Gardnerella vaginalis là một trong những tác nhân vi khuẩn gây viêm âm đạo. Mặc dù có mặt thường xuyên trong âm đạo nhưng ở điều kiện bình thường nó không gây ra các triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi vi khuẩn này tăng sinh quá mức sẽ gây nên tình trạng viêm âm đạo, viêm tiết niệu và viêm nội mạc tử cung,…
04/06/2020 | Viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis 05/05/2020 | Trichomonas vaginalis - Tác nhân gây bệnh qua đường tình dục 29/04/2020 | Nấm Candida - nguyên nhân chủ yếu gây viêm âm đạo 04/04/2020 | Nếu bị viêm âm đạo do nấm Candida, chị em phụ nữ cần phải làm gì?
1. Đặc điểm của Gardnerella vaginalis
Gardnerella vaginalis trước đây là Corynebacterium vaginale hoặc Haemophilus vagis là một trực khuẩn kỵ khí, không di động, không sinh bào tử.
Gardnerella vaginalis nhuộm Gram
G.vaginalis thuộc nhóm Gram trung gian, có thành tế bào Gram dương nhưng, vì thành tế bào quá mỏng, nó có thể xuất hiện cả Gram dương hoặc Gram âm dưới kính hiển vi.
Trên môi trường nuôi cấy, G.vaginalis phát triển thành những khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi, xám trên môi trường thạch sô cô la.
Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán G.vaginalis trong phòng thí nghiệm là nhuộm Gram.
2. Khả năng gây bệnh của Gardnerella vaginalis
Gardnerella vagis là một loại vi khuẩn kỵ khí cư trú trong hệ vi khuẩn âm đạo bình thường. Thông thường, hệ vi khuẩn âm đạo chiếm ưu thế bởi các loài Lactobacilli, nhưng khi các sinh vật như Gardnerella bắt đầu phát triển quá mức và trở thành loài chiếm ưu thế, dẫn đến viêm âm đạo.
Biểu mô âm đạo khỏe mạnh thường chứa hydro peroxide và axit lactic được sản xuất lactobacilli, hoạt động như một lớp chất hoạt động bề mặt bảo vệ và làm cho pH âm đạo có tính axit. Qua đó, ức chế sự bám dính và phát triển của các vi khuẩn khác, bao gồm cả mầm bệnh cơ hội trên biểu mô âm đạo.
G.vaginalis tăng sinh (trái) và bình thường (phải) ở tế bào biểu mô âm đạo
Viêm âm đạo do vi khuẩn được gây ra bởi sự mất cân bằng trong hệ vi khuẩn tự nhiên. Bất kỳ thay đổi nào trong hệ vi khuẩn cư trú bao gồm giảm lượng vi khuẩn Lactobacilli đều cho phép các vi khuẩn kỵ khí khác nhau có được chỗ đứng và nhân lên và gây bệnh.
G.vaginalis trong âm đạo sản xuất sialidase, một loại enzyme có khả năng phân hủy chất nhầy cổ tử cung, và vaginolysin - một cytolysin làm cho tế bào biểu mô âm đạo bị ly giải.
Tỷ lệ mắc bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn Gardnerella rất khó xác định. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm khuẩn âm đạo bao gồm tiền sử nhiều bạn tình, quan hệ tình dục với bạn tình mới, hút thuốc lá, thụt rửa âm đạo và sử dụng dụng cụ tránh thai trong tử cung,…
Gardnerella vaginalis rất hiếm gặp ở nam giới và có các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra với những người bị ức chế miễn dịch hoặc ở những người có bất thường về giải phẫu cơ quan sinh dục hoặc người nghiện rượu. G.vaginalis không được coi là một bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng có thể được truyền khi quan hệ tình dục.
- Biến chứng do G.vaginalis gây ra:
+ Biến chứng thai kỳ như sinh non và sảy thai.
+ Nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cao hơn.
+ Bệnh viêm sinh dục - vùng chậu: Gây viêm nội mạc tử cung, viêm màng đệm, viêm tầng sinh môn và nhiễm trùng vết thương cắt tử cung, nhiễm trùng tử cung, và áp xe âm đạo.
+ Ở trẻ sơ sinh, G.vaginalis gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm mô tế bào, viêm kết mạc, viêm phổi,…
3. Biểu hiện viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis
Viêm âm đạo do G.vaginalis có triệu chứng không điển hình: sốt, tiết dịch âm đạo, đau bụng và tăng bạch cầu,…
Có tới 50% phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn không có triệu chứng. Khi gây bệnh, nó gây ra mùi âm đạo "tanh" khó chịu và dịch tiết âm đạo màu vàng hoặc trắng. Đối với một số phụ nữ, những triệu chứng này đặc biệt khó chịu trong hoặc sau khi giao hợp. Chất dịch tiết ra trong âm đạo do vi khuẩn có xu hướng mỏng hơn so với "dịch nhầy", cụ thể hơn:
+ Dịch tiết: trắng hoặc xám, mỏng, phủ trên thành âm đạo.
Nhiễm khuẩn âm đạo
+ Kiểm tra pH của dịch tiết âm đạo cho thấy độ axit thấp (pH lớn hơn 4,5).
+ Dịch tiết mùi tanh.
+ Thăm khám: cổ tử cung và dịch cổ tử cung có hình dạng bình thường, tuy nhiên, có thể có dấu hiệu viêm cổ tử cung. Thành âm đạo tạo ra phản xạ ánh sáng tăng cường mà không bị viêm rõ rệt. Niêm mạc âm đạo được bao phủ bởi dịch tiết đồng nhất, lỏng.
4. Cách phòng và điều trị Gardnerella vaginalis
- Cách thức phòng bệnh:
+ Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục.
+ Không sử dụng xà phòng, dung dịch rửa có tính sát khuẩn mạnh.
+ Không sử dụng cung quần áo lót, khăn tắm,…
+ Không thụt rửa âm đạo.
+ Không sử dụng các loại thuốc đặt âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ.
+ Ăn uống lành mạnh, kết hợp tập thể dục thể thao thường xuyên.
+ Giữ cuộc sống cân bằng và thoải mái.
+ Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ.
+ Khi có dấu hiệu nghi ngờ cần được thăm khám.
- Phương pháp điều trị:
Tất cả phụ nữ có triệu chứng viêm âm đạo do vi khuẩn nên được điều trị. Nên kiểm tra định kỳ ngay cả khi họ không có triệu chứng đặc biệt là phụ nữ có thai và/ hoặc có nguy cơ sinh non.
Viêm âm đạo do mất cân bằng hệ vi khuẩn
Điều trị bằng metronidazole (Flagyl hoặc MetroGel - Vaginal) hoặc clindamycin (Cleocin). Có thể sử dụng đường uống hoặc bôi dưới dạng kem hoặc gel âm đạo. Tuy nhiên, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị tất cả phụ nữ mang thai có triệu chứng nên được điều trị bằng thuốc uống vì thuốc an toàn và có tác dụng tốt hơn kem bôi hoặc gel âm đạo.
Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào khiến bạn nghĩ mình bị viêm âm đao (có thể do Gardnerella vaginalis hay không), nên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc bác sĩ phụ khoa của bạn.
Các bác sĩ của chúng tôi tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng có thể cung cấp hướng xử lý và hướng dẫn điều trị tại nhà thông qua tư vấn trực tuyến 1900565656. Hoặc bạn có thể đến khám trực tiếp tại các cơ sở của MEDLATEC:
- Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC địa chỉ: 42 - 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội.
- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC địa chỉ:
+ 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.
+ Số 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức khám chữa bệnh tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết,...