Lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và đáng sợ hơn khi lây lan ra cộng đồng do người bệnh không được chữa trị đúng cách. Đây cùng là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trên thế giới sau các bệnh nhiễm trùng. Hiện nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học, các phương pháp chẩn đoán lao ra đời ngày càng hiện đại, giúp chẩn đoán sớm và điều trị bệnh có hiệu quả.
05/05/2020 | Bạn biết gì về vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây bệnh Lao? 04/02/2020 | Xét nghiệm PCR lao giúp phát hiện vi khuẩn lao nhanh nhất
1. Đặc điểm của vi khuẩn lao
vi khuẩn lao - Mycobacterium tuberculosis thuộc giống Mycobacterium và thuộc họ Mycobacteriaceae, đây là nguyên nhân gây bệnh lao ở người.
Đặc điểm cấu tạo của Mycobacterium tuberculosis:
- Hình thể:
+ Dạng trực khuẩn mảnh, cong.
+ Kích thước 0.4 x 3 - 5mm.
+ Vi khuẩn không có vỏ, không có lông và không sinh nha bào.
+ Cấu tạo thành tế bào: chứa một lượng nhỏ peptidoglycan, nhưng chứa nhiều lipid và axit mycolic. Acid mycolic được gọi là chất sáp chiếm tới 60% trong cấu trúc thành tế bào. Nhờ cấu tạo thành tế bào đặc biệt mà tạo nên vi khuẩn có tính kháng cồn - kháng axit khi nhuộm Ziehl-Neelsen hoặc nhuộm huỳnh quang.
2. Đường lây truyền bệnh do vi khuẩn lao
Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, khi ho hoặc hắt hơi hoặc do tiếp xúc trực tiếp.
Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh lao, tuy nhiên, nguy có mắc bệnh cao hơn ở người già và trẻ em dưới 3 tuổi, người bị suy giảm miễn dịch.
Mycobacterium tuberculosis không chỉ gây bệnh ở phổi mà còn có thể gây bệnh ở những cơ quan khác như khớp, não, hạch,...
3. Biểu hiện và triệu chứng của bệnh do vi khuẩn lao?
Bệnh lao có thời gian ủ bệnh khoảng 4 - 12 tuần sau nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, hoặc thời gian ủ bệnh có thể kéo dài hàng năm.
Hình ảnh minh họa triệu chứng của bệnh lao phổi
Những triệu chứng nghĩ đến bệnh lao:
- Ho kéo dài > 3 tuần, đặc biệt ho ra máu, ho có đờm.
- Đau tức ngực.
- Sốt nhẹ về chiều.
- Chán ăn, gầy sút cân không có nguyên nhân,…
Những triệu chứng của bệnh lao có thể không điển hình ở những đối tượng khác nhau.
4. Bệnh phẩm để làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis
- Bệnh phẩm đờm: Theo quy định của Chương trình chống lao quốc gia, chẩn đoán bệnh lao phổi cần lấy 2 mẫu đờm tại chỗ: mẫu 1 lấy ngay sau khi khám bệnh, mẫu 2 sau mẫu 1 khoảng 2 giờ. Nếu người bệnh có điều kiện thuận lợi lấy mẫu đờm buổi sáng để xét nghiệm là tốt nhất, lấy 2 mẫu vào 2 sáng sớm sau khi ngủ dậy. Lấy khoảng 2 - 3 ml đờm và lấy đờm ở những chỗ bất thường: có nhầy mủ, lẫn máu và không lẫn thức ăn.
- Bệnh phẩm khác đờm: dịch màng phổi, mảnh sinh thiết, dịch rửa phế quản, dịch khớp, mủ, nước tiểu, phân,...
Tùy theo từng phương pháp xét nghiệm mà sử dụng các bệnh phẩm khác nhau.
5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh lao hiện nay
5.1 Xét nghiệm AFB trực tiếp
a. AFB trực tiếp nhuộm Ziehl- Neelsen
- Ưu điểm:
+ Đây là phương pháp chẩn đoán khá đơn giản, có thể thực hiện ở các phòng xét nghiệm vi sinh.
+ Chi phí thấp, có thể sử dụng để chẩn đoán sàng lọc vi khuẩn lao trong cộng đồng.
- Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn tồn tại 1 số hạn chế:
+ Chỉ đánh giá được vi khuẩn là dạng trực khuẩn kháng cồn kháng axit, không khẳng định được đó là vi khuẩn lao.
+ Độ nhạy thấp, chỉ phát hiện vi khuẩn nếu nồng độ vi khuẩn > 10^5 vi khuẩn/ mL đờm khi soi ít nhất 10 vi trường.
Hình ảnh AFB dưới tiêu bản nhuộm Ziehl- Neelsen
b. AFB trực tiếp nhuộm huỳnh quang
- Ưu điểm:
+ Kính hiển vi huỳnh quang soi nhanh hơn kính hiển vi quang học.
+ Kỹ thuật này có độ nhạy cao hơn ở những mẫu bệnh phẩm ít vi khuẩn do diện tích các vi trường quan sát nhiều hơn.
- Nhược điểm:
+ Xét nghiệm có giá thành cao
+ Dễ xảy ra dương tính giả nếu nhầm lẫn các chất phát quang khác và vi khuẩn.
5.2 Nuôi cấy và định danh vi khuẩn
Nuôi cấy là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán vi khuẩn lao, ngoài ra, qua nuôi cấy thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện kĩ thuật kháng sinh đồ để giúp điều trị bệnh nhân hiệu quả hơn.
Hiện nay việc nuôi cấy vi khuẩn lao có thể tiến hành trên môi trường lỏng, đặc, MGIT, hoặc thực hiện trên hệ thống tự động BACTEC TB 460,…
Tuy nhiên, phương pháp nuôi cấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
+ Giá thành của phương pháp khá cao.
+ Kỹ thuật nuôi cấy đòi hỏi sự tỉ mỉ và yêu cầu cao.
+ Thời gian cho kết quả chậm.
Hình ảnh khuẩn lạc của vi khuẩn lao
5.3 Xét nghiệm sinh học phân tử
Kỹ thuật sinh học phân tử là một bước tiến vĩ đại trong chẩn đoán lao hiện nay. Các kĩ thuật sinh học phân tử để chẩn đoán lao hiện nay bao gồm:
- PCR lao (Polymerase Chain Reaction - PCR): phương pháp này cho phép phát hiện vi khuẩn có trong mẫu bệnh phẩm sau 1 vài giờ thông qua sự khuếch đại đoạn ADN đặc hiệu của vi khuẩn.
Kỹ thuật này có ưu điểm là độ nhạy cao, có thể phát hiện vi khuẩn ở nồng độ thấp, khoảng 1-3 vi khuẩn/ mL bệnh phẩm.
- MTBC/NTM realtime PCR : Đây là một cải tiến kỹ thuật cao hơn của phương pháp PCR lao, cho kết quả nhanh chóng và chính xác hơn. Hiện nay, phương pháp này đang được ứng dụng trong chẩn đoán tìm vi khuẩn lao tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
5.4 Xét nghiệm miễn dịch: Xét nghiệm MTB QUANTIFERON
Xét nghiệm M. tuberculosis QuantiFERON với sản phẩm QuantiFeron- TB Gold Plus là xét nghiệm phát hiện tình trạng nhiễm lao dựa vào việc định lượng nồng độ IFN-γ trong máu ngoại vi sau khi kích hoạt bởi kháng nguyên đặc hiệu vi khuẩn lao là ESAT-6, CFP-10.
Ưu điểm :
- Đây là phương pháp giúp chẩn đoán lao sớm ngay cả khi bệnh lao ở trạng thái tiềm ẩn. Đây cũng là phương pháp xét nghiệm có độ đặc hiệu cao.
Nhược điểm:
- Xét nghiệm có giá thành cao và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp.
5.5 Xét nghiệm ADA (Adenosine deaminase)
Dựa vào việc đo nồng độ của men ADA trong dịch viêm các màng (màng phổi, màng bụng,…) giúp chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch các màng do vi khuẩn lao, khi nguyên nhân do vi khuẩn lao thì nồng độ men ADA trong dịch sẽ tăng.
5.6 Xét nghiệm mô bệnh học
Đây là xét nghiệm giúp bác sĩ lâm sàng định hướng nguyên nhân do lao khi nhìn thấy tổn thương đặc trưng của lao trên tiêu bản mô bệnh học từ các bệnh phẩm sinh thiết từ vị trí tổn thương: cấu trúc nang lao.
5.7 Các xét nghiệm khác giúp chẩn đoán bệnh lao
- Tổng phân tích tế bào máu: số lượng bạch cầu tăng hoặc bình thường chủ yếu là tăng lymphocyte, máu lắng tăng, CRP cao,...
- Xét nghiệm dịch màng phổi : Protein dịch, tế bào, phản ứng rivalta,…
- Chẩn đoán hình ảnh:
+ Chụp XQ tim phổi: định hướng cho lâm sàng, thấy hình ảnh tổn thương nghi ngờ nhiễm lao: thâm nhiễm, hang, vôi hóa,...
+ CT-scanner: thấy rõ hơn tổn thương so với phim chụp X - quang thông thường.
6. Địa chỉ tin tưởng để làm xét nghiệm vi khuẩn lao?
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là đơn vị tiên phong về dịch vụ và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm. Hiện nay, bệnh viện đã và đang triển khai nhiều xét nghiệm giúp cho chẩn đoán lao sớm và có giá trị chính xác cao.
Bệnh viện có mạng lưới labo xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế và rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 565656 để được tư vấn và hưởng dịch vụ tốt nhất.