Viêm bàng quang là bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây ra biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, nếu có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên chủ động đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị viêm bàng quang kịp thời.
27/05/2022 | Viêm bàng quang kẽ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 09/04/2021 | Chuyên gia giải đáp: Viêm bàng quang cấp có nguy hiểm không? 25/03/2021 | 4 biến chứng viêm bàng quang nguy hiểm nhất cần cảnh giác 23/02/2021 | Bệnh viêm bàng quang ở nữ có nguy hiểm không?
1. Thông tin cơ bản về bệnh viêm bàng quang
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm bàng quang. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:
- Do vi khuẩn: Đây là nguyên nhân được đánh giá là phổ biến nhất. Vi khuẩn sẽ tấn công ngược dòng lên bàng quang theo đường niệu đạo. Tuy rằng, cấu trúc của hệ tiết niệu có thể ngăn chặn vi khuẩn, đồng thời đặc tính kháng khuẩn trong nước tiểu cũng có thể làm ức chế sự sinh sản của các khuẩn gây bệnh. Nhưng trong trường hợp, cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, tổn thương niệu đạo thì vi khuẩn sẽ có thể dễ dàng xâm nhập và gây viêm bàng quang. Trong đó, Escherichia coli chính là loại vi khuẩn phổ biến nhất gây bệnh.
Viêm bàng quang là bệnh về đường tiết niệu rất phổ biến
- Các nguyên nhân khác như tác dụng phụ của một số loại thuốc(nhất là hóa trị), người xạ trị cũng có nguy cơ cao mắc bệnh, do đặt ống thông tiểu, hoặc cũng có thể do sử dụng một số loại hóa chất,… Ngoài ra, viêm bàng quang cũng có thể do một số biến chứng bệnh tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận, tổn thương tủy sống,…
1.2. Đối tượng có nguy cơ cao bị viêm bàng quang
Viêm bàng quang có thể xảy ra ở bất cứ ai nhưng những người có nguy cơ cao bị bệnh có thể kể đến như:
- Nữ giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn nam giới do niệu đạo của phụ nữ ngắn và dễ bị vi khuẩn từ tầng sinh môn xâm nhập.
- Càng lớn tuổi thì nguy cơ viêm bàng quang càng cao.
- Những người bị bệnh, phải nằm bất động trong suốt một thời gian dài.
- Các trường hợp quan hệ tình dục không an toàn.
- Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh.
- Người mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến.
- Các trường hợp có sỏi trong hệ tiết niệu.
- Người mắc bệnh tiểu đường, nhiễm HIV hoặc các trường hợp đang trong quá trình điều trị bệnh ung thư.
- Các trường hợp phải sử dụng ống thông tiểu quá lâu.
- Vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang và gây viêm nhiễm.
1.3. Triệu chứng nào cho biết bạn đang mắc viêm bàng quang
Khi bị viêm bàng quang, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng tiểu mỗi lần thường rất ít, thường xuyên có cảm giác tiểu gấp.
Đau bụng dưới là một biểu hiện của bệnh viêm bàng quang
- Những bất thường về đặc điểm của nước tiểu như màu đục, có thể lẫn máu và dễ dàng ngửi thấy mùi hôi, khó chịu.
- Khi đi tiểu có cảm giác đau, nóng rát.
- Đau bụng dưới, đau lưng.
- Sốt nhẹ.
- Một số trường hợp bệnh nhi có biểu hiện đái dầm vào ban ngày.
2. Chữa viêm bàng quang bằng cách nào?
Viêm bàng quang có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, nhất là tình trạng tổn thương thận vĩnh viễn. Đáng lo ngại hơn khi căn bệnh này rất dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những triệu chứng của nhiều bệnh lý khác.
Chính vì thế, ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ bệnh, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán cũng như điều trị bệnh sớm. Một số phương pháp chẩn đoán viêm bàng quang thường được áp dụng đó là xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, soi bàng quang, chụp X-quang, chụp CT,…
Các bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị viêm bàng quang theo nguyên nhân để đạt hiệu quả điều trị cao nhất:
- Nếu viêm bàng quang do các loại vi khuẩn gây ra: Phương pháp chữa trị phổ biến nhất là thuốc kháng sinh. Tùy theo từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp.
Dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn
+ Với những bệnh nhân nhiễm khuẩn lần đầu: Người bệnh cần dùng kháng sinh trong khoảng 7 đến 10 ngày. Dù triệu chứng đã thuyên giảm nhưng bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà cần tuân thủ hoàn toàn theo chỉ định của bác sĩ.
+ Với những trường hợp nhiễm trùng tái phát: Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh của người bệnh có thể kéo dài hơn, phụ thuộc lâm sàng và mức độ nhiễm khuẩn.
- Đối với một số trường hợp nhiễm bệnh do các nguyên nhân khác, các bác sĩ sẽ điều trị viêm bàng quang theo từng nguyên nhân cụ thể:
+ Trường hợp mắc bệnh do xạ trị, do các loại thuốc thì cần sử dụng thuốc để giảm triệu chứng hoặc uống nhiều nước hơn để loại bỏ những chất gây ảnh hưởng đến bàng quang.
+ Nếu viêm bàng quang do biến chứng của một số bệnh khác thì cần điều trị dứt điểm bệnh nền, tăng sức đề kháng và tránh yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh.
Áp dụng chườm nóng để giảm căng tức bàng quang
- Một số phương pháp điều trị hỗ trợ:
Ngoài những phương pháp đã nhắc đến ở phía trên, bệnh nhân cần uống đủ nước mỗi ngày. Đồng thời cũng có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ điều trị như chườm nóng vùng bụng để giảm căng tức bàng quang, uống nhiều nước, tránh các loại đồ uống có chứa chất kích thích, không nên ăn thực phẩm cay nóng, vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, lựa chọn quần lót vừa vặn và có chất liệu thấm hút tốt, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để đảm bảo việc lưu thông đường tiểu dễ dàng hơn.
Trên đây là một số biện pháp điều trị viêm bàng quang hiệu quả. Tuy nhiên, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có biểu hiện bệnh, bạn không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp.
Chuyên khoa Thận - Tiết niệu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành, có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm khám chữa bệnh. Cùng với các thiết bị y tế hiện đại bậc nhất, MEDLATEC cam kết mang đến kết quả chẩn đoán bệnh chính xác và nhanh chóng. Để được tư vấn và đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.