Hiện nay, ở Việt Nam số người mắc bệnh giun lươn chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 1 - 2% tổng dân số và tỷ lệ tái nhiễm cũng cao hơn so với các loài giun sán khác: giun đầu gai, sán lá phổi, sán lá gan,… Việc phát hiện tình trạng nhiễm giun sớm và điều trị kịp thời sẽ giảm thiểu tối đa các biến chứng xảy ra.
17/04/2020 | EBV - Một loại virus lây qua đường nước bọt 17/04/2020 | Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm điện giải đồ là gì? 17/04/2020 | Xét nghiệm đo hoạt tính tế bào NK trong sàng lọc ung thư và sảy thai liên tiếp/vô sinh 17/04/2020 | Những bệnh lý phát hiện được khi tiến hành xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
1. Khái quát về giun lươn
Giun lươn có tên khoa học là Strongyloides stercoralis là loại giun tròn ký sinh ở niêm mạc ruột non, chúng có thể sinh sản và phát triển trong môi trường bên ngoài: Đất, phân,…
- Hình thể:
+ Giun cái trưởng thành có đầu thon dài và đuôi nhọn, vỏ thân có khía ngang, nông. Kích thước của giun cái khoảng 2 mm x 34 mm.
+ Giun đực trưởng thành có đuôi hình móc, có hai gai sinh dục và có kích thước khoảng 0,7 mm x 36 mm.
+ Trứng giun hình bầu dục, kích thước 50 - 58 mm x 30 - 34 mm.
Hình 1: Hình ảnh ấu trùng giun lươn
2. Chu kỳ phát triển của giun lươn
- Đường lây: Giun lươn lây chủ yếu qua da và niêm mạc, ấu trùng sẽ xâm nhập trực tiếp qua các vết thương hở trên da.
Trường hợp ít gặp là khi ấu trùng giun cư trú ngay tại khu vực quanh nếp nhăn hậu môn. Sau một thời gian ngắn sẽ phát triển thành ấu trùng có thực quản hình trụ và cuối cùng là gây tái nhiễm lại cho bệnh nhân.
- Diễn biến chu kỳ:
Ấu trùng giun gây bệnh cho người bằng cách xâm nhập qua da, ấu trùng di chuyển theo đường tĩnh mạch đến các cơ quan như: tim, phổi, khí quản, hầu và cuối cùng xuống thực quản vào ruột để phát triển trành giun trưởng thành.
Tại niêm mạc ruột non, giun cái đẻ trứng. Sau đó trứng nở thành ấu trùng ngay trong lòng ruột và theo phân ra ngoài môi trường.
Ở bên ngoài môi trường, ấu trùng khi gặp điều kiện thuận lợi chúng tiếp tục gây bệnh cho người.
Trong 1 vài trường hợp, giun lạc chỗ có thể ký sinh ở gan, phổi, thực quản, hạch bạch huyết. Cá biệt có thể gặp trong cơ tim. Thời gian từ khi ấu trùng xâm nhập qua da đến khi xuất hiện trong phân khoảng 2 - 4 tuần.
Hình 2: Chu kỳ phát triển của giun lươn
3. Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán giun lươn
3.1. Xét nghiệm phân trực tiếp tìm ấu trùng
Đây là kỹ thuật đơn giản, dễ làm, cho kết quả nhanh.
- Cách làm: đánh dấu lam kính, nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý bên trái và 1 giọt lugol bên phải sau đó lấy 1 lượng phân vừa đủ hòa vào giọt nước muối sinh lý rồi hòa đến giọt lugol và soi trực tiếp trên kính hiển vi. Độ nhạy của xét nghiệm khoảng 30 - 50%. Cần xét nghiệm trên nhiều mẫu phân để tăng khả năng phát hiện hơn.
3.2. Kỹ thuật tập trung ký sinh trùng trong phân
Mẫu phân được xử lý bằng nhiều phương pháp để có thể tập trung trứng ở mức độ tối đa, sau đó sẽ quan sát dưới kính hiển vi để xác định hình thể cũng như loại ký sinh trùng có mặt trong mẫu phân.
+ Ưu điểm: Phát hiện nhiều loại ký sinh trùng, kể cả đơn bào.
+ Nhược điểm: Bệnh phẩm soi chứa nhiều cặn, hóa chất sử dụng độc.
Hình 3: Soi phân trên kính hiển vi tìm ấu trùng giun
3.3. Phương pháp PCR
- Chẩn đoán phân tử trên mẫu phân bằng kỹ thuật Real-time PCR: Phát hiện DNA của giun lươn trong mẫu phân.
+ Ưu điểm: Độ nhạy cao, chẩn đoán chính xác căn nguyên gây bệnh.
+ Nhược điểm: Tốn kém, kỹ thuật chuyên sâu, không thực tế ít được áp dụng để chẩn
đoán.
3.4. Phương pháp huyết thanh học tìm kháng thể
- Xét nghiệm ELISA: Phát hiện kháng thể kháng Strongyloides stercoralis trong huyết thanh/ huyết tương để đánh giá tình trạng đang nhiễm hoặc tái nhiễm của bệnh nhân.
Hiện nay phương pháp được áp dụng rộng rãi và hiệu quả nhất là 2 phương pháp soi phân tìm ký sinh trùng và phương pháp huyết thanh học. Ngoài ra để hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh lý ký sinh trùng thì cần kết hợp các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: Bạch cầu ái toan thường tăng cao từ 10 - 40% gặp trong giai đoạn cấp.
- Xét nghiệm sinh hóa máu : Nồng độ immunoglobulin E (IgE) toàn phần trong huyết thanh có thể tăng cao.
4. Các biện pháp phòng bệnh giun lươn
Thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” . Mỗi người dân cần nâng cao ý thức cá nhân trong việc phòng bệnh để bảo vệ tốt cho bản thân cũng như cộng đồng xung quanh. Một số cách phòng tránh bạn nên áp dụng như:
-
Vệ sinh cá nhân: Xây dựng nếp sống văn minh, thực hiện rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, khi chuẩn bị nấu ăn, sau khi đi vệ sinh, hạn chế ăn rau sống. Trong thời điểm dịch Covid - 19 hiện nay thì hoạt động rửa tay sạch sẽ càng cần được chú ý và duy trì thực hiện.
-
Sử dụng bảo hộ lao động (găng tay, ủng) đối với công việc có tiếp xúc với đất, đặc biệt là khu vực đất có phân người.
-
Nâng cao, tăng cường sức đề kháng của cơ thể: ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Thường xuyên rèn luyện thể dục thể theo, không thức quá khuya,...
-
Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cộng đồng, xây dựng hệ thống cống rãnh và xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn.
-
Vệ sinh phòng dịch một cách chặt chẽ, nghiêm túc, thực hiện quản lý tốt phân, nước và rác thải. Vệ sinh môi trường khu vực trong nhà, xung quanh nhà các khu vực vui chơi của trẻ nhỏ.
Hình 4: Vệ sinh cá nhân là biện pháp phòng bệnh hiệu quả
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện nay đang thực hiện đầy đủ các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu để chẩn đoán các bệnh về giun sán nói chung và giun lươn nói riêng.
Bên cạnh đó bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế và gần 40 công ty, hãng bảo hiểm khác trong khám chữa bệnh như: Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm nhân thọ Prudential, Bảo hiểm nhân thọ Manulife,…
Quy trình khám chữa bệnh tại MEDLATEC được thực hiện nhanh chóng thuận tiện, chi phí khám chữa bệnh hợp lý và kết quả xét nghiệm chính xác tin cậy.
Gọi điện thoại theo số 1900565656 để chúng tôi tư vấn cho bạn về các dịch vụ và gói khám tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.