Xét nghiệm protein toàn phần có ý nghĩa như thế nào? | Medlatec

Xét nghiệm protein toàn phần có ý nghĩa như thế nào?

Ngày 06/05/2020 CN Nguyễn Thị Huế - Trung tâm xét nghiệm

Protein là một thành phần quan trọng có vai trò trong nhiều hoạt động chức năng của cơ thể. Bất cứ sự thay đổi bất thường nào về hàm lượng protein máu đều có ý nghĩa phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Vậy xét nghiệm protein toàn phần có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng giải đáp nhé.


03/04/2020 | Ý nghĩa của xét nghiệm Anti beta 2 - Glycoprotein trong hội chứng kháng Phospholipid
27/08/2019 | Giá trị của protein phản ứng C độ nhạy cao (hsCRP) - một dấu ấn viêm trong đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch
04/03/2019 | Ý nghĩa lâm sàng của các lipid, lipoprotein và các tỷ số của chúng
08/10/2015 | Xét nghiệm BUN đo lượng urea nitrogen - một sản phẩm chuyển hoá của protein trong máu

1. Tìm hiểu về protein toàn phần

Protein toàn phần trong máu gồm có 3 thành phần chính đó là albumin, globulin và fibrinogen. Trong đó tế bào gan là nơi duy nhất tổng hợp albumin và fibrinogen, còn globulin sẽ được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch (tủy xương, lách, tế bào lympho,...).

Hình 1: Gan là nơi tổng hợp protein.

Trong cơ thể người, protein có vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh lý bình thường:

- Protein được cấu tạo từ hơn 20 loại acid amin, là thành phần tham gia cấu tạo nên các mô, tế bào, giúp cho cơ thể tăng trưởng và phát triển.

- Albumin máu có chức năng duy trì áp lực thẩm thấu keo, giúp cho nước không đi ra ngoài mạch máu, ổn định quá trình trao đổi muối nước.

- Tham gia vào việc duy trì cân bằng pH cho máu.

- Globulin tham gia trực tiếp vào quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể, chống lại các tác nhân vi khuẩn bên ngoài. Fibrinogen tham gia thúc đẩy quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể.

- Có vai trò liên kết, vận chuyển các acid béo, enzyme, hormone steroid,... đi khắp các cơ quan của cơ thể .

Hàm lượng protein trong cơ thể sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe và những bất thường liên quan đến các bệnh lý gan, thận, khớp,... Xét nghiệm protein tăng cao hoặc giảm thấp sẽ được phát hiện từ giai đoạn sớm của bệnh, giúp cho bác sĩ có gợi ý chẩn đoán chính xác bệnh.

2. Xét nghiệm protein toàn phần trong máu và nước tiểu

Bình thường protein sẽ có một hàm lượng nhất định trong máu và không có trong nước tiểu. Như vậy khi nồng độ protein trong máu thay đổi hoặc xuất hiện protein trong nước tiểu được coi là những dấu hiệu bất thường cảnh báo vấn đề về sức khỏe. 

Xét nghiệm protein trong máu

Hình 2: Xét nghiệm đo hàm lượng protein máu.

Như đã đề cập ở trên, protein trong máu có vai trò vô cùng quan trọng, cấu tạo nên tế bào và tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh lý hoạt động của cơ thể. Xét nghiệm protein toàn phần trong máu có ý nghĩa trong việc đo hàm lượng albumin và globulin có trong huyết thanh. 

Nồng độ protein trong máu giúp phản ánh các tình trạng bất thường về gan, thận, bệnh lý đường tiêu hóa, tình trạng dinh dưỡng,... của cơ thể. 

Xét nghiệm protein trong nước tiểu

Trong nước tiểu của người bình thường sẽ không có hoặc có rất ít protein. Vì vậy nếu xét nghiệm kiểm tra thấy có xuất hiện một lượng protein trong nước tiểu chứng tỏ thận của bạn đang gặp vấn đề. 

Thận hoạt động kém, suy giảm chức năng hoặc có vấn đề bất thường khác khiến cho protein bị bài xuất ra ngoài nhiều. Việc đo nồng độ protein niệu có ý nghĩa lớn trong việc chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu.

3. Xét nghiệm protein tăng hoặc giảm có ý nghĩa như thế nào?

3.1. Protein máu

Giá trị bình thường của protein trong máu trong khoảng từ 60 - 80 g/L, trong đó albumin từ 38 - 54 g/L và globulin từ 26 - 42 g/L.

Protein máu tăng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng protein trong máu như:

- Bệnh viêm tụy cấp, viêm tủy xương, loét dạ dày tá tràng.

- Các tình trạng nhiễm trùng cấp, mất nước, rối loạn protein máu.

- Các bệnh lý về gan như viêm gan do virus, xơ gan, ung thư gan giai đoạn tiến triển, vàng da tắc mật,...

- Đái tháo đường.

- Hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn.

- Viêm khớp dạng thấp, đa u tủy xương, U lympho Hodgkin, lupus ban đỏ hệ thống,...

Hình 3: Chỉ số protein thay đổi cảnh báo bất thường về gan

Protein máu giảm

- Các tình trạng tế bào gan suy giảm chức năng dẫn đến giảm tổng hợp albumin.

- Globulin giảm trong các trường hợp hội chứng thận hư, bỏng, bệnh lý đường ruột, do hòa loãng máu, giai đoạn sau sinh, người bị suy giảm gamma globulin bẩm sinh,...

