Hiện nay, với nền y học phát triển, các phương pháp tán sỏi thận được ứng dụng nhiều và mang lại hiệu quả cao. Trong đó, tùy từng trường hợp bệnh lý, thể trạng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp tán sỏi phù hợp và hiệu quả.
11/04/2021 | Vì sao sỏi thận dễ tái phát - Giải pháp phòng ngừa là gì? 18/03/2021 | Giải đáp thắc mắc: Bị sỏi thận uống nhiều nước có hiệu quả không? 12/03/2021 | Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận: Nên và không nên ăn gì?
1. Tổng quan về bệnh sỏi thận
Sỏi thận được hiểu một cách đơn giản là trong thận xuất hiện hiện các tinh thể rắn với thành phần chính là chất khoáng giống như sỏi thông thường. Sỏi thận hình thành do sự lắng đọng chất khoáng có trong nước tiểu tại thận, bàng quang, niệu quản. Lâu dần bồi đắp thành sỏi. Nhiều viên sỏi thận có kích thước lên tới vài cm.
Những viên sỏi có kích thước nhỏ ở niệu quản có thể tự thoát ra ngoài qua đường nước tiểu. Tuy nhiên trường hợp này khá ít. Đa số sỏi thận hình thành trong cơ thể sẽ lớn dần, cọ sát nhau và cọ sát vào thành thận, bàng quang gây đau đớn, chảy máu khi đi tiểu, tiểu buốt và rát. Lâu dần dẫn đến tình trạng tổn thương thận, tắc đường tiểu và nhiều hậu quả khôn lường khác.
Hình ảnh một quả thận có chứa nhiều sỏi
2. Các phương pháp tán sỏi thận phổ biến hiện nay
Hiện nay có các phương pháp tán sỏi thận như sau:
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung động
Áp dụng cho trường hợp sỏi kích thước nhỏ <2cm, niệu quản 1/3 trên. Người ta dùng sóng xung động hoặc laser để tán sỏi. Vị trí thực hiện ở bên ngoài cơ thể, ngay tại vị trí có sỏi. Sóng sẽ xuyên qua da và môi trường bên trong cơ thể, truyền qua nước, hội tụ tại viên sỏi để làm vỡ sỏi. Sau đó, các mảnh sỏi sẽ được đẩy ra bên ngoài nhờ sự hỗ trợ của thuốc điều trị sỏi thận.
Minh họa phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi thận qua nội soi niệu quản ngược dòng
Với cách này, một ống soi niệu quản sẽ đưa vào từ niệu đạo, đi qua bàng quang, lên niệu quản và thực hiện tán sỏi trực tiếp bằng khí nén hoặc laser. Viên sỏi sẽ được phá vỡ vụn và bơm rửa rồi gắp ra ngoài. Đây là một trong các phương pháp tán sỏi thận áp dụng cho sỏi niệu quản 1/3 dưới, 1/3 giữa khi dùng ống cứng hoặc ống bán cứng. Nếu dùng ống mềm có thể tán được sỏi trong thận. Cách này chi phí khá cao và không phù hợp với những người có ống niệu quản hẹp.
Với những người bị sỏi niệu quản đoạn trên và sỏi bể thận thì có thể chỉ định phẫu thuật nội soi để gắp sỏi ra ngoài. Phương pháp này hiện nay đang dần ít được sử dụng hơn do tính phổ biến và tính ứng dụng cao của nội soi ống mềm niệu quản.
Tán sỏi qua da
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tạo một đường hầm nhỏ khoảng 6 - 10 mm chạy từ ngoài da đi vào trong thận hoặc đi thẳng vào vị trí có sỏi. Sau đó sử dụng laser để phá vỡ cấu trúc sỏi rồi gắp ra ngoài. Đây là một trong các phương pháp tán sỏi thận đang được áp dụng phổ biến hiện nay, có thể áp dụng cho tất cả các loại sỏi thận, bao gồm:
- Sỏi trong túi thừa đài thận.
- Sỏi thận kèm theo hẹp khúc nối niệu quản - bể thận cần phải can thiệp phẫu thuật chỉnh sửa.
- Sỏi san hô, bán san hô, sỏi thận kích thước lớn ( > 2,5 cm ), sỏi thận nhiều viên.
- Bệnh nhân sỏi thận đã tán sỏi ngoài cơ thể thất bại hoặc chống chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể.
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi là một trong những phương pháp tán sỏi thận hiện nay
3. Bệnh sỏi thận đã được điều trị liệu có tái phát không?
Tùy từng trường hợp mà sỏi thận ở mỗi bệnh nhân có được lấy ra toàn bộ hay không. Sau khi sỏi được lấy khỏi cơ thể thì nguy cơ tái phát vẫn có thể thể xảy ra. Đây là điều hoàn toàn có thể bởi những nguyên nhân sau:
Do thói quen ăn uống
Thói quen dung nạp các loại thực phẩm có chứa nhiều oxalat như đạm động vật, củ dền, xà lách, trà, soda,... là một trong là một trong những tác nhân gây hình thành sỏi. Các chất này sau khi chuyển hóa sẽ tạo ra chất thải là ure và ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu. Tuy nhiên, khi không thể đào thải hết sẽ lắng đọng lại thành sỏi thận.
Bên cạnh đó, những người thường xuyên bỏ bữa sáng cũng tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Bởi khi nhịn bữa sáng, dạ dày không chứa thức ăn, mật với tác dụng tiêu hóa thức ăn sẽ không được kích hoạt. Lúc này, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột. Lúc đó mật sẽ tiết ra cholesterol và lâu dần hình thành sỏi thận. Thế nên, tốt nhất các bạn nên rèn một thói quen ăn uống lành mạnh, đừng để đến lúc phải áp dụng các phương pháp tán sỏi thận vừa đau đớn vừa tốn kém.
Không uống đủ nước
Cơ thể người trưởng thành cần từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Nước tham gia vào các quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể. Đặc biệt là làm loãng và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Khi uống quá ít nước, cơ thể không đủ nước để chuyển hóa các chất, nhất là photpho, khiến cho tình trạng lắng cặn tại thận ngày càng dày lên và hình thành sỏi thận.
Cơ thể hấp thu và đào thải kém
Nhiều người mắc sỏi thận do lý do khách quan. Khi chức năng hấp thu và đào thải của cơ thể kém nhất là các chất như: canxi, photpho, magie,... và một số loại muối khoáng. Các chất này sẽ bị đào thải ra ngoài cơ thể nhưng vẫn bị lắng đọng tại thận và tạo thành sỏi. Cũng có người do hoạt động của đường niệu quản kém hoặc do bệnh lý nền, hay bổ sung canxi không theo chỉ định,… đều có thể dẫn đến mắc bệnh sỏi thận.
Có nhiều nguyên nhân gây tái phát sỏi thận
4. Làm sao để phòng ngừa sỏi thận tái phát?
Các phương pháp tán sỏi thận chỉ có thể điều trị sỏi trước mắt và không thể phòng ngừa được sỏi tái phát. Do vậy, sau khi điều trị, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn, lời khuyên của bác sĩ và xây dựng lối sống lành mạnh, đảm bảo:
-
Tăng cường bổ sung nước cho cơ thể hằng ngày. Mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước để cung cấp đủ nước cho quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể.
-
Bổ sung vào thực đơn hằng ngày các thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa, lợi tiểu như rau cải, cần tây, nước cam, nước ngô luộc, nước đậu đen,… Rèn thói quen ăn uống lành mạnh, tăng cường các thực phẩm dễ tiêu.
-
Người có tiền sử bị sỏi thận nên tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi như hải sản. Nên tránh các đồ uống kích thích, ăn ít đường và muối, thịt đỏ.
-
Có thể bổ sung một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tỷ lệ khoáng chất của nước tiểu.
-
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
-
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện và điều trị sớm sỏi thận bằng nội khoa.
Hiện tại, khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang áp dụng các phương pháp tán sỏi thận với trang thiết bị y tế và máy móc hiện đại. Cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Nếu các bạn đang gặp vấn đề về sỏi thận, hãy cân nhắc lựa chọn MEDLATEC để được tư vấn, giải pháp hiệu quả, phù hợp thể trạng và điều kiện kinh tế của mình nhé.