Kéo tay đột ngột, coi chừng trật khuỷu tay ở trẻ | Medlatec

Kéo tay đột ngột coi chừng trật khuỷu tay ở trẻ

Ngày 05/09/2015 Nguyễn Thị Thanh Minh/Bacsinoitru

Sai khớp đầu xương quay (hay nôm na là trật khuỷu tay) là một loại chấn thương phổ biến ở các bé dưới 5 tuổi, xảy ra khi xương quay của cánh tay phía dưới khuỷu tay bị trật ra khỏi khớp xương cánh tay.


Dấu hiệu và triệu chứng

Bình thường, xương được giữ cố định nhờ dây chằng, nhưng khi dây chằng bị giãn (ví dụ như khi bị kéo mạnh đột xuất) thì xương sẽ bị trật ra khỏi vị trí bình thường.

Điều này thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi khi bé bị kéo tay mạnh và đột xuất, hay khi bị kéo lên chỉ bằng một bên xách tay, hay khi bé được kéo lại lúc bé sắp bị té.

Điều này ít xảy ra với các bé trên 5 tuổi vì khi đó dây chằng và khớp của các bé đã mạnh hơn rất nhiều.

Thông thường các bé khi bị trật khớp khuỷu tay sẽ khóc ngay lập tức, hoặc không thể sử dụng được cánh tay đã bị trật để cầm nắm hay làm bất cứ điều gì nữa.



Trật khớp khuỷu tay xảy ra khi bé bị kéo tay đột xuất, hay bị té.

Chữa trị

Phần khớp bị trật có thể được kéo và đưa trở lại vị trí cũ bởi một y tá hay bác sỹ. Các bé sẽ bị đau nhưng chỉ trong giây lát. X-quang là không cần thiết cho những trường hợp này.

Các bé sẽ được kiểm tra xem có thể sử dụng lại cánh tay bình thường mà không bị đau đớn hay khó chịu gì hay không. Thông thường, đa số các bé có thể di chuyển và sử dụng tay bình thường ngay sau khi được chữa trị, nhưng đôi khi có bé cũng cần thời gian lâu hơn để hồi phục. Thời gian bé bị trật khuỷu tay càng lâu thì thời gian hồi phục sẽ càng chậm. Và các bé có thể sẽ phải uống thuốc giảm đau.

Trong trường hợp khuỷu tay bị trật nhưng không kéo tay để cho khớp bình thường lại như cũ được thì bé sẽ cần phải chụp X-quang để kiểm tra xem có phần xương nào bị gãy hay không.

Chăm sóc tại nhà

Thông thường sau khi chữa trị, các bé có thể hoạt động và sử dụng tay bình thường ngay lập tức. Nếu bé bị trật khuỷu tay khá lâu, thì sẽ cần phải cho bé uống thuốc giảm đau trong ngày. Nếu đến ngày hôm sau bé vẫn không cử động cánh tay được hoàn toàn bình thường, thì phải đưa bé đi chẩn đoán lại ngay trong hôm đó.

Tiên lượng

Trật khuỷu tay sẽ không để lại thiệt hại lâu dài và vĩnh viễn cho các bé.

Có một số trẻ sẽ chịu được chấn thương này tốt hơn các bé khác. Và có thể xảy ra nhiều lần đối với các bé. Các bé cần được điều trị tức thời và hợp lý để tránh những tổn hại lâu dài. Nếu để tình trạng trật khuỷu tay của bé càng lâu thì bé sẽ càng bị đau và sẽ càng khó chữa.

Phòng tránh

Tuyệt đối tránh không kéo tay các bé (kéo ở cánh tay dưới, hay kéo từ cổ tay đều không được) và chỉ dẫn cho các người khác (ông bà nội ngoại, các bảo mẫu trông cháu) để họ cũng tránh điều đó. Điều này rất quan trọng để giảm thiểu khả năng bé bị trật khuỷu tay.

Những điều cần nhớ

- Trật khớp khuỷu tay xảy ra khi bé bị kéo tay đột xuất, hay bị té.

- Trật khớp khuỷu tay không để lại tổn hại lâu dài cho bé.

- Rất ít khi trẻ trên 5 tuổi bị trật khớp khuỷu tay.

- Đừng bao giờ kéo xệch, hay nhấc bổng các bé lên bằng cách kéo 1 tay của bé. Phòng tránh luôn là quan trọng nhất!

- Hỏi ý kiến của các bác sỹ ở gần nơi bạn ở!

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp