/04/2021 | Xuất tinh chậm: nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả

1. Xuất tinh ra máu là dấu hiệu bệnh gì?

Tình trạng xuất tinh ra máu có thể nhiều hoặc ít tùy theo mức độ tổn thương cũng như nguyên nhân gây bệnh. Nếu máu xuất hiện nhiều, người bệnh có thể thấy tinh dịch đổi màu hồng nhạt hoặc đỏ, đôi khi là màu nâu nếu máu chảy lâu bị oxy hóa. Nhiều trường hợp xuất tinh ra máu không thể phát hiện bằng mắt thường do lượng máu quá ít, chỉ kiểm tra bằng xét nghiệm tìm kiếm tế bào hồng cầu máu.

Đây có thể là dấu hiệu do tổn thương lành tính xảy ra ở túi tinh hoặc ống dẫn tinh trùng, máu chảy lẫn với tinh trùng nên gây ra hiện tượng xuất tinh ra máu. Với các tổn thương này, xuất tinh ra máu thường không kéo dài và không đi kèm triệu chứng bất thường khác. Đối tượng dễ mắc phải là nam giới dưới 40 tuổi, sức khỏe sinh sản của bệnh nhân không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, xuất tinh ra máu có thể là dấu hiệu bệnh lý như:

Viêm, nhiễm khuẩn

Vi khuẩn có thể xâm nhập, gây tổn thương sưng viêm các tuyến của đường dẫn tinh, túi tinh, niệu đạo, tuyến tiền liệt,… dẫn đến tình trạng xuất huyết. máu bị chảy ra này sẽ lẫn trong tinh dịch đẩy ra ngoài khi quan hệ tình dục, vì thế khiến tinh dịch chứa máu. 

Viêm nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất tinh ra máu

Viêm nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất tinh ra máu

Viêm nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất tinh ra máu, yếu tố tác động gây viêm có thể do: nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, chấn thương, sỏi túi tinh, calci hóa tuyến tiền liệt,… Nhưng vi khuẩn tấn công thường gặp như: trực khuẩn lao, nấm Chlamydia, Escherichia Coli, vi khuẩn gram dương,… 

Ung thư

Bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn, ung thư đường dẫn tinh, u lympho,… đều có thể gặp phải những tổn thương chảy máu. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu điển hình của ung thư tuyến sinh dục nam. 

Tắc túi tinh hoặc tắc nang của túi tinh

Tình trạng tắc dịch, lưu thông máu ở túi tinh, các nang túi tinh sẽ gây căng giãn túi tinh, nguy cơ gây nứt vỡ mạch máu dưới niêm mạc. Khi tình trạng này xảy ra, lượng máu nhỏ sẽ chảy lẫn và gây xuất tinh ra máu.

Tổn thương do thủ thuật thăm khám

Đôi khi những thủ thuật thăm khám như: đặt dụng cụ niệu đạo, sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, thắt ống dẫn tinh, chiếu xạ ung thư tuyến tiền liệt, cắt tinh hoàn,… đều có thể gây tổn thương một vị trí nào đó trong đường dẫn tinh trùng.

Cần tìm ra nguyên nhân gây xuất tinh ra máu

Cần tìm ra nguyên nhân gây xuất tinh ra máu

Nếu do nguyên nhân này, sau khi tổn thương lành lại, máu sẽ không xuất hiện trong tinh dịch nữa và bệnh thường không tái phát.

Bệnh lý toàn thân

Những bệnh nhân mắc bệnh lý rối loạn đông máu, tăng huyết áp, xơ gan, hemophilia,… cũng có thể gặp tình trạng xuất tinh ra máu. 

2. Chẩn đoán tìm nguyên nhân xuất tinh ra máu như thế nào?

Dựa trên triệu chứng lâm sàng, đôi khi cần đến kết quả xét nghiệm máu để xác nhận tình trạng xuất tinh ra máu. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán tình trạng bệnh cũng như tìm nguyên nhân.

2.1. Xét nghiệm nước tiểu

Phân tích nước tiểu có thể phát hiện sự xuất hiện của vi khuẩn - dấu hiệu của nhiễm trùng niệu đạo.

2.2. Xét nghiệm tinh dịch

Xét nghiệm tinh dịch tiết lộ nhiều thông tin chẩn đoán xuất tinh ra máu như: Sự xuất hiện và định lượng hồng cầu, bạch cầu trong tinh dịch, nuôi cấy tìm vi khuẩn gây viêm nhiễm, phát hiện tế bào ác tính trong tinh dịch,…

Xét nghiệm tinh dịch đồ thường dùng trong chẩn đoán xuất tinh ra máu

Xét nghiệm tinh dịch đồ thường dùng trong chẩn đoán xuất tinh ra máu

2.3. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu sẽ thực hiện các kỹ thuật nhỏ như: kiểm tra tốc độ máu lắng, làm công thức bạch cầu, xét nghiệm đánh giá rối loạn đông máu, xét nghiệm kháng nguyên tuyến tiền liệt,…

2.4. Xét nghiệm lao tiết niệu

Lao tiết niệu là nguyên nhân thường gặp gây xuất tinh ra máu, cần tìm kiếm vi khuẩn lao và làm kháng sinh đồ để điều trị.

2.5. Xét nghiệm khác

Một số kiểm tra khác có thể giúp tìm nguyên nhân gây xuất tinh ra máu bao gồm: siêu âm ổ bụng, siêu âm tinh hoàn, siêu âm qua trực tràng, xét nghiệm Mantoux, phản ứng PCR với trực khuẩn lao, nội soi bàng quang - niệu đạo, chụp cộng hưởng từ vùng tiểu khung, nội soi túi tinh,… tùy theo nguyên nhân nghi ngờ.

Bệnh nhân xuất tinh ra máu cần được theo dõi thêm, nếu tình trạng này không kéo và tái phát, thường do tổn thương đã được phục hồi. Hầu hết trường hợp này không quá nguy hiểm song vẫn cần tiếp tục theo dõi. Dựa trên xác định nguyên nhân, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân xuất tinh ra máu.

3. Điều trị cho bệnh nhân xuất tinh ra máu

Điều trị dựa theo nguyên nhân là nguyên tắc điều trị quan trọng nhất với bệnh nhân xuất tinh ra máu. Các phương pháp điều trị thường áp dụng gồm:

3.1. Điều trị bằng nội khoa

Phương pháp điều trị này hiệu quả với những bệnh nhân bị xuất tinh ra máu do nhiễm khuẩn, kháng sinh đồ phù hợp sẽ cải thiện bệnh nhanh chóng. Tùy theo họ vi khuẩn và đặc điểm bệnh mà kháng sinh đồ được xây dựng để điều trị sẽ khác nhau. 

Điều trị bằng kháng sinh phù hợp với bệnh nhân xuất tinh ra máu do nhiễm khuẩn

Điều trị bằng kháng sinh phù hợp với bệnh nhân xuất tinh ra máu do nhiễm khuẩn

Do đó, bệnh nhân không tự ý mua thuốc điều trị xuất tinh ra máu khi chưa xác nhận được nguyên nhân cũng như có chỉ định sử dụng của bác sĩ.

3.2. Điều trị bằng ngoại khoa

Nếu nguyên nhân gây xuất tinh ra máu do các bệnh lý tại chỗ như: tắc túi tinh, sỏi túi tinh, nang túi tinh, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, giãn tĩnh mạch niệu đạo,… thì điều trị bằng ngoại khoa là cần thiết.

Xuất tinh ra máu có thể do rất nhiều nguyên nhân, cần tiếp tục theo dõi và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng mới có thể chẩn đoán bệnh. Bệnh nhân không nên quá lo lắng mà nên nghe theo chỉ dẫn xét nghiệm và điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cấu tạo tinh hoàn nam giới và những bệnh lý có thể gặp phải

Trong cơ quan sinh dục ở nam giới, tinh hoàn là bộ phận có vai trò rất quan trọng song chúng lại nhạy cảm, dễ chịu sự tác động của yếu tố cả bên ngoài và trong cơ thể dẫn tới tổn thương. Vì thế, hiểu về cấu tạo tinh hoàn cùng với những bệnh lý thường gặp là điều cần thiết đối với nam giới để có thể bảo vệ và chăm sóc bộ phận này tốt hơn.
Ngày 09/02/2023

Cấu tạo dương vật - cơ chế cương dương ở nam giới

Cấu tạo dương vật ở nam giới khá đặc biệt với các đặc điểm cùng chức năng hoàn toàn khác biệt so với nữ giới. Mặc dù dương vật là bộ phận không có xương nhưng vẫn có thể cương cứng nếu có sự kích thích. Nam giới nên nắm chắc cấu trúc, vai trò của bộ phận sinh dục để biết được cơ chế hoạt động, đồng thời giúp phát hiện kịp thời những biểu hiện bất thường để điều trị.
Ngày 07/02/2023

Những tác hại của thuốc lá đối với khả năng sinh lý của nam giới

 Tác hại của thuốc lá đối với khả năng sinh lý của nam giới là không hề nhỏ. Trong đó, thuốc lá là nguyên nhân rất lớn khiến chất lượng tinh trùng giảm sút, rối loạn cương dương. Trong một số trường hợp, nam giới còn bị liệt dương do tác động từ khói thuốc.
Ngày 04/02/2023

Khi đi khám nam khoa bạn cần lưu ý điều gì?

Nam giới thường không quan tâm nhiều tới việc đi kiểm tra sức khỏe sinh dục của mình. Điều này khiến bạn không thể theo dõi sát sao, kịp thời phát hiện bệnh nam khoa. Về lâu dài, nếu 1 số bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người nam giới đó. Do đó, chúng ta nên chủ động đi kiểm tra và nắm được một số lưu ý khi đi khám nam khoa.
Ngày 17/01/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp