Thận là một trong những cơ quan quan trọng, có nhiệm vụ chính là lọc máu, điều hòa thể tích máu,... Xét nghiệm chức năng thận giúp chẩn đoán tình trạng thận, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Hiện nay trong y khoa có khá nhiều phương pháp xét nghiệm đánh giá chức năng của thận. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh mà các bác sĩ chỉ định phương pháp xét nghiệm thích hợp.
17/12/2019 | Các loại xét nghiệm chức năng thận phổ biến nhất hiện nay 06/11/2019 | Có bao nhiêu phương pháp xét nghiệm đánh giá chức năng thận? 02/03/2018 | Toán học trong Y học: độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) dựa trên creatinine, cystatin C hoặc cả hai, được sử dụng để đánh giá chức năng thận ở người lớn và trẻ em 08/07/2017 | Cystatin C: vai trò trong đánh giá chức năng thận
1. Phương pháp xét nghiệm sinh hóa
Những xét nghiệm sinh hóa như điện giải đồ, xét nghiệm ure máu,... Được nhiều bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân để đánh giá chức năng của thận.
Xét nghiệm chức năng thận
1.1. Xét nghiệm xác định chỉ số ure
Trong lượng thực phẩm mà mỗi người tiêu thụ mỗi ngày luôn có một lượng protein nhất định. Mà chính lượng protein sau quá trình phân hủy sẽ tạo ra ure. Sau đó hàm lượng ure này được lọc qua thận rồi đào thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu.
Xét nghiệm ure cho phép xác định chỉ số ure trong máu, kiểm tra các chức năng của thận. Từ đó giúp theo dõi và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp với các bệnh lý về thận.
Đối với người bình thường, chỉ số ure trong máu thường dao động từ 2.5 - 7.5 mmol/l. Khi chỉ số ure tăng là dấu hiệu của những căn bệnh như sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận. Trong khi đó ure giảm lại chứng tỏ lượng protein cơ thể tiêu thụ ở mức thấp. Chỉ số ure thấp cho biết bạn đang bị suy giảm chức năng gan.
1.2. Điện giải đồ
Khi thận bị rối loạn thường khiến các chất điện giải đồ của cơ thể không còn ở mức cân bằng. Xét nghiệm điện giải đồ cho phép xác định chỉ số Natri, Kali, Clo và Canxi trong máu. Theo đó, bạn có dựa vào bảng chỉ số sau để đọc kết quả điện giải đồ.
Chất điện giải đồ
|
Chỉ số ở mức bình thường
|
Natri
|
135 - 145 mmol/L
|
Kali
|
3.5 - 4.5 mmol/L
|
Canxi
|
2.2 - 2.6 mmol/L
|
Clo
|
90 - 110 mmol/l
|
Khi những chỉ số chất điện giải đồ tăng hoặc giảm bất thường rất có thể chức năng thận đang gặp vấn đề. Chẳng hạn khi chỉ số Natri giảm có nghĩa chức năng thận đang bị suy giảm.
1.3. Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan
Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm này với những bệnh nhân đang nghi ngờ mắc bệnh liên quan đến thận. Ở người khỏe mạnh bình thường, chỉ số pH luôn ở trong khoảng 7.37 - 7.43. Với chỉ số pH như vậy thì các men tế bào, protein co cơ hay hoạt động đông máu sẽ được tối ưu nhất.
1.4. Xét nghiệm creatinin huyết thanh
Creatinin được sinh ra sau quá trình thoái hóa của creatine. Có hiểu đơn giản creatinin là chất thải hình thành sau sự hoạt động của các cơ. Ở nam giới chỉ số creatinin thường ở mức 0.6 -1.2 mg/dl, nữ giới là 0.5 - 1.1 mg/dl.
Xét nghiệm creatinin huyết thanh
Khi chỉ số creatinin tăng cao đột biến có nghĩa chức năng thận đang bị rối loạn. Đơn giản bởi khi chức năng thận bị suy giảm kéo theo quá trình lọc creatinin giảm. Điều này làm cho creatinin trong máu tăng cao hơn bình thường. Sự gia tăng creatinin tương ứng với từng mức độ suy thận. Cụ thể:
Chỉ số creatinin
|
Mức độ suy thận
|
Thấp hơn 130 mmol/l
|
Độ I
|
130 - 299 mmol/l
|
Độ II
|
300 - 499 mmol/
|
Độ IIIA
|
500 - 899 mmol/l
|
Độ IIIB
|
Lớn hơn 900 mmol/l
|
Độ IV
|
1.5. Xét nghiệm acid uric máu
Xét nghiệm acid uric máu được chỉ định cho những bệnh nhân bị gout, bệnh lý liên quan đến thận,... Ở nam giới chỉ số acid uric trong máu thường đạt 180 - 420 mmol/l, nữ giới là 150 - 360 mmol/l. Khi chỉ số acid uric trong máu tăng có nghĩa bạn đang có nguy cơ mắc bệnh gout, vẩy nến, bệnh lý về thận,...
1.6. Xét nghiệm albumin huyết thanh
Ở người khỏe mạnh bình thường, chỉ albumin luôn ở quanh mức 35 - 50g/L. Nó tương đương với 50 - 60% tổng lượng protein. Những bệnh nhân mắc viêm cầu thận, chỉ số albumin sẽ xuống khá thấp.
1.7. Xét nghiệm protein toàn phần huyết tương
Chỉ số protein toàn phần huyết tương là thước đo phản ánh khả năng lọc máu của thận. Trong đó chỉ số protein ở ngưỡng lý tưởng là 60 - 80 g/L. Với những mắc bệnh lý về thận, màng lọc thận đã bị tổn thương dẫn đến suy giảm chức năng lọc máu.
1.8. Tổng phân tích tế bào máu
Đây là xét nghiệm cho biết số lượng hồng cầu trong máu đang ở mức bao nhiêu. Lượng hồng cầu giảm là dấu hiệu của bệnh lý suy thận mãn tính.
2. Phương pháp xét nghiệm nước tiểu
Bên cạnh phương xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm nước tiểu cũng cho kết quả đánh giá chức năng thận khá chính xác.
Mẫu nước tiểu dùng để xét nghiệm chức năng thận
2.1. Xét nghiệm chỉ số protein trong nước tiểu trong 24 giờ
Lượng protein tồn tại trong nước tiểu ở người bình thường luôn ở ngưỡng 0 - 0.2g/l/24h. Đối với người mắc các bệnh lý về thận như suy thận, viêm cầu thận, đái tháo đường,... Chỉ số protein có thể tăng đến hơn 0.3g/l/24h.
2.2. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
Xét nghiệm tổng hợp phân tích nước cho biết 2 chỉ số quan trọng gồm protein và tỷ trọng nước tiểu. Trong đó tỷ trọng nước tiểu ở người bình thường sẽ đạt 1.01 - 1.020. Ở giai đoạn đầu khi thận bị suy giảm chức năng tỷ trọng nước tiểu có xu hướng giảm.
3. Phương pháp xét nghiệm thông qua chẩn đoán hình ảnh
Việc chẩn đoán hình ảnh qua siêu âm, xạ hình thận, chụp CT scan,... Cũng là phương pháp xét nghiệm chức năng thận được áp dụng phổ biến.
3.1. Chụp CT scan vùng bụng
Đây là kiểu xét nghiệm dùng tia X nhằm thăm dò, phân tích tổng thể hình ảnh vùng tiết niệu. Tuy nhiên, phương này chỉ được chỉ định với với bệnh nhân bị nghi ngờ tắc nghẽn tiết niệu.
Chụp CT scan vùng bụng
Khi chụp CT scan, người bệnh phải tiêm thuốc cản quang. Với mục đích giúp các bộ phận trong đường tiết niệu hiện rõ dưới máy chụp. Từ đó các bác sĩ có thể xác định chính xác nguyên nhân đường tiết niệu bị tắc.
3.2. siêu âm vùng bụng
Siêu âm vùng bụng giúp phát hiện tình trạng thận bị tắc nghẽn do nước khá chính xác. Trường hợp thận bị ứ tắc do nước ở cả 2 bên sẽ dẫn đến suy thận ở cả mức cấp và mãn tính. Đồng thời phương này giúp phát hiện những dị tật ở vùng thận do nguyên nhân bẩm sinh.
Từ hình ảnh siêu âm, các bác sĩ có thể thấy rõ những thay đổi trong cấu trúc ở vùng thận. Siêu âm vùng thận còn giúp phát hiện rất chính xác những khối u bất thường, sỏi thận.
3.3. Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ
Hiện nay đây vẫn là phương pháp hiệu quả nhất cho phép xác định tình trạng của từng bên thận. Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ giúp các bác sĩ quan sát quá trình lọc máu của từng bên thận.
4. Khi nào cần làm xét nghiệm chức năng thận?
Xét nghiệm chức năng thận cần thực hiện với bệnh nhân bị nghi ngờ mắc bệnh về thận. Nếu gia đình từng có người bị suy thận hoặc những bệnh lý về thận khác, bạn nên làm xét nghiệm này. Trong mỗi kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ, xét nghiệm kiểm tra chức năng thận cũng cần được thực hiện. Việc này giúp phát hiện sớm sự suy giảm của thận và đưa ra phương án điều trị kịp thời.
Xét nghiệm chức năng thận cần thực hiện với bệnh nhân bị nghi ngờ mắc bệnh về thận
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện đang sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được xem như nơi hội tụ đầy yếu tố của một trung tâm y tế hàng đầu. Với hơn 24 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã giúp không ít bệnh nhân tìm lại cuộc sống bình thường.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng đang hợp tác với nhiều đơn vị bảo hiểm. Khi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bệnh nhân sẽ hưởng mức hỗ trợ bảo hiểm đúng theo quy định. Việc này giúp giảm đi phần nào gánh nặng cho người bệnh.
Mọi thắc mắc về dịch vụ xét nghiệm chức năng thận, bạn có thể gọi vào số 1900565656. Hoặc truy cập vào trang chủ medlatec.vn để cập nhật những thông tin y tế khác.