Viêm gan virus B, C là một trong những bệnh lý truyền nhiễm hay gặp, gây biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, với phần chia sẻ của chuyên gia về bộ 3 xét nghiệm trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị viêm gan virus B, C đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của 800 bác sĩ đồng nghiệp tại Hội nghị tập huấn sáng nay (15/10), do Hệ thống Y tế MEDLATEC tổ chức.
14/10/2022 | Test viêm gan B có những phương pháp nào, nên thực hiện ở đâu? 26/09/2022 | Một số xét nghiệm viêm gan B và địa chỉ xét nghiệm uy tín tại An Giang 23/09/2022 | Giúp bạn tìm cơ sở xét nghiệm viêm gan B tại Bình Định uy tín 19/09/2022 | Gợi ý địa chỉ xét nghiệm viêm gan B tại Khánh Hòa - nhanh chóng, chính xác
Vì sao bệnh lý viêm gan virus B, C cần được quan tâm hàng đầu?
Bệnh lý viêm gan virus rất đa dạng, gồm viêm gan A, B, C, D, E, trong đó nhiễm viêm gan virus B, C là vấn đề y tế quan trọng và được người dân quan tâm hàng đầu. Do viêm gan B, C là nguyên nhân chính gây bệnh gan mạn tính trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, bệnh lý viêm gan virus B thuộc khu vực cao nhất thế giới. Phần lớn các trường hợp lây nhiễm trong thời kỳ chu sinh (7 ngày đầu sau sinh), nên không có biểu hiện lâm sàng rõ, dễ tiến triển thành mạn tính. Ở người trưởng thành, tỷ lệ nhiễm viêm gan virus B từ 5%-15%, có xu hướng giảm và ổn định ở mức 9% giai đoạn 2008 – 2012 (do ở nước ta tiêm vaccine viêm gan B liều sơ sinh được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2005 nên hạn chế được tỷ lệ lây nhiễm). Điều đáng lưu ý là bệnh lý này có thời gian u bệnh lâu nhất (từ 40 đến 120 ngày) so với các loại bệnh lý viêm gan.
Tương tự, tỷ lệ nhiễm viêm gan virus C ở người trưởng thành: 0.17%-4%, khu vực miền Nam cao hơn miền Bắc. Tỷ lệ mắc ở nhóm nam tiêm chích ma túy, người nhiễm HIV, bệnh nhân bệnh gan, lọc máu, sử dụng dịch vụ y tế, xăm trổ không đảm bảo vô khuẩn.
Theo các nghiên cứu có tới 90% trường hợp mắc ung thư biểu mô tế bào gan được gây ra do virus viêm gan B, C, nhưng diễn biến thầm lặng nên được xem như “kẻ giết người thầm lặng”, do đó, sàng lọc giúp phát hiện sớm, đánh giá tình trạng nhiễm, từ đó có kế hoạch theo dõi và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng, gánh nặng cho người bệnh, cũng như giúp hạn chế lây lan viêm gan ra cộng đồng. Vì vậy, công cụ đầu tay của bác sĩ không thể thiếu vai trò của xét nghiệm, vậy chỉ định thế nào cho “đúng, trúng” trong từng giai đoạn, trường hợp cụ thể là vấn đề được các bác sĩ quan tâm.
TS Trần Văn Giang chia sẻ tại hội nghị
Theo đó, với phần chia sẻ của TS Trần Văn Giang - Chuyên gia Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC; Phó Trưởng Bộ môn Truyền nhiễm, Trường Đại học Y Hà Nội; Phó viện trưởng Viện đào tạo và nghiên cứu Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong bài báo cáo “Cập nhật xét nghiệm trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi viêm gan virus B-C” đã thu hút sự quan tâm của hơn 800 bác sĩ tại tỉnh Phú Thọ và Tuyên Quang tham dự. Hội nghị tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán, điều trị, tại MEDLATEC Phú Thọ được Hệ thống Y tế MEDLATEC phối hợp cùng Sở Y tế tỉnh Phú Thọ tổ chức.
Bỏ túi bộ 3 xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán và điều trị viêm B
Viêm gan B là bệnh lý mạn tính cần điều trị, theo dõi suốt đời, vì vậy, người dân nên sàng lọc để biết có nhiễm hay không, từ đó có hướng xử trí kịp thời. Vậy ai nên sàng lọc nhiễm virus viêm gan B? Theo các khuyến cáo trước đây, những người cần sàng lọc nhiễm viêm gan B gồm: Phụ nữ có thai, trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HBV, người tiếp xúc trực tiếp hoặc có quan hệ tình dục với người nhiễm HBV, người sinh ra ở vùng có tỷ lệ nhiễm HBV cao >8%, người phơi nhiễm với máu và các sản phẩm của máu, người bị nhiễm HIV, bệnh nhân thẩm phân phúc mạc và người tiêm chích ma túy.
