3 ngày trước, bé D. N. KH, 5 tuổi, bị đau bụng vùng hạ vị, kèm đi ngoài phân nhầy máu mũi, 6-7 lần/ngày, kèm theo triệu chứng mót rặn khi đi ngoài, không sốt và nôn nhưng vẫn tỉnh và chơi ngoan.
Trước tình trạng bất thường của con, ngày 5/7/2014, gia đình đã gọi điện đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bé D.N.KH đã được bác sỹ Nhi khoa của Bệnh viện khám và nhận định bước đầu bé mắc hội chứng lỵ và được bác sỹ chỉ định xét nghiệm phân tìm nguyên nhân cụ thể.
Hình ảnh bào nang Entamoeba histolytica trên kính hiển vi soi mẫu phân của bệnh nhân.
Kết quả xét nghiệm phân: hồng cầu (++), bạch cầu (+++), thể bào nang Amip Entamoeba histolytica (++).
Và tổng hợp các dữ liệu trên, bé đã được chẩn đoán xác định là hội chứng lỵ amip. Bé đã được kê đơn, hướng dẫn người thân của bé cách chăm sóc và dùng thuốc phù hợp tại nhà.
Nhân trường hợp này, bác sỹ Nhi khoa của Bệnh viện MEDLATEC muốn trao đổi với các vị phụ huynh một số kiến thức về bệnh lỵ do đơn bào amip gây nên:
Lỵ amip là gì?
Lỵ amip là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do loài Entamoeba histolytica gây nên. Hầu hết ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ, kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột là màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim.
Trong cơ thể, Entamoeba histolytica tồn tại dưới 3 dạng: Thể hoạt động ăn hồng cầu, thể không ăn hồng cầu, đặc biệt thể bào nang. Các thể này gặp trong phân của người mang trùng, không triệu chứng hay bệnh nhẹ. Bào nang sống rất lâu và có thể chịu đựng trong những điều kiện không thuận lợi. Ở nơi khô ánh nắng mặt trời, bào nang sống được vài ngày. Ở nhiệt độ 500C sống được 5 phút. Ở chỗ ẩm thấp trong bóng mát, trong nước bào nang có thể sống 1-4 tuần. Bào nang có sức đề kháng với các hoá chất tương đối cao, do đó vấn đề diệt bào nang trong nước là vấn đề khó. Dùng Clo hay Iode đến mức có thể diệt được bào nang thì nước không thể uống được.
Lỵ amip lây truyền qua những con đường nào?
- Bệnh lây truyền qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả, thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo), côn trùng trung gian, trong đó ruồi là một trung gian truyền bệnh nguy hiểm. Lây trực tiếp thường do tay bẩn, bào nang dính dưới móng tay, từ đó được đưa vào miệng qua thức ăn.
- Bệnh có thể gây các biến chứng như thủng ruột, lồng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa do amip, viêm đại tràng sau lỵ, ápxe não, ápxe lách, ápxe gan,…
Điều trị lỵ amip thế nào cho hiệu quả?
- Tùy từng thể lâm sàng, bác sỹ sẽ có chỉ địnhdùng thuốc diệt amip hồng cầu như Emétine, Déhydro émétine, Metronidazole, một số thuốc khác như amino 4 quinoléine (chloroquine phosphate), amodiaquine (flavoquine).
- Đối với thể bào nang thường dùng các thuốc nhưDiloxanide furoate (Furamide0, Iodoquinol, Paromomycin). Thời gian điều trị từ 7- 12 ngày.
Các biện pháp chẩn đoán và phòng ngừa lỵ amip
- Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng: xét nghiệm phân, siêu âm, chụp X quang,…
- Điều trị người lành mang bào nang, đặc biệt ở nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ.
- Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
- Xử lý tốt nước thải và nước uống. Clor và Iode ở nồng độ uống được thì không đủ diệt amip, cần phối hợp lọc và uống nước chính.
- Rửa tay sạch trước khi ăn, nên ăn chín, uống sôi, rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi.