Máu là một tổ chức di động bao gồm các thành phần hữu hình là các tế bào và huyết tương, lưu thông trong các động mạch, tĩnh mạch, mao mạch tới các mô tế bào và thực hiện nhiều chức năng sinh lý. Độ nhớt của máu sẽ ảnh hưởng đến khả năng lưu thông của máu trong cơ thể. Xét nghiệm đo độ nhớt máu sẽ giúp xác định tính chất này của máu, từ đó có thể đánh giá được các nguy cơ sức khỏe.
31/03/2020 | Bác sĩ trả lời: Ăn rồi xét nghiệm máu được không? 31/03/2020 | Xét nghiệm LH nói lên điều gì về sức khỏe sinh sản của bạn?
1. Độ nhớt máu là gì?
Máu bao gồm các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Máu lưu thông trong lòng mạch tới các cơ quan để đưa khí oxi (O2) từ phổi đến các mô và tế bào, đồng thời vận chuyển khí cacbonic (CO2) từ các tế bào tới phổi để đào thải ra ngoài. Ngoài ra máu thực hiện chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các mô và tế bào, bảo vệ cơ thể nhờ bạch cầu, kháng thể,…
Ảnh 1: Các thành phần của máu
Độ nhớt là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của máu, bên cạnh các yếu tố như tỷ trọng của máu, áp suất thẩm thấu. Máu lưu thông trong lòng mạch tạo thành dòng chảy, sự lưu thông này phụ thuộc vào áp lực tại động mạch, tĩnh mạch, độ rộng của lòng mạch, chiều dài mạch máu và độ nhớt máu. Khi độ nhớt của máu tăng sẽ tác động đến dòng chảy của máu trong lòng mạch, khiến máu khó lưu thông hơn, giảm lưu lượng máu cần thiết tới các mô và cơ quan.
Ở người khỏe mạnh bình thường thì độ nhớt máu tăng có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều tới dòng chảy của máu. Điều đó là do các mạch máu có đặc điểm dãn mạch bù trừ, sẽ làm lòng mạch có thể dãn ra để thích nghi được trong trường hợp này. Tuy nhiên, trong trường hợp mạch máu đã được giãn ở mức tối đa trong một số bệnh như đái tháo đường, viêm động mạch,… thì tình trạng tăng độ nhớt máu có thể để lại tác động gây hoại tử mô nếu mô không được cung cấp đủ máu.
2. Yếu tố nào ảnh hưởng đến độ nhớt máu?
Độ nhớt máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau tùy thuộc thành phần máu cũng như tính chất của các thành phần ấy. Khi một hay nhiều thành phần các tế bào trong máu tăng như tăng tiểu cầu, tăng số lượng bạch cầu nặng hay tình trạng đa hồng cầu đều có thể làm tăng độ nhớt của máu.
Một số trường hợp liên quan đến khả năng biến dạng của hồng cầu cũng gián tiếp gây nên tình trạng tăng độ nhớt máu. Thông thường kích thước đường kính trung bình của hồng cầu lớn hơn đường kính trung bình của mao mạch nên khi di chuyển xuyên qua mao mạch thì hồng cầu cần thay đổi kích thước, hình dạng.
Ví dụ trong bệnh lý thiếu máu do hồng cầu hình liềm, các hồng cầu không thể co nhỏ để có thể xuyên qua mao mạch máu ngoại vi, gây tăng số lượng hồng cầu dẫn đến tăng độ nhớt máu. Một số bệnh lý như đái tháo đường, tăng mỡ máu cholesterol, triglyceride, nhiễm toan chuyển hóa,… cũng là nguyên nhân gián tiếp gây tăng độ nhớt máu.
Ảnh 2: Hình ảnh hồng cầu hình liềm và hình cầu bình thường
Một tính chất của hồng cầu liên quan đến độ nhớt máu đó chính là khả năng kết dính của hồng cầu. Các yếu tố lưu hành trong máu có tính chất thích hợp sẽ có khả năng kết dính các hồng cầu lại với nhau để tạo ra các chuỗi hồng cầu, các chuỗi này gây giảm dòng chảy của máu từ đó làm tăng độ nhớt của máu.
Một số nguyên nhân dẫn đến tăng tính kết dính của hồng cầu đó là tăng fibrinogen máu, tăng globulin máu, có mặt phức hợp hemoglobin - haptoglobin trong các bệnh lý thiếu máu do tan máu, tăng lipid máu, có phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu, đái tháo đường, hạ thân nhiệt.
Tình trạng cô đặc máu cũng thường đi kèm với tình trạng tăng độ nhớt máu. Tình trạng này xảy ra trong một số trường hợp như cơ thể bị mất nước, bị bỏng, đái nhiều hoặc khi bị mắc bệnh tiêu chảy nặng.
Ngoài ra tình trạng tăng độ nhớt huyết tương do tăng một số yếu tố Protein trong thành phần cũng dẫn đến tình trạng tăng độ nhớt. Cùng với đó, các protein này có thể gây hình thành các chuỗi hồng cầu dẫn đến xuất hiện các cục máu đông. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng độ nhớt huyết tương đó là tăng fibrinogen máu, tăng cholesterol máu, tăng gammaglobulin máu,…
3. Xét nghiệm đo độ nhớt máu có ý nghĩa gì?
Xét nghiệm đo độ nhớt máu đặc biệt quan trọng và có nhiều giá trị trong đánh giá các bệnh lý huyết khối. Có thể hiểu rằng đây là tình trạng bệnh lý khiến các yếu tố trong máu hình thành cục máu đông ngay trong lòng mạch máu, khiến cho mạch máu bị nghẽn thậm chí là tắc mạch hoàn toàn. Tình trạng này có thể sẽ để lại nhiều biến chứng tùy vị trí và mức độ của cục máu đông. Thực sự nguy hiểm nếu như huyết khối này di chuyển tới và gây tắc mạch ở não và tim, gây tình trạng đột quỵ thì có thể cướp đi mạng sống bất cứ lúc nào.
Ảnh 3: Hình ảnh huyết khối trong lòng mạch
Xét nghiệm có giá trị đối với các bệnh nhân bị đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đa hồng cầu, viêm động mạch chi dưới,… Các bệnh lý này có mối liên quan đến tình trạng hình thành cục máu đông, tăng độ nhớt máu, tăng khả năng kết tập hồng cầu hoặc giảm khả năng biến đổi hình dạng của hồng cầu. Do đó cần thực hiện xét nghiệm để phát hiện được hội chứng tăng độ nhớt máu.
4. Làm xét nghiệm đo độ nhớt máu ở đâu?
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một bệnh viện được đánh giá cao về năng lực xét nghiệm, cung cấp hàng trăm dịch vụ xét nghiệm tới khách hàng. Với hơn 24 năm hình thành và phát triển trong lĩnh vực y tế, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm, nhiệt tình cùng hệ thống trang thiết bị xét nghiệm hiện đại hàng đầu, MEDLATEC luôn đảm bảo kết quả xét nghiệm nhanh và chính xác.
Ảnh 4: Hệ thống xét nghiệm hiện đại tại MEDLATEC
Bên cạnh đó, bệnh viện còn tiếp nhận Bảo lãnh viện phí cho các khách hàng có thẻ của gần 40 công ty bảo hiểm, như bảo hiểm Bảo Việt, bảo hiểm Bảo Minh, bảo hiểm nhân thọ Manulife, Dai-ichi Life, AIA,…
Hãy liên hệ với tổng đài 1900 565656 để được tư vấn, hỗ trợ đặt lịch khám sức khỏe cũng như lấy mẫu xét nghiệm tại nhà.