Procalcitonin - Một dấu ấn mới để chẩn đoán nhiễm khuẩn | Medlatec

Procalcitonin - Một dấu ấn mới để chẩn đoán nhiễm khuẩn

Ngày 06/09/2011 PGS TS Nguyễn Nghiêm Luật - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Procalcitonin (PCT) là một tiền hormon của calcitonin, gồm 116 acid amin, được được bài tiết bởi các tế bào thần kinh nội tiết (các tế bào C) của tuyến giáp, phổi và ruột.


Máu người khỏe mạnh chỉ chứa những lượng thấp procalcitonin. Mức độ procalcitonin thường tăng trong đáp ứng với nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn nặng và shock nhiễm khuẩn. Trong huyết thanh, procalcitonin có thời gian bán hủy là từ 19 đến 24 giờ. Điều cần chú ý là mức độ procalcitonin huyết tương tăng cao trong các nhiễm khuẩn không kèm theo sự tăng song song của calcitonin hoặc calci.


Hiện nay, procalcitonin được định lượng bằng phương pháp định lượng miễn dịch điện hóa phát quang ECLIA (electrochemiluminescence immunoassay) trên máy phân tích miễn dịch Cobas 6000 của Roche, tại Bệnh viện MEDLATEC 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.

PCT chẩn đoán nhiễm khuẩn

 
1. Chỉ định

PCT là một thông số được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi các bệnh viêm do nhiễm khuẩn, thường được chỉ định để:

1.1. Chẩn đoán phân biệt viêm do  nhiễm khuẩn và viêm không do nhiễm khuẩn

1.2. Theo dõi các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn (các bệnh nhân sau phẫu thuật, sau ghép tạng, quá trình ức chế miễn dịch, đa chấn thương), các bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt, để phát hiện các nhiễm khuẩn ảnh hưởng hệ thống hoặc phát hiện các biến chứng của nhiễm khuẩn.

1.3. Đánh giá tiên lượng và diễn biến của các bệnh viêm nặng như viêm phúc mạc (peritonitis), nhiễm khuẩn (sepsis), hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (systemic inflammatory response syndrome: SIRS) và hội chứng suy chức năng đa cơ quan (multiple organ dysfunction syndrome: MODS).  

1.4. Chỉ dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn hô hấp hoặc viêm phổi.

PCT chẩn đoán nhiễm khuẩn

2. Ý nghĩa lâm sàng

Giá trị bình thường của PCT huyết tương người là < 0,046 ng/mL (hay < 0,046 μg/L). Giá trị cắt có ý nghĩa lâm sàng (clinical cut-off) là:

< 0,5 ng/mL: nguy cơ thấp đối với nhiễm khuẩn nặng và/ hoặc shock nhiễm khuẩn

> 2,0 ng/mL: nguy cơ cao đối với nhiễm khuẩn nặng và/ hoặc shock nhiễm khuẩn

 PCT là một thông số đặc biệt của viêm do vi khuẩn nặng, các nhiễm khuẩn do nấm và và là một chỉ dẫn thật sự cho sự hoạt động viêm liên quan đến nhiễm khuẩn và suy đa cơ quan. Ở các bệnh nhân không bị ức chế miễn dịch, sự khích thích đủ mạnh của vi khuẩn sẽ gây sự tăng sản xuất PCT. Trong nhiễm khuẩn, nồng độ PCT sẽ tăng sớm và có thể phát hiện được sau 2 giờ, trong khi đó CRP bắt đầu tăng sau 6 giờ. Các cytokine (như IL-6, IL-10 hoặc TNF-α) có thể tăng sớm hơn song thời gian bán hủy nhanh, kỹ thuật định lượng phức tạp hơn nên ít được sử dụng hơn. Vì vậy, diễn biến nồng độ PCT có thể được sử dụng như một thông số để chẩn đoán phân biệt sự nhiễm khuẩn cấp cũng như để theo dõi mức độ viêm do nhiễm khuẩn. Cũng vì vậy, việc định lượng PCT cần phải được thực hiện hàng ngày và trong những trường hợp đặc biệt cần định lượng trong những khoảng thời gian ngắn từ 8 đến 12 giờ.

Ý nghĩa lâm sàng của PCT thể hiện ở các điểm sau:

2.1. PCT huyết tương  tăng ở  các bệnh viêm do nhiễm khuẩn

Ở các bệnh viêm chưa rõ nguyên nhân, PCT có thể chỉ ra nguyên nhân do vi khuẩn. Ở các bệnh viêm không do vi khuẩn, nồng độ PCT là thấp so với mức độ nặng của bệnh cảnh lâm sàng. Trong quá trình tiếp theo của bệnh, mức độ PCT có thể tăng lên do sự bội nhiễm (superinfections) của vi khuẩn hoặc do nhiễm khuẩn [1, 4]. Sự tăng mức độ PCT huyết tương trong các bệnh khác nhau:

-  Viêm mạn, rối loạn tự miễn, nhiễm virus (ví dụ: nhiễm HBV), nhiễm khuẩn nhẹ hoặc cục bộ: PCT < 0,5 ng/mL.

- Viêm phổi: PCT 0,5-10 ng/mL

- Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS), đa chấn thương, bỏng: 0,5-2 ng/mL

- Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan: > 2 (thường là 10-100 ng/mL) [1].

2.2. PCT tăng ở  các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn

Các bệnh nhân được chăm sóc tăng cường có nguy cơ nhiễm khuẩn có thể được theo dõi bởi PCT. Vì PCT chỉ được tổng hợp trong nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn hệ thống mà không bởi viêm cục bộ hoặc bởi nhiễm khuẩn nhẹ (trivial infections) nên PCT là một thông số chẩn đoán tốt hơn để theo dõi các nhiễm khuẩn nặng so với các thông số khác như CRP (protein phản ứng C), interleukin-6, nhiệt độ cơ thể, số lượng bạch cầu và tốc độ máu lắng. Sự cảm ứng PCT xảy ra trong khoảng 2-6 giờ sau nhiễm khuẩn [3, 5].

2.3. PCT thay đổi theo diễn biến và mức độ bệnh

Trong các bệnh viêm do nhiễm khuẩn nặng và hội chứng suy chức năng đa cơ quan (MODS), mức độ tăng của PCT phản ảnh mức độ viêm. Lợi thế của PCT so với các dấu ấn viêm khác là các nhiễm khuẩn nặng làm tăng mạnh của PCT (với các mức độ > 10 ng/mL), trái lại các nhiễm khuẩn nhẹ hoặc các thời kỳ nhẹ hơn của nhiễm khuẩn chỉ làm tăng vừa phải mức độ của PCT huyết tương. CRP đạt mức độ tối đa ở các nhiễm khuẩn vừa. Nếu tác nhân kích thích mất đi, nghĩa là sau khi điều trị thành công, mức độ PCT trở về bình thường trong vài ngày. Trong nhiễm trùng phúc mạc, sự giảm mức độ PCT trong 3 ngày đầu là một chỉ dẫn tốt cho sự sống sót với độ nhạy là 84% và độ đặc hiệu là 91%. Tương tự như vậy, ở các bệnh nhân bị hội chứng suy đa cơ quan (MODS) hoặc nhiễm khuẩn, mức độ PCT tăng dai dẳng và kéo dài chỉ dẫn một sự viêm dai dẳng và thực sự là một chỉ dẫn tiên lượng kém. Ở các bệnh nhân hấp hối (preterminal), mức độ PCT tăng liên tục [5].

2.4. Mức độ PCT huyết tương giúp hướng dẫn sử dụng các liều kháng sinh thích hợp:

Nồng độ PCT được khuyến cáo đối với sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn hô hấp hoặc viêm phổi như sau: 

- PCT < 0,10 ng/mL: Không chỉ định dùng kháng sinh

        - PCT < 0,25ng/mL: Không dùng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu đang điều trị kháng sinh mà PCT giảm xuống mức này thì cần tiếp tục điều trị kháng sinh đến khỏi bệnh.

- PCT > 0,25 ng/mL: Có thể và cân nhắc sử dụng kháng sinh

- PCT > 0,50  ng/mL: Bắt buộc chỉ định sử dụng kháng sinh [2].

PCT chẩn đoán nhiễm khuẩn

                                                 KẾT LUẬN

  1. PCT được chỉ định để:

- Chẩn đoán phân biệt viêm do nhiễm khuẩn và viêm không do nhiễm khuẩn

- Theo dõi các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn, phát hiện các nhiễm khuẩn ảnh hưởng hệ thống hoặc các biến chứng của nhiễm khuẩn

- Đánh giá tiên lượng và diễn biến của các bệnh viêm nặng như viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn, hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) và hội chứng suy chức năng đa cơ quan (MODS).

- Chỉ dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn hô hấp hoặc viêm phổi.   

  1. Ý nghĩa lâm sàng của PCT là:

- PCT huyết tương  tăng trong các bệnh viêm do nhiễm khuẩn

- PCT cũng tăng ở  các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn

- PCT thay đổi theo diễn biến và mức độ bệnh

- Mức độ PCT huyết tương giúp hướng dẫn sử dụng các liều kháng sinh thích hợp.

                                       TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      BalcI C, Sungurtekin H, Gürses E, Sungurtekin U, Kaptanoglu B (2003). Usefulness of procalcitonin for diagnosis of sepsis in the intensive care unitCrit Care; 7 (1): 85–90.

2.      Briel M, Schuetz P, Mueller B, et al (2008). Procalcitonin-guided antibiotic use vs a standard approach for acute respiratory tract infections in primary care. Arch Intern Med168 (18): 2000-2007.

3.      Brunkhorst FM, Al-Nawas B, Krummenauer F, Forycki ZF, Shah PM (2002). Procalcitonin, C-reactive protein and APACHE II score for risk evaluation in patients with severe pneumonia. Clin. Microbiol Infect  8 (2): 93–100.

4.      Jones AE, Fiechtl JF, Brown MD, Ballew JJ, Kline JA (2007). Procalcitonin test in the diagnosis of bacteremia: a meta-analysis. Annals of emergency medicine 50 (1): 34–41.

 

5.      Meisner M, Tschaikowsky K, Palmaers T, Schmidt J (1999). Comparison of procalcitonin (PCT) and C-reactive protein (CRP) plasma concentrations at different SOFA scores during the course of sepsis and MODSCrit Care 3 (1): 45–50.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị tập huấn y khoa tại Khánh Hoà: PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan cập nhật xét nghiệm trong sàng lọc và chẩn đoán các bệnh lý sản khoa

Xét nghiệm sàng lọc với mục đích phát hiện người có nguy cơ bị các bệnh, tật di truyền để từ đó có thể đưa ra các can thiệp kịp thời. Trong đó, nhóm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý sản khoa được chỉ định phổ biến gồm: Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Chi tiết về các nhóm xét nghiệm này được PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan cập nhật tại Hội nghị tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán và điều trị ngày 15/04 tại tỉnh Khánh Hoà.
Ngày 15/04/2023

Hội nghị tập huấn tại Cần Thơ, các chuyên gia khẳng định vai trò "xương sống" của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đa bệnh

Sáng nay (ngày 10/12), tại hội nghị Tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán, điều trị tổ chức diễn ra ở Cần Thơ, các chuyên đề báo cáo chuyên sâu của các chuyên gia đầu ngành đã cùng khẳng định vai trò “xương sống” của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đa bệnh.
Ngày 10/12/2022

Ung thư bàng quang: các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích

Trong bài viết này, nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u huyết thanh và nước tiểu, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích ung thư bàng quang sẽ được trình bày.
Ngày 30/11/2022

Xét nghiệm Beta tại nhà Bắc Ninh: Lựa chọn ngay MEDLATEC!

HCG là loại hormone được tiết ra từ nhau thai, do đó xét nghiệm beta HCG có thể xác định về tình trạng mang thai ở nữ giới. Tuy nhiên, cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín mới có thể đảm bảo mang lại kết quả chính xác. Nếu bạn đang phân vân về địa chỉ thực hiện xét nghiệm beta tại nhà Bắc Ninh, hãy lựa chọn ngay MEDLATEC!
Ngày 25/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp