Thủy đậu thường xảy ra ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở người lớn, kể cả phụ nữ mang thai và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không điều trị phù hợp. Do đó khi mắc bệnh thủy đậu cần kiêng gì là điều nhiều bạn đọc thắc mắc. Vấn đề này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
09/05/2019 | Hãy làm theo những “tuyệt chiêu” này để bảo vệ sức khỏe của bạn 09/05/2019 | Viêm tai giữa ở trẻ xử trí như thế nào cho đúng cách?
Thủy đậu là bệnh lành tính, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, và có thể gây ra các biến chứng. Trong điều trị, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng, vì vậy, có những thực phầm người bệnh và không nên sử dụng bởi chúng có nguy cơ kích thích vết loét, làm vết thương chậm liền hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Bệnh thuỷ đậu có thể lây lan nhanh chóng.
1. Người bị thủy đậu kiêng ăn gì?
1.1. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Người bị bệnh thủy đậu nên hạn chế ăn thịt và các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa khác, chẳng hạn như các sản phẩm chế biến từ sữa nguyên chất. Những thực phẩm này có thể gây viêm, khiến tình trạng ban ngứa nghiêm trọng hơn và làm chậm quá trình hồi phục.
1.2. Trái cây có múi
Mụn nước do bệnh thủy đậu có thể mọc ở trong miệng, cổ họng. Vì vậy, người bị thủy đậu nếu có tình trạng này không tiêu thụ các loại trái cây họ cam quýt. Hàm lượng axit cao trong những loại trái cây này có thể kích ứng vết loét, làm chậm lành vết thương và gây đau dữ dội.
Bệnh thuỷ đậu nên hạn chế ăn trực tiếp trái cây có múi.
1.3. Thức ăn cay và mặn
Thức ăn cay, mặn có thể ảnh hưởng tới vết loét trong miệng và cổ họng, do đó nên tránh khi đang mắc bệnh thủy đậu. Vì thế, nên hạn chế ăn các loại đồ ăn có nhiều muối và gia vị cay nóng như tiêu, ớt.
1.4. Thực phẩm có chứa arginine
Arginine - một axit amin, có thể thúc đẩy sự sao chép của virus, khiến bệnh thủy đậu tiến triển phức tạp và kéo dài hơn. Người bị thủy đậu không nên ăn thức ăn có chứa lượng lớn arginine như sôcôla, lạc, các loại hạt cây, bơ lạc và nho khô.
1.5. Chất béo chuyển hóa
Nhiều loại thực phẩm hiện nay có chứa chất béo chuyển hóa, một loại chất béo nhân tạo mà cơ thể gặp nhiều khó khăn khi xử lý, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đồng thời chất béo chuyển hóa có thể khiến trầm trọng thêm tình trạng viêm, điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới bệnh thủy đậu.
Thực phẩm chế biến sẵn là nguồn cung cấp của chất béo chuyển hóa, vì thế nên hạn chế ăn đồ ăn sẵn.
2. Người bệnh thủy đậu kiêng làm gì?
2.1. Tránh đi tới chỗ đông người
Thủy đậu là bệnh dễ lây qua đường không khí đến người khác. Vì vậy, bạn nên hạn chế đến mức thấp nhất việc tới nơi đông người trong thời gian bị bệnh để tránh lây lan và hạn chế nguy cơ trở thành dịch thủy đậu.
2.2. Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân
Đồ dùng cá nhân, quần áo, khăn mặt của người bệnh cũng cần được giặt thật kỹ, giặt riêng với các thành viên khác trong gia đình và phải được phơi nắng, hoặc là/ủi kỹ trước khi sử dụng hay để chung với đồ dùng của người khác trong gia đình.
Người mắc bệnh thuỷ đậu không nên dùng chung đồ dùng cá nhân.
2.3. Tránh gãi mạnh
Gãi mạnh làm vỡ hoặc trầy các nốt mụn thủy đậu vì khi vỡ, các nốt này dễ để lại sẹo thâm lõm trên da gây mất thẩm mỹ, và dịch nước ở mụn lan sang các vùng khác dễ gây bệnh. Ngoài ra, khi bị thủy đậu, cần chú ý mặc quần áo chất liệu mát, rộng để tránh cọ sát.
3. Phòng ngừa và điều trị thủy đậu
3.1. Phòng bệnh thủy đậu
- Để phòng bệnh, cách tốt nhất hiện nay là tiêm vaccxine (đặc biệt trẻ nhỏ).
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với người xung quanh khi bị bệnh, tránh tới những nơi đông người, nên nghỉ học, nghỉ làm để tránh lây lan ra cộng đồng.
- Khi bị thủy đậu, tránh gãi gây vỡ các nốt mụn dẫn tới tình trạng bội nhiễm.
- Bổ sung dưỡng chất đầy đủ để nâng cao sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể. Nên ăn các loại thực phẩm tươi, mát; tránh đồ cay, chua, nóng…
- Nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi.
3.2. Điều trị thủy đậu
Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị thủy đậu, vì vậy, các bác sĩ thường kê đơn điều trị triệu chứng cho những người mắc bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng như:
- Các thuốc giảm sốt không chứa aspirin như acetaminophen có thể làm giảm triệu chứng sốt ở trẻ. Không được cho trẻ bị thủy đậu dùng aspirin.
- Thuốc chống dị ứng.
- Những người bị nhiễm trùng nặng, có thể dùng thuốc kháng virus để giảm biến chứng từ bệnh thủy đậu.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ tiêm vắc - xin thuỷ đậu uy tín tại Hà Nội. Dịch vụ tiêm chủng nói chung, tiêm vaccxine thủy đậu nói riêng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn cam kết:
- Cán bộ phục vụ được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, tận tâm và tận tụy vì khách hàng;
- Vắc - xin có nguồn gốc nhập rõ ràng;
- Vắc - xin được bảo quản theo đúng quy định của Bộ Y tế;
- Thời gian phục vụ: giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7, chủ nhật).
Nếu cần tư vấn về bệnh thủy đậu, bạn nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể.
Mọi thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.
Cơ sở 2: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.
Cơ sở 3: 5 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tổng đài: 1900 56 56 56.
Website: www.medlatec.vn * Email: [email protected].