Bệnh sán lá phổi do 40 loài khác nhau gây ra thuộc giống Paragonimiasis được phát hiện ở rất nhiều nơi, tại Việt Nam do loài sán Paragonimus heterotremus ký sinh trong phổi hoặc màng phổi gây ra. Tùy từng giai đoạn của bệnh mà có triệu chứng như đau bụng tiêu chảy cho đến tổn thương phổi thậm chí các cơ quan khác như gan, thận,... gây nên các biến chứng khác nhau. Vậy để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của bệnh sán lá phổi mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.
26/05/2020 | Sán lá phổi - căn nguyên gây viêm phổi mạn tính 04/02/2015 | Dấu hiệu bệnh sán lá phổi
1. Sán lá phổi lây truyền như thế nào?
Sán lá phổi xâm nhập vào cơ thể người một cách thụ động qua con đường ăn uống. Người mắc bệnh là do ăn phải tôm, cua chứa nang trùng của sán do chưa nấu chín hoặc dưới hình thức ăn sống.
Ngoài vật chủ chính là người thì các động vật khác cũng có thể là nguồn truyền nhiễm như chó, mèo, hổ. Sán lá phổi đẻ trứng ở nơi ký sinh tại các phế quản của vật chủ.
Ở tôm, cua, ấu trùng sán lá phổi ký sinh dưới dạng nang trùng ở cơ và các phủ tạng. Sau thời gian khoảng 45 - 54 ngày xâm nhập vào tôm, cua nang trùng có khả năng gây nhiễm.
Nếu ăn phải tôm, cua chứa nang trùng của sán lá phổi dưới dạng chưa chín hoặc ăn sống thì khi tới ruột non của vật chủ, nang trùng sẽ chui qua thành ống tiêu hóa tới xoang bụng; ở lại xoang bụng khoảng 30 ngày, sau đó xuyên qua cơ hoành và màng phổi từng đôi một tới tiểu phế quản phổi làm tổ ở đó và lớn lên thành sán trưởng thành.
Hình 1: Tôm cua không nấu chín có thể gây bệnh sán lá phổi.
2. Triệu chứng của bệnh sán lá phổi
Sán lá phổi gây ra triệu chứng phức tạp, tùy từng giai đoạn và vị trí ký sinh mà có các biểu hiện khác nhau. Phổi là cơ quan mà sán ký sinh thường xuyên nhưng nhiều bộ phận của cơ thể cũng có sán ký sinh như ở tổ chức dưới da, phúc mạc, màng phổi, gan, ruột, tinh hoàn, não.
Phổi bị ký sinh bởi sán có những nang sán kích thước khoảng bằng đầu ngón tay. Trong nang sán thì thường có hai con sán và một chất dịch mủ màu đỏ. Có thể vỡ ổ sán khi ho mạnh làm tràn khí, tràn dịch màng phổi và đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Những triệu chứng đầu tiên của bệnh sán lá phổi là ho có đờm lẫn máu. Sau một thời gian, ho trở thành mạn tính, thường ho nhiều vào sáng sớm. Đờm thường có màu gỉ sắt, có khi có máu tươi khi bệnh nhân ho ra máu. Những triệu chứng ở phổi rất giống triệu chứng của bệnh lao. Hình ảnh X-quang của phổi là những ổ tổn thương đám mờ, mảng mờ có hang nhỏ, đôi khi có trường hợp giống như lao hạch hay u phổi.
Hình 2: Đau bụng là một biểu hiện của bệnh
Đối với trường hợp ấu trùng sán ký sinh ở các cơ quan khác ngoài phổi gây nên biến chứng rất đa dạng và phức tạp tùy vào vị trí ấu trùng ký sinh. Nếu sán ở não, thường có những cơn động kinh. Trường hợp sán gây bệnh tại gan thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm gan, áp xe gan,...
3. Làm sao để phát hiện và phòng tránh bệnh sán lá phổi?
Để chẩn đoán xác định nhiễm sán thì ngoài các biểu hiện lâm sàng, dịch tễ cùng với chẩn đoán hình ảnh thì không thể không nhắc tới chẩn đoán cận lâm sàng đó là xét nghiệm. Hiện nay phương pháp thông dụng và phổ biến nhất đó là:
- Xét nghiệm đờm tìm trứng bằng kỹ thuật xét nghiệm trực tiếp.
- Xét nghiệm phân tìm trứng: Trong trường hợp bệnh nhân bị sán lá phổi nuốt phải đờm (thường gặp ở trẻ em) nếu không lấy được đờm thì có thể xét nghiệm phân trực tiếp tìm trứng sán phổi.
- Chẩn đoán miễn dịch.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác để chẩn đoán như xét nghiệm dịch màng phổi, dịch màng bụng, dịch não tủy tìm trứng sán lá phổi tương tự như xét nghiệm đờm,...
Với trường hợp mẫu bệnh phẩm là đờm, để đảm bảo độ chính xác nhất của xét nghiệm thì nên lấy mẫu vào buổi sáng sớm. Bệnh nhân được súc miệng sạch sẽ, sau đó hít thở sâu và nhẹ nhàng khạc đờm vào trong một lọ vô trùng.
Với trường hợp bệnh nhân không tự khạc được đờm thì có thể khí dung hoặc hút dịch nội khí quản ở đơn vị hồi sức hoặc nội soi khí phế quản.
Đối với trường hợp mẫu phân thì nên lấy vào thời gian đầu sau khi bị tiêu chảy, đi vệ sinh vào bô sạch đựng có nắp đậy, không chất sát trùng. Lấy phân ở những chỗ bất thường có máu, nhầy mủ, có vật thể lạ trong phân,... sau đó cho vào lọ vô trùng có nắp kín và nhanh chóng vận chuyển về phòng xét nghiệm để phân tích.
Chúng ta có thể chủ động phòng tránh một cách chủ động để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh sán lá phổi. Một số biện pháp phòng ngừa cần thiết cần lưu ý như:
- Vệ sinh ăn uống: không ăn tôm cua sống, cua tôm chưa chín hoặc không rõ nguồn gốc. Chú ý rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Quản lý và xử lý đờm phân.
- Điều trị triệt để những người mang mầm bệnh.
Hình 3: Cần phải thường xuyên rửa tay sạch sẽ.
Việc chủ động phòng ngừa sán lá phổi là phương pháp tốt nhất giúp tránh mắc bệnh. Qua đó giúp mỗi cá nhân chủ động điều trị sớm và hạn chế sự lây lan trong cộng đồng. Nếu như có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần thiết phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Bạn đọc có thể tham khảo một địa chỉ xét nghiệm sán lá phổi uy tín và chất lượng hiện nay đó chính là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Khách hàng khi tới khám tại nơi đây sẽ được hưởng các dịch vụ và kỹ thuật y tế hiện đại, tiên tiến bậc nhất. Hơn 500 danh mục xét nghiệm đều được thực hiện theo một quy trình khép kín, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về chất lượng.
Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ tối đa khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc đều được chăm sóc sức khỏe, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà 24/24 luôn sẵn sàng phục vụ. Bạn đọc chỉ cần ngồi nhà và đặt lịch lấy mẫu qua hotline 1900 56 56 56, app iCMN hoặc website medlatec.vn, nhân viên của chúng tôi sẽ đến tận nhà hỗ trợ.