- Fibrinogen giảm trong các bệnh lý về gan, bệnh huyết khối, sử dụng thuốc tiêu fibrinogen, suy giảm fibrinogen bẩm sinh,...

3.2. Protein nước tiểu

Bình thường trong nước tiểu sẽ không có protein hoặc có một lượng rất nhỏ dưới dưới 150 mg/24 giờ. Nếu protein xuất hiện trong nước tiểu với một hàm lượng lớn thường gặp trong:

- Nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lý suy giảm chức năng thận.

- Sốt cao.

- Suy tim phải, bệnh lý mạch vành.

- Do lao động quá sức.

- Đặc biệt đối với phụ nữ có thai, nếu xuất hiện protein niệu trong 3 tháng kèm theo tăng huyết áp và phù sẽ là dấu hiệu cảnh báo nhiễm độc thai nghén.

- Bên cạnh đó nếu thai phụ xét nghiệm thấy protein trên 300 mg/ngày có khả năng nghi ngờ bị tiền sản giật.

4. Xét nghiệm protein được thực hiện khi nào?

Xét nghiệm protein toàn phần là một xét nghiệm cơ bản và được thực hiện khá phổ biến trong khám sức khỏe tổng quát. Bạn có thể đề nghị tiến hành làm xét nghiệm bất cứ lúc nào nếu có nhu cầu muốn kiểm tra nồng độ protein để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân.

Ngoài ra những người mắc các bệnh lý về gan, thận, đường tiêu hóa là đối tượng được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm protein định kỳ. Qua đó đánh giá sự tiến triển của bệnh và theo dõi hiệu quả điều trị.

Một số biểu hiện trên lâm sàng mà bạn cần chú ý để đo nồng độ protein đó là:

- Chán ăn, ăn không ngon, sút cân không rõ nguyên nhân.

- Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng.

- Có dấu hiệu bị phù, sưng.

- Đi tiểu khó.

- Nôn và buồn nôn.

- Người bị suy dinh dưỡng.

Chỉ số protein máu và nước tiểu là xét nghiệm rất có giá trị trong việc giúp bác sĩ định hướng và gợi ý các bệnh gan, thận, tiêu hóa,... Đây là một xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp, do đó bạn đọc nên thực hiện xét nghiệm định kỳ để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình.

Một địa chỉ y tế chất lượng gợi ý đến bạn đọc đó chính là bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là một trong những bệnh viện tư nhân hàng đầu luôn nhận được  sự đánh giá cao của khách hàng và các chuyên gia y tế. 

Hình 4: Thực hiện xét nghiệm tại MEDLATEC

Trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm của các y bác sĩ là một điều nổi bật không thể không nhắc đến. Bên cạnh đó bệnh viện còn chú trọng đầu tư đồng bộ các trang thiết bị máy móc hiện đại, nhập khẩu từ các nền y tế hàng đầu trên thế giới như Thụy Sỹ, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản. 

Khách hàng khi đến khám chữa bệnh tại MEDLATEC sẽ được trải nghiệm công nghệ y tế hiện đại, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, hiệu quả và tiện lợi. Chi phí vô cùng hợp lý, các gói khám đa dạng được thiết kế phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. 

Bệnh viện còn triển khai nhiều gói ưu đãi giảm giá và hỗ trợ thanh toán thẻ bảo hiểm lên tới 100% thông tuyến cho khách hàng. Qua đó nỗ lực mang lại chất lượng sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng.

Nhanh tay liên hệ đến tổng đài 1900 565656 để được hưởng các ưu đãi sớm nhất thôi nào.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị tập huấn y khoa tại Khánh Hoà: PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan cập nhật xét nghiệm trong sàng lọc và chẩn đoán các bệnh lý sản khoa

Xét nghiệm sàng lọc với mục đích phát hiện người có nguy cơ bị các bệnh, tật di truyền để từ đó có thể đưa ra các can thiệp kịp thời. Trong đó, nhóm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý sản khoa được chỉ định phổ biến gồm: Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Chi tiết về các nhóm xét nghiệm này được PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan cập nhật tại Hội nghị tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán và điều trị ngày 15/04 tại tỉnh Khánh Hoà.
Ngày 15/04/2023

Hội nghị tập huấn tại Cần Thơ, các chuyên gia khẳng định vai trò "xương sống" của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đa bệnh

Sáng nay (ngày 10/12), tại hội nghị Tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán, điều trị tổ chức diễn ra ở Cần Thơ, các chuyên đề báo cáo chuyên sâu của các chuyên gia đầu ngành đã cùng khẳng định vai trò “xương sống” của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đa bệnh.
Ngày 10/12/2022

Ung thư bàng quang: các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích

Trong bài viết này, nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u huyết thanh và nước tiểu, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích ung thư bàng quang sẽ được trình bày.
Ngày 30/11/2022

Xét nghiệm Beta tại nhà Bắc Ninh: Lựa chọn ngay MEDLATEC!

HCG là loại hormone được tiết ra từ nhau thai, do đó xét nghiệm beta HCG có thể xác định về tình trạng mang thai ở nữ giới. Tuy nhiên, cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín mới có thể đảm bảo mang lại kết quả chính xác. Nếu bạn đang phân vân về địa chỉ thực hiện xét nghiệm beta tại nhà Bắc Ninh, hãy lựa chọn ngay MEDLATEC!
Ngày 25/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp