Nội soi phế quản diễn ra như thế nào, có đau không? | Medlatec

Nội soi phế quản diễn ra như thế nào có đau không?

Hiện nay, tỷ lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp đang ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc phát hiện sớm để có phác đồ chữa trị kịp thời là rất quan trọng. Khoa học kỹ thuật phát triển đã giúp tìm ra nhiều phương pháp hiện đại để phát hiện ra những bệnh lý về hô hấp. Trong đó, nội soi phế quản là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp này là gì và những điều cần lưu ý khi thực hiện nó qua bài viết sau.


14/02/2020 | Tìm hiểu về phương pháp nội soi màng phổi
14/02/2020 | Nội soi phế quản: Quy trình và các biến chứng có thể xảy ra
13/02/2020 | Hỏi - đáp: Nội soi phế quản có đau không và các thông tin liên quan

1. Thế nào là nội soi phế quản

nội soi phế quản là phương pháp nội soi sử dụng một ống mềm có gắn camera và đèn chiếu sáng ở một đầu, đưa vào đường hô hấp của người bệnh. Qua đó, bác sĩ có thể quan sát được cấu trúc đường hô hấp của bạn, chủ yếu tập trung vào hầu họng, dây thanh âm, thanh quản và những đường dẫn khí nhỏ hơn.

Phương pháp này thường được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ bạn có thể bị các bệnh lý ở đường dẫn khí, ở phổi,... 

Đây là một phương pháp hiện đại giúp cho bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn

Đây là một phương pháp hiện đại giúp cho bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn

2. nội soi phế quản diễn ra như nào?

Nội soi phế quản có hai cách thực hiện, đó là qua đường mũi hoặc đường miệng. Bác sĩ sẽ đưa một ống soi mềm có gắn camera và đèn ở đầu, qua đường miệng hoặc đường mũi vào đường hô hấp của bệnh nhân. 

Nếu nội soi qua đường mũi thì bác sĩ có thể quan sát rõ hơn đường hô hấp khi ống soi được đi vào khí quản sau đó đưa vào phổi của bệnh nhân. Khi áp dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng ống soi mềm bé. Với nội soi qua đường miệng thì bác sĩ sẽ sử dụng ống soi to hơn.

Quá trình nội soi sẽ diễn ra suôn sẻ nếu bệnh nhân hợp tác tốt

Quá trình nội soi sẽ diễn ra suôn sẻ nếu bệnh nhân hợp tác tốt

Trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được gắn dây oxy để trợ thở và sẽ được theo dõi tim mạch, huyết áp liên tục trong quá trình nội soi.

Đầu tiên, người thực hiện nội soi sẽ được tiêm thuốc để thư giãn, với một số trường hợp, bệnh nhân cần phải gây mê và ngủ trong toàn bộ quá trình nội soi. Nhưng hầu hết thì người bệnh vẫn tỉnh táo khi làm thủ thuật này.

Khi tiến hành, người bệnh sẽ được xịt thuốc tê sâu vào trong mũi hoặc miệng (tùy theo phương pháp bệnh nhân lựa chọn nội soi ban đầu) để giảm bớt sự khó chịu khi bác sĩ đưa ống soi vào. Sau khi xịt, người bệnh sẽ có cảm thấy cay, nồng và đắng ở cổ họng trong vài giây đầu.

Lúc đầu, ống soi bắt đầu đi đi qua mũi đến họng và vào đường hô hấp cho đến phổi. Bác sĩ sẽ phải xịt thêm thuốc tê cho các bệnh nhân để họ bớt đi cảm giác khó chịu những khi sắp hết thuốc tê. Ban đầu, người bệnh sẽ có cảm giác rát khó chịu, nghẹn thở từ đó sẽ gây ra tâm lý hoang mang sợ hãi.

Bệnh nhân sẽ bị ho khi ống soi bắt đầu được đưa vào nhưng khi thuốc tê có tác dụng thì sẽ không bị ho nữa. Người bệnh phải hít thở bằng miệng và không được nói chuyện khi đang nội soi. Vì nếu nói chuyện có thể dẫn đến khản tiếng hoặc sẽ bị đau. 

Với một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ đưa kẹp qua ống soi phế quản, lấy ra những mẫu mô nhỏ từ phổi của bệnh nhân để làm sinh thiết.

Toàn bộ quá trình nội soi sẽ kéo dài khoảng 15 phút, thời gian sẽ càng được rút ngắn nếu bệnh nhân hợp tác tốt. Với quá trình diễn ra tương đối ngắn như vậy thì không biết nó có đau hay có nguy hiểm gì không?

Quá trình nội soi phế quản có đau không?

Như đã nêu ở trên, khi tiến hành nội soi sẽ cảm thấy khó chịu, nóng, rát ở cổ họng. Nó sẽ có thể là hơi đau, quá sức chịu đựng của một số người. Nhưng hầu như đều có thể phối hợp tốt với bác sĩ được. Nên nếu có vấn đề cần nội soi phế quản thì đừng vì sợ đau mà không thực hiện nhé các bạn.

Nội soi phế quản có nguy hiểm không?

Đây chắc hẳn là lo lắng của hầu hết những người bệnh được chỉ định tiến hành nội soi. Cho dù đây là một phương pháp tương đối an toàn thì những rủi ro có thể gặp phải không phải là không có. Một số rủi ro người bệnh thường mắc phải khi thực hiện nội soi phế quản là:

  • Bị đau họng.

  • Đối với các bệnh nhân làm sinh thiết thì có thể bị ho ra ít máu.

  • Có thể bị ngạt thở nếu người bệnh nuốt bất cứ thứ gì khi thuốc tê chưa hết tác dụng.

  • Có thể bị nhiễm trùng.

  • Rối loạn nhịp tim, khó thở, sốt.

  • Đối với những người có tiền sử bệnh tim còn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim trong quá trình làm nội soi.

  • Tràn khí màng phổi.

Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá lo lắng. Vì để thực hiện nội soi thì các bác sĩ cũng phải thăm khám, chẩn đoán và có những sự chuẩn bị cho các trường hợp có thể xảy ra.

Nội soi phế quản là phương pháp chẩn đoán bệnh an toàn hiện nay

Nội soi phế quản là phương pháp chẩn đoán bệnh an toàn hiện nay

Nhìn chung, có rất nhiều lý do y khoa khiến chúng ta phải nội soi phế quản. Nhưng lý do chủ yếu nhất là do những bất thường trên phim X - quang hay những triệu chứng như ho ra máu, ho kéo dài điều trị không khỏi. Khi có những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi hay nặng hơn là ung thư phổi. 

Bên cạnh đó, thực hiện nội soi còn để lấy mẫu mỗ làm sinh thiết, kiểm tra sự phát triển của các khối u. Từ đó giúp cho bác sĩ bám sát được tình trạng của bệnh nhân.

Ngoài ra, phương pháp nội soi còn có thể điều trị một số bệnh lý về đường hô hấp, lấy các dị vật bất thường, quan sát được những tổn thương của mô hay tế bào trong đường hô hấp. Tuy nhiên, để nội soi phế quản diễn ra nhanh chóng, không đau đớn, hạn chế những rủi ro, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế lớn, uy tín để tiến hành thăm khám.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nội soi phổi để làm gì và những thông tin cần biết

Nội soi phổi đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, phát hiện và tìm ra nguyên nhân về các vấn đề liên quan đến đường hô hấp. Để tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tham khảo những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 12/11/2020

Top những câu hỏi thường gặp khi thực hiện nội soi cho trẻ em

Kỹ thuật nội soi được sử dụng nhiều trong khám và chữa bệnh hiện nay, trong đó có cả dịch vụ nội soi cho trẻ em. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh thường tỏ ra băn khoăn về tính an toàn khi thực hiện phương pháp ở đối tượng trẻ nhỏ. Hiểu được tâm lý này, MEDLATEC sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến kỹ thuật nội soi cho trẻ em thông qua việc giải đáp những câu hỏi dưới đây.
Ngày 21/03/2020

Tìm hiểu về kỹ thuật nội soi khớp gối

Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể, nhưng lại rất dễ gặp phải những chấn thương hay bệnh lý. Đặc biệt ở những người thường xuyên vận động mạnh, người lớn tuổi. Nội soi khớp gối ra đời có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tại khớp gối. Để hiểu thêm về kỹ thuật này, mời bạn đọc tìm hiểu bài viết dưới đây.
Ngày 21/03/2020

Nội soi phế quản có chẩn đoán được bệnh lao phổi không?

Nội soi phế quản là một phương pháp kỹ thuật giúp quan sát được bên trong đường hô hấp, nhằm mục đích hỗ trợ chẩn đoán các bệnh liên quan đường hô hấp. Tuy nhiên không ít người vẫn thắc mắc rằng kỹ thuật này có gây nguy hiểm gì không.  Để trả lời câu hỏi này, mời bạn cùng MEDLATEC tìm hiểu rõ hơn về nội soi phế quản nhé.
Ngày 21/03/2020
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp