Xét nghiệm LDH là xét nghiệm có ý nghĩa đánh giá tình trạng tổn thương của các tế bào như gan, tim, thận,... Đây là một xét nghiệm vô cùng hữu ích và thường xuyên được sử dụng. Vậy ý nghĩa của xét nghiệm này là gì và nó giúp ích cho công tác chẩn đoán điều trị bệnh như thế nào? Cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé.
06/01/2020 | Xét nghiệm LDH và một số thông tin bạn cần biết 13/11/2019 | Xét nghiệm LDH là gì và được chỉ định trong trường hợp nào?
1. Xét nghiệm LDH bạn biết những gì?
LDH (Lactate dehydrogenase) là một loại enzym có mặt ở hầu hết các tế bào của cơ thể, tham gia vào phản ứng tạo ra lactat và chuyển hóa tạo năng lượng cho cơ thể.
Thông thường hoạt độ LDH trong máu rất thấp, chỉ khi các tế bào bị tổn thương thì chúng sẽ giải phóng lượng LDH vào trong máu, khiến cho xét nghiệm này tăng cao. Đây được coi là một dấu hiệu đặc trưng cho sự tổn thương tế bào.
Hình 1: Xét nghiệm đo hàm lượng LDH toàn phần trong máu.
Xét nghiệm LDH là phương pháp đo hoạt độ LDH tổng hay còn gọi là LDH toàn phần. Đây là tổng của 5 isoenzyme LDH khác nhau tồn tại ở các vị trí như:
- LDH - 1: có ở tim, thận, các tế bào màu đỏ và mầm tế bào mới trưởng thành.
- LDH - 2: tồn tại bạch cầu, hệ thống võng nội mô, một lượng nhỏ ở tim, hồng cầu.
- LDH - 3: tồn tại chủ yếu trong phổi.
- LDH - 4: có ở tế bào thận, tụy, nhau thai, các tế bào màu trắng, hạch bạch huyết,...
- LDH - 5: thường tìm thấy trong gan và cơ vân.
Trong đó, hàm lượng LDH - 2 được nghiên cứu là chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
2. Xét nghiệm LDH được thực hiện trong những trường hợp nào?
Như đã đề cập chỉ số LDH giúp đánh giá mức độ tổn thương của các tế bào, mô cấp tính và mãn tính, đồng thời nó còn là một xét nghiệm rất có giá trị trong việc theo dõi các tình trạng bệnh lý về gan, thận hay ung thư.
Do đó khi nghi ngờ có tế bào hoặc mô bị tổn thương, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm LDH cùng với 1 số các xét nghiệm đặc biệt khác nhằm phát hiện mức độ tổn thương tế bào.
Khi LDH tăng cao không dùng để xác định nguyên nhân hoặc vị trí cụ thể tổn thương, thay vào đó bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm khác như AST, ALT, ALP,... phổ biến hơn.
Hình 2: LDH thường tăng cao trong bệnh lý viêm tụy cấp.
Xét nghiệm LDH thường sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện trong các trường hợp sau:
- Bị mất máu do chấn thương, va đập nặng.
- Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não.
- Các tình trạng nhiễm trùng, hoại tử mô.
- Một số bệnh ung thư cũng nên đo hoạt độ LDH như ung thư máu, ung thư bạch huyết,...
- Bệnh nhân có tiền sử bị huyết áp thấp, viêm tụy.
3. Kết quả LDH có mối liên quan như thế nào tới các tình trạng bệnh lý?
Ở người trưởng thành, bình thường hoạt độ LDH dao động trong khoảng 135 - 214 U/L đối với nữ và 135 - 225 U/L đối với nam. Trong trường hợp có sự phá hủy tế bào, LDH bắt đầu tăng cao, đạt đỉnh sau một khoảng thời gian và bắt đầu giảm dần. Do đó sự tăng LDH có giá trị cao trong việc đánh giá mức độ tổn thương ở tế bào, thường gặp trong các bệnh sau:
- Bệnh lý về gan: viêm gan cấp, bệnh lý về gan do rượu,...
- Bệnh lý về thận: suy thận, viêm cầu thận cấp,...
- Thiếu máu ác tính, thiếu máu tán huyết,...
- Chứng loạn dưỡng cơ Duchenne, viêm đa cơ.
- Tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
- Viêm tụy cấp.
- Các tình trạng nhiễm trùng, bệnh ung thư tinh hoàn, u lympho,...
- Sử dụng thuốc mê, aspirin, rượu và các chất kích thích khác.
Hình 3: Bệnh lý gan do rượu bia cũng là bệnh lý điển hình tăng LDH.
Trường hợp LDH thấp thường ít gặp và không có nhiều ý nghĩa bệnh lý, do đó bạn không cần quá lo lắng.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độ LDH mà bạn có thể tham khảo như:
- Luyện tập thể dục gắng sức với cường độ cao cũng có thể làm tăng tạm thời LDH.
- Mẫu máu vỡ hồng cầu cũng gây sai lệch kết quả.
- Trong các trường hợp bệnh lý tăng tiểu cầu, LDH có thể tăng cao giả tạo.
- Sử dụng rượu bia và các chất kích thích cũng làm tăng LDH.
4. Tại sao nên thực hiện xét nghiệm LDH tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC?
Người bệnh mỗi khi đi thăm khám, xét nghiệm hay làm bất cứ một phương pháp gì đều mong muốn có được một kết quả chính xác và sự điều trị tốt nhất. Do đó không chỉ riêng xét nghiệm LDH mà tất cả các kỹ thuật y tế khác đều cần lựa chọn một địa chỉ uy tín chất lượng để tiến hành. Và MEDLATEC tự hào là nơi mà quý khách hàng có thể yên tâm gửi gắm niềm tin ấy.
Là cơ sở y tế tư nhân với 24 năm bề dày kinh nghiệm, MEDLATEC đã và đang phục vụ hàng nghìn khách hàng trên mọi miền tổ quốc. Các dịch vụ y tế làm nên tên tuổi của bệnh viện như: lấy mẫu xét nghiệm tại nhà; khám chữa bệnh đa khoa; khám sức khỏe định kỳ cho các cơ quan, tổ chức,...
Trong những năm qua, MEDLATEC luôn đồng hành cùng khách hàng chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Với đội ngũ các y bác sỹ, kỹ thuật viên và chuyên gia hàng đầu; hệ thống các trang thiết bị y tế hiện đại, tự động giúp người bệnh yên tâm hơn khi sử dụng các dịch vụ y tế.
Hình 4: Hệ thống trang thiết bị xét nghiệm hiện đại tại MEDLATEC.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất bệnh viện khang trang, thoải mái, tạo cảm giác thân thiện, sạch sẽ và an tâm khi đến khám bệnh. Các chi nhánh của MEDLATEC có mặt ở khắp các tỉnh thành giúp cho việc phục vụ nhu cầu của khách hàng được tiện lợi và nhanh chóng hơn.
Đặc biệt, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC liên kết với gần 40 công ty bảo hiểm để triển khai chương trình bảo lãnh viện phí cho khách hàng.
Một số công ty như công ty Bảo hiểm Liberty, Công ty dịch vụ Nam Á (SAS), Bảo hiểm nhân thọ Prudential, Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm quân đội MIC, Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life,...
Chính sách hỗ trợ ưu tiên này hiện đang được áp dụng tại 2 cơ sở chính là bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Ba Đình và phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ.
Hãy nhanh tay liên hệ đến số hotline 1900 56 56 56 để được đặt lịch tư vấn, thăm khám và xét nghiệm sớm nhất. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - chung tay vì sức khỏe cộng đồng.