Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus có đáng lo ngại hay không? | Medlatec

Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus có đáng lo ngại hay không?

Ngày 05/04/2020 CN. Nguyễn Thị Huế - Trung tâm xét nghiệm

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là một bệnh lý thường gặp và phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh có tỷ lệ mắc và gây tử vong cao thứ 2 ở trẻ chỉ sau nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Vậy tiêu chảy do rotavirus nguy hiểm như thế nào và làm sao để phát hiện? Cùng đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.


27/02/2020 | Có nên cho trẻ uống vắc xin Rota ngừa tiêu chảy cấp không?
24/10/2019 | Cho trẻ uống vắc xin Rotavin cần lưu ý điều gì?
24/10/2019 | Vắc xin rota uống khi nào thì thích hợp nhất
24/10/2019 | Vắc xin rota bao nhiêu tiền, có tốt không?

1. Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh lý gì?

Virus Rota là nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng đường ruột hay còn gọi là Tiêu chảy cấp ở hầu hết trẻ dưới 5 tuổi. Hằng năm, Tiêu chảy cấp có thể gây tử vong hơn 600.000 trẻ trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Virus tấn công nhanh chóng vào hệ tiêu hóa, khiến cho trẻ bị nôn ói nhiều, đi ngoài, mất nước trầm trọng, nếu không được bù nước kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Hình 1: Tiêu chảy do rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.

Hình 1: Tiêu chảy do rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.

Sau khi trẻ bị nhiễm virus từ 1 đến 3 ngày, các triệu chứng tiêu chảy bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên trẻ sẽ bị sốt cao trên 39 độ, quấy khóc do khó chịu, nôn, sau đó là tiêu chảy và sốt. Tình trạng nôn và tiêu chảy có thể tới 20 lần trong ngày, phân lỏng toàn nước, có màu xanh dưa cải.

Đa số trẻ bị tiêu chảy đều mất một lượng nước và chất điện giải khá lớn, cần phải nhập viện để điều trị. Nếu không được bù nước kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng của sự mất nước như khô miệng, mắt trũng, da khô, đi tiểu ít và thường hay buồn ngủ li bì. Các bậc phụ huynh nên chú ý bù nước và điện giải phù hợp cho bé.

Bệnh thường kéo dài khoảng 3 - 9 ngày, tuy nhiên thời gian hồi phục thậm chí có thể vài tuần. Sau khi hồi phục, trẻ vẫn có thể bị suy dinh dưỡng, sút cân, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh lý kèm theo khác. 

2. Virus rota thường lây truyền như thế nào?

Virus rota có thể tồn tại rất lâu trong môi trường sống và có sức đề kháng cao, do vậy khả năng lây nhiễm của virus này khá lớn. Nguồn bệnh của virus có thể là người và một số động vật như bò, khỉ, chó,...

Đường lây truyền chủ yếu của virus rota là đường phân - miệng, ngoài ra có thể lây qua đường hô hấp. Phân của trẻ mắc rotavirus đi ra môi trường bên ngoài gây ô nhiễm nguồn nước, các vật dụng xung quanh. Chúng tồn tại trên bề mặt bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi,...

Nếu trẻ không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, virus sẽ lây qua đường miệng khi trẻ ngậm tay hoặc ngậm các đồ vật. Đặc biệt là các bé nhỏ từ 3 đến 24 tháng thường có xu hướng ngậm tay hoặc chưa biết rửa tay, do đó virus Rota dễ dàng tấn công hơn.

Hình 2: Trẻ ngậm tay có thể dẫn đến lây nhiễm virus Rota.

Hình 2: Trẻ ngậm tay có thể dẫn đến lây nhiễm virus Rota.

Dưới đây là một số các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc virus Rota bạn cần chú ý như:

- Trẻ có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch yếu, suy dinh dưỡng thấp còi.

- Trẻ không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Trẻ bú bình, ăn sữa ngoài không đảm bảo có nguy cơ nhiễm cao hơn so với việc bú sữa mẹ hoàn toàn.

- Đồ ăn không hợp vệ sinh, ô nhiễm, thiu hỏng.

- Nguồn nước uống và sinh hoạt bị ô nhiễm hoặc để quá lâu bên ngoài.

- Bảo mẫu hoặc người trông trẻ không giữ vệ sinh chân tay, dẫn đến việc lây nhiễm virus cho bé thông qua làm đồ ăn, thức uống, thay tã,...

- Việc xử lý phân và chất thải không đúng quy định cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm virus.

Bú bình không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân mắc bệnh.

Hình 3: Bú bình không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân mắc bệnh.

3. Làm sao để phát hiện và cách phòng tránh rotavirus như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác bệnh, ngoài những triệu chứng lâm sàng như sốt, nôn, tiêu chảy kéo dài, mất nước,... cần phải dựa vào những kỹ thuật cận lâm sàng để xét nghiệm chẩn đoán. Hiện nay phương pháp thông dụng và phổ biến nhất đó là xét nghiệm phân test nhanh giúp phát hiện kháng nguyên của virus Rota.

Mẫu phân được bác sĩ khuyên nên lấy vào thời gian đầu sau khi bị tiêu chảy, hướng dẫn trẻ đi vệ sinh vào bô sạch, sau đó lấy phân vào lọ đựng sạch có nắp đậy. Thông thường khi trẻ bị tiêu chảy thì phân lỏng nhiều nước, tuy nhiên cũng nên hạn chế lấy mẫu phân quá nhiều nước và dính giấy vệ sinh hay các tạp chất khác.

Mẫu phân sau đó cần phải được vận chuyển nhanh chóng về phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích. Đây là một xét nghiệm đơn giản và có độ nhạy cao phát hiện chính xác sự có mặt của kháng nguyên virus trong phân. Từ đó giúp hỗ trợ bác sĩ trong việc đưa ra phương án điều trị nhanh chóng, kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng.

Bệnh tiêu chảy do rotavirus được hạn chế nếu chúng ta chủ động phòng tránh đúng cách. Một số biện pháp phòng ngừa cần thiết cần lưu ý như:

- Rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, nếu trẻ còn nhỏ cần hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách để hạn chế sự lây nhiễm virus.

- Cho trẻ bú sữa hoàn toàn hoặc hạn chế bú bình.

- Thường xuyên vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, chế biến đồ ăn sạch sẽ, tránh ôi thiu.

- Giữ gìn vệ sinh không gian sống, đặc biệt là nơi trẻ thường xuyên chơi như bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi,... không để trẻ bò trên sàn nhà bẩn, ngậm tay, ngậm đồ chơi.

- Trẻ trên 2 tháng tuổi cần được bác sĩ tư vấn uống vacxin dự phòng virus Rota.

- Nếu trẻ bị bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị, không sử dụng bất cứ loại thuốc nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ đồng thời cho trẻ nghỉ học ở nhà đến khi khỏi bệnh, tránh lây lan đến các bé khác.

Cần tạo cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ và đúng các.

Hình 4: Cần tạo cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ và đúng các.

Việc chủ động phòng ngừa rotavirus là rất cần thiết và quan trọng. Qua đó hạn chế sự mắc bệnh và lây lan trong cộng đồng. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên ngay lập tức hãy đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và xét nghiệm kịp thời. Tiêu chảy kéo dài và mất nước sẽ gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí có thể trụy mạch và tử vong. 

Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể thực hiện xét nghiệm virus Rota cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây không những có đội ngũ các y tá, kỹ thuật viên, bác sĩ tay nghề cao mà còn được hỗ trợ bởi hệ thống máy móc vô cùng hiện đại. Qua đó đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng, giúp người bệnh sớm được điều trị hiệu quả.

Bên cạnh đó dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà 24/24h sẽ giúp các bậc phụ huynh thêm yên tâm hơn trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát như hiện nay. Bạn không cần phải đưa trẻ đến trực tiếp tại viện, chỉ cần ngồi nhà và đăng ký qua tổng đài 1900 56 56 56, chúng tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn.  

Hãy nhanh tay liên hệ để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình ngay thôi nào.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị tập huấn y khoa tại Khánh Hoà: PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan cập nhật xét nghiệm trong sàng lọc và chẩn đoán các bệnh lý sản khoa

Xét nghiệm sàng lọc với mục đích phát hiện người có nguy cơ bị các bệnh, tật di truyền để từ đó có thể đưa ra các can thiệp kịp thời. Trong đó, nhóm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý sản khoa được chỉ định phổ biến gồm: Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Chi tiết về các nhóm xét nghiệm này được PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan cập nhật tại Hội nghị tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán và điều trị ngày 15/04 tại tỉnh Khánh Hoà.
Ngày 15/04/2023

Hội nghị tập huấn tại Cần Thơ, các chuyên gia khẳng định vai trò "xương sống" của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đa bệnh

Sáng nay (ngày 10/12), tại hội nghị Tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán, điều trị tổ chức diễn ra ở Cần Thơ, các chuyên đề báo cáo chuyên sâu của các chuyên gia đầu ngành đã cùng khẳng định vai trò “xương sống” của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đa bệnh.
Ngày 10/12/2022

Ung thư bàng quang: các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích

Trong bài viết này, nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u huyết thanh và nước tiểu, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích ung thư bàng quang sẽ được trình bày.
Ngày 30/11/2022

Xét nghiệm Beta tại nhà Bắc Ninh: Lựa chọn ngay MEDLATEC!

HCG là loại hormone được tiết ra từ nhau thai, do đó xét nghiệm beta HCG có thể xác định về tình trạng mang thai ở nữ giới. Tuy nhiên, cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín mới có thể đảm bảo mang lại kết quả chính xác. Nếu bạn đang phân vân về địa chỉ thực hiện xét nghiệm beta tại nhà Bắc Ninh, hãy lựa chọn ngay MEDLATEC!
Ngày 25/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp