Bệnh ung thư có chiều hướng ngàng càng trẻ hóa và tăng về số lượng người mắc. Tuy nhiên, nếu chờ đợi xuất hiện triệu chứng để khám và điều trị thì quá trình sau đó sẽ rất khó khăn, thời gian sống của người bệnh bị rút ngắn. Khám sàng lọc sớm vì thế trở thành giải pháp cần thiết. Vậy cụ thể, khám sàng lọc ung thư là khám những gì và ai nên thực hiện?
11/04/2023 | Tầm soát ung thư có được bảo hiểm y tế không? 05/04/2023 | Chi phí tầm soát ung thư có đắt không? 29/03/2023 | Các nguyên nhân gây ra ung thư
1. Sàng lọc tầm soát ung thư là gì, vì sao nên thực hiện?
1.1. Sàng lọc ung thư là gì?
Dự phòng bệnh ung thư gồm 3 bước:
- Bước 1: phòng ngừa giai đoạn đầu để nỗ lực loại trừ hoặc giảm thiểu ở mức tối đa tiếp xúc với yếu tố nguy cơ gây ung thư nhằm hạn chế khởi phát căn bệnh này.
- Bước 2: sàng lọc, phát hiện ung thư từ lúc chưa khởi phát triệu chứng, thậm chí là triệu chứng tiền ung thư.
- Bước 3: tìm phương pháp điều trị sao cho kéo dài thời gian sống trên 5 năm của người bệnh.
Sàng lọc ung thư cần được thực hiện từ sớm để có biện pháp ngăn chặn trước khi bệnh khởi phát triệu chứng
Sàng lọc ung thư là biện pháp sử dụng các phương pháp hỗ trợ như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để phát hiện sớm các tế bào ác tính, hoặc khối u bất thường trước khi nó gây nên triệu chứng.
1.2. Vì sao nên sàng lọc ung thư sớm?
Đối với dự phòng ung thư, thực tế hiện nay ở nước ta số đông mọi người chỉ quan tâm đến bước 3 nên khi có dấu hiệu bệnh mới đi tìm cách để chữa. Đây chính là lý do khiến cho hầu hết bệnh nhân phát hiện ung thư khi đã ở giai đoạn cuối.
Bệnh ung thư cần phải được phát hiện sớm thì mới tăng cơ hội chữa khỏi và giúp người bệnh tăng thêm thời gian sống. Để đạt được mục đích này thì cần phải thực hiện từ 2 bước dự phòng đầu tiên.
Nếu dự phòng bước 1 và 2 không bị bỏ qua tức là người bệnh đã tự chủ động phòng ngừa giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh và kiểm soát chúng đồng thời chủ động tầm soát bệnh từ sớm để điều trị ngay. Khám sàng lọc ung thư định kỳ hàng năm chính là giải pháp dự phòng bệnh hiệu quả nhất.
2. Khám sàng lọc ung thư là khám những gì, dành cho ai?
2.1. Những nội dung trong khám sàng lọc ung thư
Không thể nói khám sàng lọc ung thư là khám những gì cho tất cả bệnh ung thư vì đây là một nhóm nhiều bệnh khác nhau, mỗi loại ung thư sẽ được sàng lọc theo một phương pháp riêng. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện đều sẽ khám sàng lọc ung thư với những nội dung cơ bản sau:
Mỗi bệnh ung thư sẽ có phương pháp khám sàng lọc ung thư riêng do bác sĩ chỉ định
- Khám lâm sàng
Đây là khâu đầu tiên không thể bỏ qua ở bệnh nhân khám sàng lọc ung thư. Theo đó, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiền sử sức khỏe cá nhân, gia đình, triệu chứng bất thường đang gặp phải (nếu có); yếu tố nguy cơ khác như : môi trường sống, nghề nghiệp,... để lấy căn cứ chỉ định phương pháp sàng lọc phù hợp. Ở bước này bác sĩ cũng sẽ giải thích cho người bệnh biết khám sàng lọc ung thư là khám những gì.
- Kiểm tra cận lâm sàng
Người bệnh được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm tế bào, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân,…
- Kiểm tra hình ảnh
Bác sĩ sẽ chỉ định một số thăm dò hình ảnh bằng các phương pháp: chụp CT-Scanner, chụp MRI, chụp X-quang, nội soi, siêu âm,... Tùy từng bệnh lý ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp kiểm tra hình ảnh có khả năng phát hiện dấu hiệu ung thư phù hợp.
- Đọc kết quả và tư vấn
Sau khi người bệnh đã thực hiện đầy đủ các kiểm tra cần thiết do bác sĩ chỉ định, tùy từng hạng mục kiểm tra mà thời gian trả kết quả sẽ khác nhau. Đại đa số bệnh viện sẽ trả kết quả về phòng khám ban đầu.
Khi nhận đầy đủ kết quả của các kiểm tra cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ đọc và phân tích chỉ số để phát hiện bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cho từng bệnh nhân. Mặt khác, bác sĩ còn sẽ cảnh báo nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra trong tương lai để người bệnh có biện pháp phòng ngừa tốt.
2.2. Ai nên khám sàng lọc ung thư định kỳ?
Do đại đa số mọi người đang hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều loại tác nhân nguy hại, thói quen sinh hoạt không lành mạnh nên đã tiếp tay cho bệnh ung thư trẻ hóa. Hiện nay, ung thư không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn gặp ở nhiều người trẻ tuổi. Vì thế, bất kỳ ai cũng nên tìm hiểu khám sàng lọc ung thư là khám những gì để tầm soát mỗi năm.
Tại MEDLATEC, bệnh nhân được bác sĩ giải thích cặn kẽ khám sàng lọc ung thư là khám những gì trước khi thăm khám
Sàng lọc ung thư còn cần được lưu tâm đặc biệt ở các trường hợp:
- Nghiện thuốc lá
90% trường hợp bị ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc lá. Hành động này còn gây nên hàng loạt bệnh lý khác như: dạ dày, hầu họng, gan,...
- Bị bệnh phổi, gan, thận,... mạn tính: sự tái phát nhiều lần của những bệnh lý này làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, gan, dạ dày,...
- Người sinh ra trong gia đình có bố/mẹ bị bệnh ung thư: đây là bệnh có liên quan mật thiết với yếu tố di truyền.
- Người thường xuyên trong điều kiện rối loạn sinh hoạt, ăn uống không hợp lý, vận động ít, mệt mỏi kéo dài,...
Không phải ai cũng biết khám sàng lọc ung thư là khám những gì nên khi thắc mắc và muốn biết câu trả lời cụ thể, tốt nhất quý khách hàng nên liên hệ trực tiếp với cơ sở thăm khám để được giải đáp cho trường hợp của mình.
Mỗi bệnh ung thư sẽ có những chỉ định kiểm tra riêng để tìm ra dấu hiệu bất thường. Vì thế, nội dung khám sàng lọc ung thư ở mỗi người cũng có sự khác nhau.
Nếu quý khách cần biết khám sàng lọc ung thư làm khám những gì ở Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thì có thể nhấc máy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp. Tại đây, tổng đài viên sẽ chia sẻ đến quý khách các thông tin phù hợp và hướng dẫn đầy đủ những vấn đề cần chuẩn bị để việc khám sàng lọc ung thư diễn ra thuận lợi, đúng kết quả.