Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Theo GLOBOCAN 2012, trên thế giới: Ung thư phổi đứng hàng thứ 3 về tỷ lệ mắc và đứng hàng đầu về tỷ lệ tử vong, tại Việt Nam: đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và đứng thứ 2 về tỷ lệ tử vong. Ung thư phổi bao gồm 2 nhóm chính: ung thư phổi không tế bào nhỏ (non-small cell lung cancer - NSCLC) và ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC). Khoảng 85% số ca ung thư phổi là NSCLC và khoảng 75% NSCLC được phát hiện ở giai đoạn tiến triển hoặc di căn [1].
Hiện nay, nhiều phương pháp điều trị đích đã được sử dụng trong lâm sàng để điều trị ung thư với ưu điểm là chỉ diệt tế bào ung thư, tế bào bình thường giữ nguyên. Với sự phát triển của ngành sinh học phân tử, đột biến gen EGFR (Epidermal Growth Factor Receptor - thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì) được phát hiện trên bệnh NSCLC (với tỉ lệ từ 10-20% trên bệnh nhân ở châu Âu, châu Mỹ và 30-60% trên bệnh nhân thuộc chủng tộc Đông Á. Đặc biệt theo nghiên cứu Pioneer, bệnh nhân NSCLC nữ có tỷ lệ đột biến EGFR cao hơn nam lần lượt chiếm 64,2% và 35,8%. Các thuốc điều trị đích loại phân tử nhỏ ức chế tyrosin kinase như: Erlotinib (Tarceva) và Gefitinib (Iressa) giúp ức chế hoạt tính tyrosin kinase của EGFR đã được chỉ định và điều trị thành công cho các bệnh nhân NSCLC. Nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh nhân mang đột biến gen EGFR đáp ứng tốt với liệu pháp điều trị này, ngoại trừ những bệnh nhân mang đột biến T790M của gen EGFR [2]. Vì vậy, Hội ung thư lâm sàng Hoa Kỳ khuyến cáo xét nghiệm phát hiện đột biến gen EGFR cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ nên làm thường quy trước khi điều trị các thuốc ức chế tyrosin kinase [3]. Đây là xét nghiệm rất cần thiết cho việc chỉ định điều trị hợp lý và hiệu quả cho bệnh nhân NSCLC.
1. ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP
Hiện nay, tại Việt Nam, xét nghiệm phát hiện đột biến trên gen EGFR đã được thực hiện tại một số cơ sở y tế bằng các phương pháp khác nhau như: Real-time PCR, lai đầu dò (StripAssay), giải trình tự gen… So với các phương pháp này, phương pháp cobas® EGFR Mutation Test v2 đã được cấp chứng nhận chất lượng CE-IVD cho phép sử dụng trong chẩn đoán, cho kết quả nhanh chóng, độ nhạy cao (có khả năng phát hiện khi số lượng tế bào mang đột biến là 5%), thiết bị chuyên dụng đồng bộ, tự động hoàn toàn trên hệ thống máy Cobas 4800 của hãng Roche,… Đặc biệt, kit phát hiện được tới 42 đột biến EGFR khác nhau, đa số là những đột biến đã được xác định có ảnh hưởng đến tính đáp ứng với các thuốc điều trị đích (thuốc ức chế tyrosine kinase), trong đó có 29 đột biến trên Exon 19 nhiều hơn so với các kít khác như: kit Qiagen chỉ phát hiện được 29 đột biến EGFR gồm 19 đột đột biến trên Exon 19, kit StripAssay (ViennaLab) phát hiện được 30 đột biến. Điều này rất có giá trị trong chẩn đoán và điều trị vì tỷ lệ bệnh nhân có đột biến trên Exon 19 là cao nhất 9 (>50%) so với các Exon khác.
