Điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em | Medlatec

Điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em

Ngày 06/08/2013 PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng

Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là một bệnh hô hấp thường gặp, có thể tiến triển nặng gây nhiều biến chứng. Viêm phổi mắc phải từ cộng đồng được xác định như một tình trạng nhiễm trùng cấp tính của nhu mô phổi có nguyên nhân do bị nhiễm trùng từ cộng đồng. Đó cũng là tiêu chuẩn để phân biệt với viêm phổi mắc phải từ bệnh.



Nguyên nhân và triệu chứng

Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng bao gồm các nhiễm khuẩn phổi xảy ra ngoài bệnh viện, biểu hiện bằng viêm phổi thùy, viêm phổi đốm hoặc viêm phổi không điển hình. Đặc điểm chung là có hội chứng đông đặc phổi và bóng mờ phế nang hoặc mô kẽ trên phim Xquang phổi.
 

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi trẻ em thường do vi khuẩn như H.influenza, S.pneumonia...; do virut như virut hợp bào hô hấp (RSV), virut cúm A, B...; do ký sinh trùng hay nấm như Candida, Toxoplasma..., viêm phổi do phế cầu, viêm phổi do H. influenzae, viêm phổi do tụ cầu.
 

Chẩn đoán bệnh viêm phổi dựa vào lâm sàng là chính. Trẻ viêm phổi khi có dấu hiệu thở nhanh. Nhịp thở nhanh tùy theo từng độ tuổi quy định như sau: trẻ dưới 2 tháng tuổi, nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên; trẻ 2 - 12 tháng tuổi, nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên; trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi, nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên. Ngoài nhịp thở nhanh, trẻ có dấu hiệu ho và sốt, có ran ẩm nhỏ hạt khi nghe phổi. Nếu không được xử lý kịp thời trẻ sẽ bị viêm phổi nặng hơn có biểu hiện rút lõm lồng ngực, thở rên, tím tái, bú kém, co giật...
 

Điều trị VPCĐ thế nào?

 

Từ những nghiên cứu cho thấy việc trẻ bị viêm phổi cần sử dụng kháng sinh bởi vì không thể phân biệt được viêm phổi do vi khuẩn hay do virut. Sử dụng kháng sinh amoxicillin dạng thuốc uống được chọn ban đầu. Các thuốc thay thế là co-amoxiclav, cefaclor, erythromycin, azithromycin và clarithromycin. Ngoài ra, có thể thêm macrolides nếu không đáp ứng với điều trị ban đầu hoặc nghi viêm phổi do mycoplasma/chlamydia hoặc bệnh rất nặng. Việc sử dụng kháng sinh uống an toàn và hiệu quả ngay cả với một số trường hợp nặng. Cần sử dụng kháng sinh tiêm cho các trường hợp viêm phổi nặng có biến chứng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng huyết hoặc không dung nạp (ví dụ nôn) hoặc có vấn đề giảm hấp thu thuốc qua đường uống.
 

Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Khi mắc viêm phổi cần điều trị ngay tại cơ sở y tế bằng cách sử dụng benzyl penicillin hoặc ampicillin kết hợp với gentamicin (tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch) dùng 1 lần trong ngày. Một đợt dùng từ 5-10 ngày. Trường hợp bệnh nhi viêm phổi rất nặng dùng cefotaxime 100-150mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia 3 - 4 lần.
 

Trẻ mắc viêm phổi ở 2 tháng đến 5 tuổi: Trường hợp viêm phổi nhẹ nên điều trị ngoại trú có thể sử dụng cotrimoxazole hoặc amoxycillin. Theo dõi sau 2-3 ngày. Nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ từ 5-7 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm sẽ chuyển điều trị  như viêm phổi nặng.
 

Trường hợp viêm phổi nặng (co rút lồng ngực) sẽ được điều trị tại bệnh viện bằng benzyl penicillin hoặc ampicillin. Theo dõi sau 2-3 ngày. Nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ 5-10 ngày. Nếu bệnh nhân không đỡ hoặc nặng thêm cần điều trị như viêm phổi rất nặng.
 

Viêm phổi rất nặng (co rút lồng ngực, tím tái, li bì...), điều trị tại bệnh viện bằng sử dụng benzyl penicillin, phối hợp với gentamicin (tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch) hoặc chloramphenicol. Một đợt dùng 5-10 ngày. Theo dõi sau 2-3 ngày. Nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ 7-10 ngày hoặc ampicillin kết hợp với gentamicin (tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch). Nếu bệnh nhân không đỡ đổi 2 công thức ở trên cho nhau hoặc đổi sang cefuroxime.
 

Viêm phổi ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi nếu nghi ngờ viêm phổi do tụ cầu: Điều trị bằng oxacillin (tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch) kết hợp với gentamicin. Nếu không có oxacillin có thể thay bằng cephalothin (tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch) + gentamicin hoặc vancomycin.
 

Viêm phổi ở trẻ trên 5 tuổi: Điều trị bằng benzyl penicillin, cephalothin hoặc cefuroxime, hoặc ceftriaxone, amoxy/clavulanic hoặc ampicillin/sulbactam; (H. influenzae sinh beta-lactamase  cao).
 

Phát hiện và điều trị biến chứng

Sau khi điều trị nếu trẻ vẫn sốt và tình trạng chung không tốt lên sau 48 giờ điều trị cần phải khám, đánh giá lại và chụp Xquang ngực để phát hiện các biến chứng. Nếu tràn dịch và tràn khí màng phổi ở mức độ ít thì không cần điều trị ngoại khoa mà chỉ cần tiếp tục điều trị kháng sinh. Nếu tràn dịch nhiều và có suy hô hấp cần phải dẫn lưu màng phổi.
 

Viêm phổi ở trẻ em là một bệnh viêm đường hô hấp dưới nặng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đồng thời, cần có các biện pháp phòng ngừa cơ bản không để bệnh xảy ra như thường xuyên giữ vệ sinh vùng mũi họng. Ngoài ra, có thể dùng các biện pháp phòng bệnh chung làm giảm nguy cơ mắc bệnh như tiêm phòng vaccin: H.influenzae type b (Hib), ho gà (Bordatella pertusis), phế cầu (S.pneumonia), cúm... cũng là một giải pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh.           


Nguồn: suckhoedoisong.vn

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp