Do dấu hiệu ban đầu của bệnh tay chân miệng là sốt, đau họng và mệt mỏi nên có không ít cha mẹ chủ quan con bị sốt do đau họng và tự ý dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, các cha mẹ cần lưu ý thời điểm vàng nên đưa con đi khám tay để không để lại biến chứng khôn lường.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh tay chân miệng là sốt, đau họng và mệt mỏi nên có không ít cha mẹ chủ quan con bị sốt do đau họng và tự ý dùng thuốc kháng sinh. Thấy tình trạng của con không thuyên giảm, khi đi khám thì được chẩn đoán bệnh tay chân miệng. Với những trường hợp này, nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi, hay thậm chí tử vong.
Trước diễn biến bất thường và phạm vi mắc bệnh ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, ThS. Hoàng Thị Năng - Trưởng Khoa Khám bệnh, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ cùng các cha mẹ thông tin về bệnh tay chân miệng.
Thời điểm vàng nên đưa trẻ đi khám tay chân miệng
Nên cho trẻ đến các cơ sở y tế khám khi trẻ có bất thường.
- Sốt ly bì từ 38,5 đến 39 độ C
- Quấy khóc liên tục, có thể quấy khóc cả đêm, giấc ngủ chập chờn.
- Nổi nốt mụn nhỏ tại các vị trí như miệng, lòng bàn tay, bàn chân, bẹn, mông,…
- Ăn uống kém, nôn.
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách
- Trẻ xác định đã mắc bệnh tay chân miệng phải được nghỉ học từ 7-10 ngày để ngăn chặn sự lây lan.
Rửa tay trước khi ăn để phòng nguy cơ bệnh bùng
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Cho trẻ xúc miệng nước muối sau bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
- Cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa,…
- Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad,…
- Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt,… Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.
- Tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp sau đây: Kiêng tắm, kiêng gió - ủ trẻ quá kỹ - châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
MEDLATEC - Địa chỉ uy tín khám và điều trị bệnh tay chân miệng
- Có đội ngũ chuyên gia, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa Nhi được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm và tận tụy thăm khám, tư vấn.
- Đáp ứng đầy đủ xét nghiệm chẩn đoán, theo dõi bệnh tay chân miệng, gồm:
+ Khám chuyên khoa Nhi, Tai mũi họng.
+ Xét nghiệm: Tổng phân tích máu 32 chỉ số, CRP, EV 71 IgM, chức năng gan, thận.
Xét nghiệm chẩn đoán, theo dõi bệnh tay chân miệng được thực hiện trên hệ thống máy xét nghiệm hiện đại tại MEDLATEC.
+ Ngoài ra, Bệnh viện MEDLATEC có triển khai xét nghiệm PCR EV71 giúp chẩn đoán chính xác và sớm trong ngày đầu tiên của bệnh chân tay miệng. Để làm được xét nghiệm EV71 Realtime-PCR chỉ cần lấy dịch tiết mũi họng, dịch nốt phỏng, dịch não tủy,… Nếu khách hàng lấy mẫu trước 10 giờ sáng, trả kết quả vào 16 giờ cùng ngày, nếu lấy mẫu sau 10 giờ, kết quả trả vào 16 giờ ngày hôm sau. Khi có kết quả, khách hàng làm xét nghiệm tại viện, hay sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi đều được bác sĩ tư vấn miễn phí kết quả.
+ Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang kỹ thuật số, siêu âm.
- Thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, tết giúp cha mẹ thuận tiện sắp xếp thời gian đưa con đi khám.
- Ngoài phục vụ tại viện, MEDLATEC đáp đứng đầy đủ xét nghiệm phát hiện và điều trị qua dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội | 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
Tổng đài: 1900 56 56 56
Website: medlatec.vn * Email: [email protected]