Các đột biến trên gen EGFR xảy ra tại nhiều vị trí khác nhau. Kit phát hiện đột biến gen EGFR tại MEDLATEC phát hiện được 42 đột biến khác nhau trên các Exon 18-21 gồm:
Exon
|
Nhóm đột biến EGFR
|
42 loại đột biến EGFR
|
Exon 18
|
G719X
|
2156G>C
|
2155G>A
|
2155G>T
|
Exon 19
|
Ex19Del
|
2240_2251del12
|
2239_2247del9
|
2238_2255del18
|
2235_2249del15
|
2236_2250del15
|
2239_2253del15
|
2239_2256del18
|
2237_2254del18
|
2240_2254del15
|
2240_2257del18
|
2239_2248TTAAGAGAAG>C
|
2239_2251>C
|
2237_2255>T
|
2235_2255>AAT
|
2237_2252>T
|
2239_2258>CA
|
2239_2256>CAA
|
2237_2253>TTGCT
|
2238_2252>GCA
|
2238_2248>GC
|
2237_2251del15
|
2236_2253del18
|
2235_2248>AATTC
|
2235_2252>AAT
|
2235_2251>AATTC
|
2253_2276del24
|
2237_2257>TCT
|
2238_2252del15
|
2233_2247del15
|
Exon 20
|
S768I
|
2303G>T
|
T790M
|
2369C>T
|
Ex20Ins
|
2307_2308ins9GCCAGCGTG
|
2319_2320insCAC
|
2310_2311insGGT
|
2311_2312ins9GCGTGGACA
|
2309_2310AC>CCAGCGTGGAT
|
Exon 21
|
L858R
|
2573T>G
|
2573_2574TG>GT
|
L861Q
|
2582T>A
|
2. CHỈ ĐỊNH
Những bệnh nhân cần xét nghiệm đột biến gen EGFR nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị, tiên lượng, nghiên cứu khoa học… như:
- Bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ mọi giai đoạn;
- Bệnh nhân ung thư hậu môn;
- Bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm ác tính độ IV tại não (glioblastoma multiforme grade IV).
3. MẪU BỆNH PHẨM
- Mẫu mô vùi Paraffin đã được chẩn đoán kết quả mô bệnh học.
- Lát cắt sinh thiết cố định trên trên lam kính chưa nhuộm HE vì hóa chất nhuộm có thể ức chế phản ứng PCR.
- Mẫu máu toàn phần của bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ.
- Mẫu sinh thiết tươi được bảo quản (cố định bằng cồn tuyệt đối hoặc formol 10%) trước đó đã được nhuộm tiêu bản HE và xác định có tế bào ung thư.
- Dịch chọc hút màng phổi, dịch tế bào chọc hạch di căn ung thư. đã được nhuộm tiêu bản HE và xác định có tế bào ung thư.
4. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
Xét nghiệm đột biến EGFR trên kit Cobas® EGFR Mutation Test v2 là xét nghiệm được tối ưu làm trên mẫu mô vùi parafin và mẫu máu toàn phần. Các bệnh phẩm khác như dịch màng phổi, dịch chọc hạch, mô tươi… không được ưu tiên lựa chọn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A comparison of Direct sequencing, Pyrosequencing, High resolution melting analysis, TheraScreen DxS, and the K-ras StripAssay for detecting KRAS mutations in non small cell lung carcinomas Journal of Experimental & Clinical Cancer Research 2012.
2. Reade CA, Ganti AK (2009) “EGFR targeted therapy in non-small cell lung cancer: potential role of cetuximab” Biologics 3: 215-224.
3. Li H. et al. (2014) “Primary concomitant EGFR T790M mutation predicted worse prognosis in non-small cell lung cancer patients” Onco Targets Ther. 7:513-24.
4. Keedy VL et al.(2011) “American Society of Clinical Oncology Provisional Clinical Opinion: Epidermal Growth Factor Receptor (EGFR) Mutation Testing for Patients With Advanced Non–Small-Cell Lung Cancer Considering First-Line EGFR Tyrosine Kinase Inhibitor Therapy” JCO 29(15): 2121-2127.
5. EGFR XL StripAssay® Instructions of Use 5-630 ViennaLab Diagnostics GmbH.
6. QIAamp® DNA FFPE Tissue Handbook June 2012;QIAGEN Sample and Assay Technologies.