Tuy không phổ biến như test nhanh kháng nguyên hay xét nghiệm RT-PCR. Nhưng test nhanh kháng thể Covid cũng đang là cụm từ được nhắc đến nhiều hiện nay. Vậy phương pháp xét nghiệm này là như thế nào, cần lưu ý những gì khi thực hiện? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
21/10/2021 | Sau khi tiêm vacxin, thời gian tạo kháng thể Covid-19 cho cơ thể là bao lâu 30/08/2021 | Dịch vụ xét nghiệm kháng thể COVID-19 có vai trò gì trong mùa dịch? 30/08/2021 | Xét nghiệm kháng thể COVID-19 ở đâu và vai trò khi thực hiện
1. Test nhanh kháng thể Covid là gì?
Kháng thể là thành phần không thể thiếu được trong hệ miễn dịch của con người, tương ứng với mỗi loại virus thì sẽ có một loại kháng thể khác nhau. Một số loại kháng thể được truyền từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc cho bú, một số có thể được tiêm trực tiếp bằng huyết thanh trong trường hợp khẩn cấp (ví dụ huyết thanh kháng dại).
Ngoài ra, kháng thể còn được sinh ra khi virus, vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhanh chóng nhận biết, tế bào lympho B sẽ tự động sản sinh ra kháng thể để chống lại chúng, bảo vệ cơ thể.
Tuy nhiên, có nhiều loại virus rất mạnh, chẳng hạn như virus SARS-CoV-2, nếu hệ miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh thì rất khó chống lại được. Vì thế, việc nhanh chóng nghiên cứu ra vắc xin phòng ngừa Covid-19 đã được Tổ chức Y tế thế giới đặt ra ngay từ thời điểm dịch bệnh bùng phát.
Xét nghiệm này thực hiện bằng cách phát hiện kháng thể trong cơ thể con người
Đúng như tên gọi, test nhanh kháng thể Covid có thể đưa ra kết quả trong thời gian ngắn dựa trên việc định lượng kháng thể trong cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng có thể áp dụng được phương pháp này mà chỉ những vùng dịch trắng, có số ca nhiễm lớn thực hiện mới hiệu quả. Nguyên nhân là do độ chính xác của phương pháp này không cao, nếu dùng để tìm kiếm các ca nhiễm cộng đồng nhỏ lẻ thì rất dễ xảy ra sai sót. Kết quả test nhanh dương tính khi người bệnh bị nhiễm Covid ít nhất một tuần hay có tiền sử đã từng nhiễm bệnh.
Dựa vào cơ chế đó, test nhanh kháng thể Covid được áp dụng để sàng lọc các ca nhiễm trong cộng đồng với vùng dịch lớn. Từ đó có thể dễ dàng biết được ai bị rồi và ai chưa để đánh giá mức độ miễn dịch cộng đồng ở nơi đó.
Sau khi thực hiện tiêm vắc xin ngừa Covid-19, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh kháng thể và nồng độ kháng thể sẽ tăng dần theo thời gian. Ngoài ra, phụ thuộc vào loại vắc xin, số mũi đã tiêm và thời gian giữa các mũi tiêm mà khả năng bảo vệ cơ thể khỏi dịch bệnh ở mỗi người là khác nhau. Nhưng nhìn chung, khả năng miễn dịch của các loại vắc xin là khá cao, dao động trong khoảng 60 - 90%.
Tùy thuộc vào loại vắc xin mà nồng độ kháng thể trong cơ thể sẽ khác nhau
Trong tương lai gần, nếu như nước ta đã thực hiện xong công cuộc tiêm đủ 2 mũi bắt buộc cho người dân thì sẽ tạo ra được miễn dịch cộng đồng và cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Bởi việc tiêm vắc xin như đã nói sẽ tạo ra kháng thể trong cơ thể nhằm chống lại sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2.
Đối với một số trường hợp, sau khi tiêm đủ 2 mũi nhưng lượng kháng thể tạo ra không đủ, thì có thể phải tiêm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. Và sau khi tiêm, bạn vẫn có thể mắc Covid, nhưng lúc này, các triệu chứng sẽ ít và cơ thể phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra, số ca nhiễm bệnh trở nặng cũng thấp hơn nhiều, dễ dàng cho công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
Đối với những người đã có tiền sử nhiễm bệnh, thì nồng độ kháng thể trong cơ thể họ nhiều và khỏe mạnh hơn so với những người được tiêm đầy đủ 2 mũi tiêm. Vì thế, nhiều nhân viên y tế, các tình nguyện viên đã khỏi bệnh được khuyến khích tham gia hỗ trợ phòng chống dịch tại các ổ dịch lớn.
2. Những điều cần lưu ý khi đi xét nghiệm Covid-19
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, việc xét nghiệm phát hiện Covid-19 là rất quan trọng. Tuy nhiên, tại các địa điểm xét nghiệm, khó có thể biết được ai đã bị nhiễm và ai chưa, rất dễ gây ra tình trạng lây nhiễm chéo. Để hạn chế tình trạng đó, bạn nên chú ý những điều sau trước khi đi xét nghiệm Covid-19.
-
Hãy đảm bảo điện thoại thông minh của bạn đã được cài đặt sẵn ứng dụng Bluezone trước khi đi xét nghiệm. Nó giúp bạn theo dõi và cập nhật kịp thời tình hình sức khỏe cũng như thuận tiện hơn cho việc truy tìm lịch sử tiếp xúc khi cần.
-
Tự mang theo bút của mình khi đi kê khai, không nên dùng chúng bút tại địa điểm xét nghiệm tập trung. Việc này không chỉ giúp hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh mà còn giúp quá trình thực hiện xét nghiệm được nhanh chóng hơn.
-
Đeo khẩu trang và mang thêm khẩu trang dự phòng để thay khi cần thiết. Nên đeo cả kính chống giọt bắn bởi đặc tính lây nhiễm của Covid-19 không chỉ lây qua đường tay đưa lên mắt, mũi, miệng mà còn lây qua các giọt bắn khi nói chuyện. Dù hiện tại mọi người đều đang đeo khẩu trang nhưng sẽ an toàn hơn nếu bạn dùng thêm kính 0 độ hoặc kính chắn giọt bắn.
Nhân viên y tế đang tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid
Nên mang thêm chai nước rửa tay cá nhân bỏ túi. Ngay khi tiếp xúc với bất kỳ vật dụng gì tại điểm xét nghiệm tập trung, bạn nên khử khuẩn bằng nước rửa tay cá nhân ngay dù biết rằng tại điểm xét nghiệm đã trang bị nước rửa tay.
-
Mang theo khăn giấy sạch. Điều này phòng trường hợp nếu cơ thể của bạn quá nhạy cảm, sau khi xét nghiệm xong mà có thể hắt hơi, sổ mũi thì dùng khăn giấy để lau đi, chứ không nên dùng tay để lau trực tiếp.
-
Khi đi xét nghiệm Covid-19 không nên tập trung thành nhóm, hạn chế nói chuyện với nhau tại nơi đông người và chú ý thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
-
Cuối cùng, sau khi về nhà việc đầu tiên bạn nên làm là súc miệng, họng, rửa mũi với dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối y tế. Sau đó, lập tức thay giặt bộ quần áo vừa mặc đến điểm xét nghiệm và tắm rửa, gội đầu sạch sẽ.
Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn khi đi lấy mẫu xét nghiệm
Có thể thấy rằng, test nhanh kháng thể Covid đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc phòng chống sự lây lan của đại dịch. Tuy nhiên, khi đến đến các địa địa tập trung để xét nghiệm, bạn cũng nên chuẩn bị thật cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc 5K mà bộ Y tế đã đề ra để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như cộng đồng.