Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm được xem như kẻ “giết người thầm lặng” sau ung thư và bệnh tim mạch. Vậy triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
25/04/2019 | Xét nghiệm ApoB, ApoA-1 trong đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch 30/05/2018 | Giá trị của các dấu ấn tim trong chẩn đoán sớm và tiên lượng hội chứng mạch vành cấp 03/05/2017 | Ngất có phải do tim?
1. Bệnh tăng huyết áp là gì?
Bệnh tăng huyết áp (hay còn gọi là cao huyết áp) là bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Khi huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim và có thể là nguyên nhân của biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,...
Bệnh tăng huyết áp gây ra nhiều áp lực cho tim.
Tăng huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):
- Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
- Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
Theo hướng dẫn mới cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC) năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:
- Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg;
- Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên;
- Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên;
- Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên;
- Tăng huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên;
- Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên;
Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg.
Tiền tăng huyết áp khi:
Huyết áp tâm thu > 120-139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.
2. Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp
Hầu hết các triệu chứng của huyết áp cao đều khá mờ nhạt, người bệnh có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam,...
Những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng của bệnh tim mạch có thể đột ngột xuất hiện gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khoẻ người bệnh.
Đau đầu, khó là có thể là một trong những triệu chứng của bệnh cao huyết áp.
3. Những ai có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp
Dưới đây là một số đối tượng phổ biến của bệnh tăng huyết áp:
- Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duytrì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp;
- Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này;
- Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, các chuyên gia còn chỉ ra một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bao gồm:
- Thừa cân béo phì;
- Lối sống tĩnh tại, lười vận động;
- Ăn uống không lành mạnh;
- Ăn quá nhiều muối;
- Sử dụng lạm dụng rượu, bia;
- Hút thuốc lá;
- Căng thẳng thường xuyên.
Thừa cân, béo phì có thể là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tăng huyết áp.
4. Điều trị bệnh tăng huyết áp
Điều trị cao huyết áp là một trong những phương pháp giúp cho huyết áp của người bệnh luôn ổn định trong mức cho phép. Huyết áp trong mức cho phép đối với người bình thường là dưới 140/90 mmHg; còn đối với người bệnh có kèm theo các bệnh liên quan như đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn tính thì mức huyết áp được cho là ổn định ở mức dưới 130/80 mmHg.
Do đó, để điều trị bệnh tăng huyết áp hiệu quả bạn nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh. Trên 23 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDALTEC (BVĐK) là địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh tăng huyết áp uy tín, hiệu quả cho hàng triệu người dân thủ đô và khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Các bác sĩ Chuyên khoa Tim mạch, BVĐK MEDLATEC cho biết, các mức huyết áp khác nhau sẽ áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau, do đó việc thăm khám là điều đặc biệt cần thiết.
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên thay đổi lối sống tích cực bằng cách:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày);
- Tập thể dục đều đặn, vừa sức;
- Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn;
- Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc;
- Tránh nhiễm lạnh đột ngột;
- Kiểm soát tốt các bệnh liên quan;
- Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ;
- Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thích hợp.
Việc tuân thủ phác đồ điều trị của người bệnh cao huyết áp còn nhiều hạn chế dẫn tới tình trạng bệnh chậm chuyển biến hoặc có thể tiến triển ngày một nặng hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, phối hợp tốt với bác sĩ để tối đa hóa hiệu quả điều trị.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC áp dụng khám BHYT và bảo hiểm sức khỏe của các Công ty bảo hiểm nhân thọ/phi nhân thọ, nếu khách hàng có đồng thời 2 loại bảo hiểm này. Đồng thời, bệnh viện còn triển khai đề án bệnh mãn tính tạo cơ hội điều trị 0 đồng cho nhiều người bệnh qua thanh toán BHYT.
Bên cạnh bảo đảm phục vụ trong giờ hành chính các ngày trong tuần, Bệnh viện MEDLATEC còn tổ chức khám chữa bệnh BHYT tất cả các ngày cuối tuần thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ tết trong giờ hành chính (trừ trường hợp nội trú tiếp nhận 24/24).
Nếu có thắc mắc về bệnh tăng huyết áp hoặc cần được tư vấn bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn.
Thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 42 – 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
Cơ sở 2: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.
Cơ sở 3: 05 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tổng đài: 1900 56 56 56.
Website: www.medlatec.vn * Email: [email protected].