Hội nghị thu hút sự quan tâm của hơn 800 bác sĩ tại tỉnh Phú Thọ và Tuyên Quang tham dự
Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) có khuyến cáo mở rộng các đối tượng cần sàng lọc gồm:
- Người sinh ra ở khu vực có tỷ lệ nhiễm HBV cao > 2%;
- Người sinh ra từ bố mẹ sống ở vùng dịch tễ HBV cao >8%;
- Người có phơi nhiễm HBV thông qua hành vi: tình dục đồng giới nam, tiêm chích ma túy;
- Người được điều trị các thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc gây độc tế bào;
- Người có tăng men gan không rõ căn nguyên.
Để phát hiện có nhiễm viêm gan B hay không, xét nghiệm “đầu tay” cần làm là HBsAg - kiểm tra xem có bị nhiễm virus viêm gan B hay không. Từ kết quả xét nghiệm này, giúp bác sĩ có hướng xử lý tiếp theo ở bệnh nhân nhiễm HBV, hoặc chưa nhiễm.
Nếu bệnh nhân nhiễm viêm gan virus HBV thì cần kiểm tra, theo dõi như sau:
- Bước 1: Test sàng lọc kháng nguyên virus viêm gan B (HBsAg, Anti-HBs).
- Bước 2: Khi HBsAg (+) cần làm thêm xét nghiệm AST, ALT, HBeAg, Anti-HBe, siêu âm ổ bụng, định lượng HBV DNA.
- Bước 3: Đánh giá tính trạng viêm gan virus B nếu có.
- Bước 4: Xem xét điều trị viêm gan do HBV.
Về sàng lọc viêm gan B, theo CDC có bộ 3 xét nghiệm cần làm để sàng lọc viêm gan B, gồm: HBsAg, Anti-HBs, Anti-HBc (Anti-HBc IgM, Anti-HBc total).
Khi nào bắt buộc dùng bộ 3 xét nghiệm: HBsAg, anti-HBs, anti-HBc để sàng lọc? Trả lời câu hỏi này, TS Trần Văn Giang cho biết những trường hợp cần được chỉ định bộ xét nghiệm này gồm: Người bệnh tăng men gan, người bệnh xơ gan, người bệnh có bệnh lý nền cần điều trị hóa chất hoặc thuốc ức chế miễn dịch (bắt buộc xét nghiệm trước khi điều trị hóa chất hoặc thuốc UCMD) và người bệnh viêm gan C.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể dùng bộ 2 xét nghiệm (HBsAg, anti-HBs) sàng lọc như: Người khám sức khỏe định kỳ, phụ nữ có thai, trước khi tiêm phòng vaccine viêm gan B, người thân trong gia đình của người bị nhiễm virus viêm gan B.
Dựa vào kết quả sàng lọc, người bệnh biết được giai đoạn của mình là cấp hay mạn. Tùy từng giai đoạn, trường hợp cụ thể, qua chia sẻ của chuyên gia, các bác sĩ đồng nghiệp có thêm cho mình thông tin, kiến thức, kinh nghiệm chỉ định của đầy đủ các xét nghiệm trong những trường hợp cụ thể. Đó là xét nghiệm chẩn đoán xác định viêm gan virus B cấp, các xét nghiệm dùng để đánh giá tình trạng viêm gan, giai đoạn bệnh viêm gan virus B, chẩn đoán xác định nhiễm HBV mạn… và những xét nghiệm cần thiết để xác định khi bệnh nhân khỏi bệnh viêm gan virus B.
Viêm gan C - Sàng lọc, chẩn đoán và điều trị thế nào cho hiệu quả?
Bên cạnh bệnh viêm gan B, bệnh nhân mắc virus viêm gan C (HCV) cũng không có triệu chứng nên để chẩn đoán chính xác tình trạng cơ thể có mắc hay không thì không thể thiếu vai trò của của xét nghiệm, từ đó có hướng xử trí, phòng tránh hoặc điều trị hiệu quả nếu không may mắc bệnh.
