Đối với phụ nữ, khám phụ khoa là một việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản. Nếu lần đầu thực hiện quy trình này thì sẽ rất khó tránh khỏi băn khoăn khám phụ khoa là khám những gì. Để bạn có thể chủ động và yên tâm trước khi thăm khám, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.
13/01/2023 | Khám phụ khoa đều đặn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống nữ giới 01/11/2022 | Tìm hiểu chi phí khám phụ khoa và địa chỉ khám uy tín hiện nay 17/10/2022 | Chia sẻ kinh nghiệm: Khám phụ khoa có cần cạo lông hay không?
1. Như thế nào là khám phụ khoa?
Khám phụ khoa là danh mục khám chỉ dành cho nữ giới thông qua việc kiểm tra cơ quan sinh sản và sinh dục nữ để có được đánh giá cụ thể về sức khỏe sinh sản của họ. Qua thăm khám phụ khoa, nữ giới cũng có thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản, biết cách phòng tránh những bệnh phụ khoa nguy hiểm, bệnh lây nhiễm và có biện pháp tránh thai an toàn.
Trước khi thăm khám, bệnh nhân sẽ được bác sĩ giải đáp khám phụ khoa là khám những gì
2. Tầm quan trọng của việc khám phụ khoa
Trước khi tìm hiểu khám phụ khoa là khám những gì thì nên hiểu rõ về tầm quan trọng của nội dung thăm khám này. Bản thân cơ quan sinh dục nữ cấu tạo tương đối phức tạp lại đảm nhận nhiệm vụ sinh sản nên rất dễ mắc các bệnh lý phụ khoa.
Những triệu chứng ẩm ướt, có mùi hôi, ngứa ngáy,... ở bộ phận sinh dục nữ đều cảnh báo bất thường về sức khỏe phụ khoa, nếu không được khám để điều trị đúng cách sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe sinh sản, thậm chí có thể ung thư tử cung. Do đó, khám phụ khoa là việc làm rất cần thiết với mọi nữ giới.
Năm 2014, Bộ Y tế thống kê và nhận thấy rằng nước ta có đến trên 90% phụ nữ từng ít nhất 1 lần mắc các bệnh phụ khoa. Đây là con số đáng báo động chứng minh rằng bệnh phụ khoa có nguy cơ mắc rất cao và cần được thăm khám để chẩn đoán.
Điều đáng nói là, số đông nữ giới có tâm lý e ngại và chủ quan trước việc thăm khám phụ khoa. Vì thế, số người mắc bệnh ngày càng tăng và khi phát hiện ra bệnh để điều trị thì thường bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng.
3.1. Các hạng mục thăm khám khi khám phụ khoa
Cơ quan sinh dục nữ gồm 2 phần chính là: cơ quan sinh dục bên trên và cơ quan sinh dục bên dưới. Vậy đi khám phụ khoa là khám những gì? Đó chính là khám tổng quát và khám chi tiết những cơ quan thuộc 2 phần này.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà khi khám phụ khoa bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kiểm tra phù hợp
Ngoài ra, sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp để đánh giá tình trạng sức khỏe cơ quan sinh sản như: siêu âm ổ bụng, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung,...
3.2. Các bước cơ bản của quá trình khám phụ khoa
Dựa trên nội dung khám phụ khoa là khám những gì ở trên thì các bước khám phụ khoa thường gồm:
- Khai thác tiền sử bệnh và triệu chứng gặp phải
Bác sĩ sẽ thăm hỏi các thông tin cá nhân, tiền sử bệnh lý, triệu chứng hiện tại mà bệnh nhân đang mắc phải để quyết định các bước cần thực hiện kế tiếp.
- Khám ngoài
Bác sĩ tiến hành quan sát và kiểm tra phía ngoài cơ quan sinh dục để tìm kiếm dấu hiệu bất thường.
- Khám trong (khám âm đạo)
Bác sĩ dùng dụng cụ mỏ vịt để quan sát bên trong âm đạo và cổ tử cung để xem có vấn đề bất thường hay không và lấy mẫu dịch âm đạo (tế bào) nếu nghi ngờ về bệnh lý phụ khoa.
Mặt khác, bác sĩ còn siêu âm đầu dò để kiểm tra cơ quan sinh dục (với phụ nữ đã có quan hệ tình dục) hoặc siêu âm vùng bụng (với phụ nữ chưa quan hệ tình dục) để khảo sát và đánh giá bên trong cơ quan sinh dục.
- Xét nghiệm dịch âm đạo
Đây là xét nghiệm có mặt trong hầu hết các buổi khám phụ khoa ở các cơ sở y tế chuyên khoa. Thông qua xét nghiệm này bác sĩ sẽ xác định được bệnh viêm nhiễm phụ khoa do nấm, tạp khuẩn, trùng roi,... Dịch âm đạo thường được lấy khi khám mỏ vịt.
Khám mỏ vịt - một bước cơ bản trong quá trình khám phụ khoa
- Khám tử cung và hai phần phụ
Bác sĩ dùng tay khám trong âm đạo nhằm xác định vị trí và kích thước tử cung và hai phần phụ. Mặt khác, bác sĩ cũng sẽ siêu âm để xác định tình trạng, cấu trúc tử cung cũng như buồng trứng, ống dẫn trứng,... nhờ đó phát hiện ra các bệnh lý ở bộ phận này.
Ngoài ra, dựa trên thông tin thu được từ quá trình thăm khám, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ còn chỉ định xét nghiệm cần thực hiện để có căn cứ đưa ra kết luận về sức khỏe phụ khoa của người bệnh.
- Tư vấn kết quả xét nghiệm, biện pháp điều trị và hẹn tái khám
Khi đã có các thông tin từ việc thăm khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Nếu cần điều trị thì bác sĩ cũng sẽ tư vấn biện pháp phù hợp, hẹn lịch tái khám để kiểm tra kết quả điều trị.
3.3. Khuyến cáo về thời điểm khám phụ khoa
Khi đã biết khám phụ khoa là khám những gì và tầm quan trọng của nội dung thăm khám này thì bạn cũng nên chú ý đến thời điểm để thăm khám. Chuyên gia sản phụ khoa khuyên rằng, nữ giới nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần.
Thời điểm tốt nhất để đi khám phụ khoa là sau khi sạch kinh 3 - 5 ngày để các yếu tố xung quanh như dịch âm đạo, máu kinh,... không ảnh hưởng đến kết quả khám phụ khoa. Không nên đi khám phụ khoa vào những ngày hành kinh vì rất khó quan sát niêm mạc và các cơ quan bên trong âm đạo, khó phát hiện tổn thương và dễ sai lệch kết quả xét nghiệm.
Thời điểm rụng trứng cũng không nên khám phụ khoa vì có sự tăng tiết khí hư và sự dày lên của niêm mạc tử cung. Điều này gây khó khăn cho việc phát hiện bất thường bên trong cơ quan sinh dục.
Mong rằng nội dung được chia sẻ bên trên đã giúp quý khách hiểu rõ khám phụ khoa là khám những gì để chuẩn bị tốt nhất cho nội dung thăm khám này.
Chuyên khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu và hệ thống thiết bị y khoa hiện đại là địa chỉ khám phụ khoa uy tín. Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám hoặc cần tư vấn về dịch vụ khám phụ khoa có thể liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch và được giải đáp các cụ thể về các thắc mắc có liên quan.