Xét nghiệm ALT là một xét nghiệm hóa sinh được sử dụng phổ biến để đánh giá tình trạng tổn thương của gan. Vai trò của ALT trong đánh giá chức năng gan như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
21/12/2019 | Xét nghiệm ALT giúp đánh giá tình trạng tổn thương gan 22/04/2019 | Xét nghiệm vi khuẩn Lậu và Chlamydia Trachomatis bằng kỹ thuật Realtime PCR đa mồi trên cùng một mẫu bệnh phẩm 02/05/2018 | Ý nghĩa lâm sàng của tỷ số AST/ALT (tỷ số De Ritis)
1. ALT và xét nghiệm ALT là gì?
ALT là tên viết tắt của cụm từ Alanine Aminotransferase - là một enzyme được thấy chủ yếu ở bào tương của tế bào gan. Ngoài ra tìm thấy một lượng rất nhỏ enzyme này ở thận, tim và cơ.
Hình 1: ALT là enzyme được tìm thấy chủ yếu ở tế bào gan
Bất kỳ nguyên nhân hay bệnh lý nào ảnh hưởng đến gan đều dẫn đến việc bài tiết enzym này vào máu từ đó làm thay đổi nồng độ enzyme này trong máu. Thường thấy nồng độ enzyme này tăng trước khi có biểu hiện lâm sàng rõ rệt.
Xét nghiệm men gan ALT có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn các xét nghiệm men gan khác trong chẩn đoán những tổn thương ở gan do loại men này có nguồn gốc chủ yếu ở tế bào gan. Xét nghiệm này có thể kết hợp với xét nghiệm GGT để chẩn đoán nguyên nhân viêm gan do rượu.
2. Giá trị xét nghiệm ALT bình thường là bao nhiêu?
Ở người khỏe mạnh bình thường, nồng độ ALT trong máu thấp và luôn ổn định. Xét nghiệm sử dụng bệnh phẩm là huyết thanh, bệnh nhân nên nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm.
- Giá trị ALT bình thường là: < 41 UI/L.
- Một số bệnh lý gây tăng nồng độ ALT máu là:
+ Các bệnh viêm gan virus cấp hay mạn, ung thư gan tổn thương gan do sử dụng thuốc, nhiễm độc, trụy mạch lâu ngày,… làm giá trị xét nghiệm tăng cao, có thể tăng trên 3000 UI/L.
+ Trong viêm gan do rượu, xơ gan, tắc mật, suy tim, chấn thương cơ, tổn thương tế bào hồng cầu,… nồng độ ALT có thể tăng vừa và thường < 300UI/L.
+ Bệnh xơ gan, viêm gan mạn hay viêm gan do virus cấp; trường hợp lạm dụng đồ uống có cồn,… nồng độ enzyme này có thể tăng nhẹ, thường < 100 UI/L.
+ Sử dụng một số loại thuốc làm tăng nồng độ men gan như: thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc tâm thần, một số kháng sinh,…
Hình 2: Xét nghiệm ALT là một trong những xét nghiệm men gan quan trọng
3. Xét nghiệm ALT dành cho ai?
Mọi người có thể thực hiện xét nghiệm men gan khi thực hiện gói khám sức khỏe định kỳ.
Những trường hợp có các triệu chứng bất thường chức năng gan nên làm xét nghiệm. Một số triệu chứng đó là:
-
Cảm thấy người mệt mỏi, ăn không ngon miệng, sụt cân.
-
Buồn nôn và nôn.
-
Có hiện tượng vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu.
-
Ngứa.
-
Đau bụng.
-
Tiền sử gia đình có người bị viêm gan hay các bệnh lý về gan.
-
Có nguy cơ tiếp xúc với virus viêm gan.
-
Người nghiện rượu.
-
Người béo phì thừa cân, mắc bệnh tiểu đường,…
4. Ý nghĩa xét nghiệm ALT
- Xét nghiệm được thực hiện nhằm phát hiện các tổn thương gan do bệnh lý, đánh giá chức năng và tình trạng tổn thương của gan.
- Xét nghiệm ALT cùng với xét nghiệm AST là bộ xét nghiệm men gan quan trọng để phát hiện tổn thương gan.
Hình 3: Xét nghiệm được thực hiện nhằm phát hiện, đánh giá các tổn thương gan
- Xét nghiệm kết hợp với các xét nghiệm khác như: GGT, albumin, protein toàn phần, bilirubin, ALP để xác định đầy đủ hơn về tình trạng chức năng gan.
- Xét nghiệm dùng để theo dõi điều trị bệnh gan, trong viêm gan mạn nồng độ enzym này bình thường hoặc tăng nhẹ do đó phải xét nghiệm kiểm tra thường xuyên.
Chỉ số men gan cao nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
+ Đối với bệnh nhân viêm gan cấp tính, nồng độ ALT tăng cao, và có thể trở lại bình thường sau khi điều trị đúng nguyên nhân gây viêm gan.
+ Nồng độ men gan tăng cao rõ rệt khi người bênh sử dụng các thuốc hay các chất gây độc cho gan.
5. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan và những biện pháp phòng bệnh
Các bệnh lý về gan rất đa dạng và trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạn nên chú ý đó là:
- Uống quá nhiều rượu bia, đồ uống có cồn.
- Quan hệ tình dục không an toàn hay không sử dụng các biện pháp bảo vệ.
- Sử dụng thuốc sai chỉ dẫn.
- Người mắc bệnh béo phì, tiểu đường.
- Những người có nguy cơ cao tiếp xúc với máu hay các dịch tiết của người bệnh.
- Dùng chung kim tiêm, xăm hình ở những nơi không đảm bảo tiêu chuẩn.
Hình 4: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý về gan
Một số biện pháp phòng bệnh nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh đó là:
- Tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan do virus.
- Bảo vệ cơ thể khỏi các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, thuốc xịt muỗi,… bằng cách sử dụng khẩu trang, gang tay, quần áo bảo hộ lao động.
- Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su để phòng chống bệnh.
- Hạn chế uống rượu bia và các đồ uống chứa cồn.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý: theo dõi cân nặng thường xuyên và có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý khoa học. Không ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung vitamin cho cơ thể.
- Sử dụng thuốc đúng cách: dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian và phải nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cẩn thận khi tiếp xúc với máu, dịch tiết của người bệnh: có các biện pháp bảo vệ bản thân như đeo găng tay khi chăm sóc bệnh nhân, rửa tay sau khi chăm sóc người bệnh. Không dùng chung bơm kim tiêm với người bị bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ hay bất cứ khi nào thấy cơ thể bất thường.
Xét nghiệm ALT hiện nay được thực hiện phổ biến ở đa số các cơ sở y tế. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chọn cơ sở uy tín để làm xét nghiệm để được kết hợp tư vấn, chẩn đoán bệnh chính xác. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ chuyên gia đầu ngành trực tiếp thăm khám và tư vấn kết quả cho bạn đảm bảo kết quả bạn nhận được là hoàn toàn chính xác.
Hình 5: Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Bên cạnh đó bệnh viện sở hữu máy móc công nghệ cao, trang thiết bị hiện đại, quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, các dịch vụ khám chữa bệnh đa dạng phù hợp với mọi khách hàng.
Để được tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ khám chữa bệnh tại MEDLATEC, khách hàng vui lòng liên hệ tới số 1900565656.