Xét nghiệm là chỉ số không thể thiếu trong sàng lọc, chẩn đoán, điều trị HCV
Trong khuôn khổ của bài báo cáo, chuyên gia chia sẻ tới các quý vị đồng nghiệp thông tin hữu ích về xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán, điều trị HCV. Vì vậy, để sàng lọc và chẩn đoán bệnh viêm gan virus C, chuyên gia cho biết 4 dấu ấn xét nghiệm cần làm gồm:
- Xét nghiệm Anti-HCV: Dùng trong chẩn đoán bước đầu và sàng lọc vẫn (+) sau khi nhiễm.
- HCV RNA PCR: Yếu tố sớm nhất xác nhận sự nhiễm, dấu ấn của tình trạng hoạt động sao chép HCV, dùng trong theo dõi khi sàng lọc (+) và khi điều trị không đo được sau khi hồi phục. Dai dẳng > 6 tháng ® nhiễm mạn tính .
- HCV genotyping: Xác định HCV genotypes dùng trong lựa chọn bệnh nhân cho liệu pháp kháng virus, giúp xác định thời gian của điều trị.
- HCV core Ag: Phát hiện sớm khi nhiễm, xuất hiện ngắn sau RNA của virus tương quan với RNA của virus, dấu ấn sinh học đại diện cho RNA của virus chỉ ra nhiễm hoạt động nhưng ít nhạy hơn (xấp xỉ 100-200 lần).
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế (năm 2021) về chỉ định điều trị, người bệnh được chẩn đoán viêm gan virus C mạn khi có: anti-HCV dương tính, và/hoặc kết quả HCV RNA dương tính hoặc tải lượng HCV RNA trên ngưỡng phát hiện hoặc HCVcAg dương tính.
Tiếp theo, chuyên gia chia sẻ các xét nghiệm cần làm trước điều trị viêm gan C gồm đánh giá xơ hóa gan để biết tình trạng nặng của bệnh gan, cách tiếp cận điều trị viêm gan C, theo dõi điều trị viêm gan C mạn.
Bằng sự chia sẻ của chuyên gia đầu ngành về những kiến thức, kinh nghiệm và thông tin cập nhật xét nghiệm trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan virus, MEDLATEC hy vọng sẽ được cùng quý đồng nghiệp có mặt hội nghị, cùng các bác sĩ chuyên khoa trên cả nước ứng dụng hiệu quả, linh hoạt các xét nghiệm. Từ đó, MEDLATEC mong rằng được chẩn đoán sớm, theo dõi và điều trị sát sao, thuận lợi giúp người dân an tâm sống khỏe cũng như tránh xa mối lo bệnh tật đang rình rập, đe dọa sức khỏe.
Trong suốt hành trình gần 30 năm gây dựng và phát triển, tại Hệ thống Y tế của MEDLATEC, bên cạnh 33 chi nhánh, 29 văn phòng, 50 điểm thu gom mẫu trên toàn quốc thì Bệnh viện Đa khoa cùng 05 Phòng khám Đa khoa - nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia gan mật đầu ngành, thực hiện đầy đủ xét nghiệm gan mật (từ cơ bản đến chuyên sâu), cùng trang bị đồng bộ về các thiết bị chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, Fibroscan, chụp CT, MRI) trở thành địa chỉ uy tín hàng đầu cả nước về chẩn đoán và điều trị bệnh lý gan mật nói riêng, bệnh lý truyền nhiễm và bệnh lý đa chuyên khoa nói chung.
Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đáp ứng được hơn 2.000 danh mục xét nghiệm
Phòng khám chuyên khoa Xét nghiệm MEDLATEC Phú Thọ sau 4 năm đi vào hoạt động được người dân biết tới là địa chỉ đáp ứng gần 300 danh mục xét nghiệm tại phòng khám và hơn 2.000 danh mục xét nghiệm (từ cơ bản đến chuyên sâu) thực hiện tại Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC Hà Nội. Đồng thời, phòng khám đã và đang đi đến từng ngõ ngách trên bàn tỉnh phục vụ người dân chăm sóc sức khỏe qua dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi nhanh chóng, tiện ích.
Đặc biệt, Phòng khám nằm trong chuỗ Hệ thống Y tế của MEDLATEC, do vậy, nếu người dân trên địa bàn tỉnh khi kiểm tra sức khỏe nếu phát hiện có bất thường hoặc kiểm tra chuyên sâu, MEDLATEC sẽ hỗ trợ thủ tục nhanh nhất và với chi phí thu niêm yết.
Để đặt lịch lấy mẫu tận nơi, hoặc cần tư vấn sức khỏe, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 190 56 56 56.
|