Trong số các kỹ thuật được chỉ định chẩn đoán bệnh viêm gan B thì xét nghiệm AST, AST được xem là xét nghiệm đầu tay của các bác sỹ để đánh giá bệnh nhân ngay khi có biểu hiện bất thường.
Xét nghiệm ALT và AST giúp chẩn đoán bệnh viêm gan B ngay khi có biểu hiện bất thường.
1. Khái niệm xét nghiệm ALT, AST
- Xét nghiệm ALT, xét nghiệm AST là hai loại enzyme xúc tác các phản ứng:
- AST hiện diện trong bào tương và ty thể của tế bào. AST có ở cơ tim và cơ vân nhiều hơn ở gan. Ngoài ra, AST còn có ở thận, não, tụy, phổi, bạch cầu và hồng cầu.
- ALT hiện diện chủ yếu ở bào tương của tế bào gan cho nên sự tăng ALT nhạy và đặc hiệu hơn AST trong các bệnh gan.
- Bình thường AST < 40 UI/L, ALT < 41UI/L.
- Các mức tăng của giá trị xét nghiệm ALT và AST có liên quan đến một số bệnh gan như sau:
+ Tăng cao (> 3000 UI/L):
Có thể gặp trong các trường hợp hoại tử tế bào gan như viêm gan virút cấp hoặc mạn tính, tổn thương gan do thuốc, độc chất, trụy mạch kéo dài. Mức độ tăng transaminase có tương quan kém với mức độ tổn thương tế bào gan và không có ý nghĩa nhiều về mặt tiên lượng (ví dụ khi hoại tử tế bào gan nặng, men gan tăng cao trong 24 - 48 giờ đầu nhưng sau 3 - 5 ngày, men giảm nhanh).
+ Tăng vừa (< 300 UI/L):
Gặp trong viêm gan do rượu, tăng chủ yếu là AST nhưng trị số không quá 2-10 lần giới hạn trên mức bình thường. Trong khi đó, ALT có thể bình thường hoặc thấp là do thiếu pyridoxal 5-phosphate (vitamin B6), là cofactor để tổng hợp ALT ở gan.
+ Tăng nhẹ (< 100 UI/L):
Có thể gặp trong viêm gan virus cấp, nhẹ và bệnh gan mạn tính khu trú hay lan tỏa (xơ gan, viêm gan mạn, di căn gan) hoặc tình trạng tắc mật. Ngoải ra, men gan tăng nhẹ còn gặp trong trường hợp gan nhiễm mỡ. Đối với vàng da tắc mật, đặc biệt là trường hợp sỏi di chuyển vào ống mật chủ, ALT thường tăng < 500 UI/L (trong viêm túi mật cấp), hiếm khi ALT tăng đến 3.000 UI/L nhưng sau đó giảm nhanh trở về bình thường.
Tỷ số De Ritis = SGOT/SGPT (O/P)
- Tỷ số O/P > 1 gặp trong các tổn thương gan mạn tính như xơ gan.
- Tỷ số O/P > 2 gợi ý đến tổn thương gan do rượu, vì lúc đó ALT thường thấp. Khi O/P > 4 gợi ý đến viêm gan bùng phát do bệnh Wilson.
- Tỷ số O/P < 1 thường gặp trong hoại tử tế bào gan cấp như trong viêm gan virus cấp.
3. Chỉ định xét nghiệm ALT, AST
- Xét nghiệm ALT và AST được chỉ định để đánh giá bệnh nhân có các triệu chứng của rối loạn chức năng gan như:
- Cảm giác mệt mỏi;
- Mất cảm giác ngon miệng;
- Buồn nôn, nôn;
- Đau bụng vùng mạng sườn phải;
- Vàng da;
- Nước tiểu đậm màu, phân có màu nhạt;
- Ngứa.
- Xét nghiệm ALT và AST cũng được chỉ định phối hợp với các xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh gan bao gồm:
- Người có tiền sử tiếp xúc với virus viêm gan;
- Người nghiện rượu nặng;
- Cá nhân có gia đình có tiền sử bệnh gan;
- Người dùng thuốc có thể làm ảnh hưởng chức năng gan;
- Người thừa cân, hoặc có bệnh tiểu đường.
- Ở những người có triệu chứng nhẹ như mệt mỏi hoặc sụt cân, xét nghiệm ALT và AST được dùng để loại trừ bệnh gây tổn thương tế bào gan.
- Xét nghiệm ALTvà AST còn được sử dụng để theo dõi điều trị. Nó có thể được chỉ định một cách thường xuyên trong quá trình điều trị để xác định xem có hiệu quả hay không.
4. Cách lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm SLT, AST
- Mẫu được lấy vào ống không có chống đông (surum) hoặc có chống đông bằng Heparin, EDTA.
- Bệnh nhân không phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu bệnh phẩm, tuy nhiên huyết thanh đục có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT và AST.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm SLT, AST
- Mẫu vỡ hồng cầu.
- Các thuốc làm tăng hoạt độ ALT như thuốc ức chế men chuyển angiotensin, acetaminophen, thuốc chống co giật, một số loại kháng sinh, thuốc điều trị tâm thần, thuốc lợi tiểu loại thiazide,…
- Các thuốc làm tăng hoạt độ AST như Acetaminophen, allopurinol, một số loại kháng sinh, thuốc ngừa thai uống,…
- Thuốc làm giảm hoạt độ AST như Metronidazol, trifluoperazin.
Tài liệu tham khảo
1. DANIEL S. PRATT, MARSHALL M. KAPLAN (2008), Evaluation of Liver Function, Harrison's Principles of Internal Medicine, 17th Edition, Vol II, Sec. 2, pp.1923-1926.
2. BARBARA KAPELMAN, Approach to the Patient with Liver Disease. Pocket Guide to Gastroenterology, pp. 85-103.
3. PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh, DSCK II. Nguyễn Thị Hương, 2013, Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, trang 633- 638.