Một trong những phương pháp giúp bảo vệ cơ thể và tầm soát nhiều bệnh lý nguy hiểm chính là đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thế nhưng, vẫn còn nhiều người lơ là, chưa thực sự quan tâm tới vấn đề này. Vậy bao lâu bạn nên đi khám 1 lần? Đi khám cần chuẩn bị những gì?
03/08/2020 | Khám sức khỏe doanh nghiệp ở đâu chính xác và tiết kiệm chi phí 03/08/2020 | Khám sức khỏe đi du lịch cần lưu ý những gì? 03/08/2020 | Tại sao phải khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài?
1. Lý do bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ
Chắc hẳn ai cũng biết, một người có sức khỏe sẽ thoải mái làm việc, học tập và tự tin thực hiện những ước mơ, đạt được dự định trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, để biết cơ thể của mình có bình thường hay bất ổn gì không, bạn nên đi khám định kỳ.
Mỗi người nên quan tâm và chăm sóc cơ thể để ngăn ngừa bệnh tật
Khi thăm khám định kỳ, bạn sẽ được kiểm tra tổng quát, khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp X - quang, chụp CT,...). Sau khi có kết quả khám, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
Đồng thời, quan sát các chỉ số trong cơ thể, bác sĩ còn giúp bạn dự đoán được nguy cơ mắc các bệnh trong tương lai. Đặc biệt, việc phát hiện các mầm bệnh từ sớm sẽ tăng cao cơ hội điều trị khỏi, ngăn ngừa bệnh nguy hiểm tiến triển nặng, nhất là bệnh ung thư.
Như vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ vô cùng cần thiết và quan trọng. Tùy vào cơ thể của mỗi người mà bác sĩ tư vấn, định hướng cách thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, luyện tập khoa học,... nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và nâng cao tuổi thọ.
Khám định kỳ giúp phát hiện các bệnh lý, tầm soát ung thư từ sớm
2. Bao lâu nên đi khám định kỳ 1 lần?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo mỗi người nên thường xuyên đi thăm khám định kỳ mỗi năm 1 - 2 lần. Mỗi lần khám tầm soát các vấn đề bệnh lý, tầm soát ung thư ở đối tượng có nguy cơ cao.
Tuy nhiên, việc thăm khám định kỳ còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại, độ tuổi, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, môi trường sống. Cụ thể:
-
Đối tượng trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi nên đi khám, làm các xét nghiệm kiểm tra bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao: Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vấn đề sinh sản, khám tiền hôn nhân, viêm gan B và viêm gan C.
-
Đối tượng trong độ tuổi từ 30 - 40 tuổi nên khám tầm soát các bệnh: Tim mạch, rối loạn lipid máu, tiểu đường, gout, ung thư phụ khoa,...
-
Đối tượng trong độ tuổi trung niên nên khám tầm soát các bệnh: Tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, xương khớp, ung thư (dạ dày, vòm họng, phổi, tuyến tuyền liệt).
Bên cạnh đó những người có nguy cơ mắc bệnh cao, nhất là khi gia đình có tiền sử bị tim mạch, ung thư, người có lối sống không lành mạnh (nghiện rượu bia, thuốc lá, ăn nhiều chất béo, ít vận động),... nên thăm khám thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị càng sớm càng tốt.
Người có tiền sử gia đình nguy cơ mắc bệnh cao nên đi khám định kỳ mỗi năm
Khi đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm/lần, mỗi người sẽ được khám theo từng danh mục sau:
3.1. Khám lâm sàng
Bạn sẽ được kiểm tra thể lực gồm: Đo chiều cao, vòng bụng, cân nặng, đo huyết áp, tính chỉ số BMI. Tiếp đến, bác sĩ sẽ khám và kiểm tra tổng quát các cơ quan để phát hiện bệnh liên quan tới: Tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, cơ xương khớp, thận - tiết niệu,...
Sau khi khám tổng quát, bạn sẽ được chỉ định khám từng chuyên khoa bao gồm:
-
Khám mắt: Đo thị lực dưới kính hiển vi, kiểm tra và đánh giá khả năng nhìn. Khám mắt giúp kiểm tra các bệnh tật ở mắt, nhằm ngăn ngừa tổn thương thị giác và điều trị bệnh kịp thời.
-
Khám tai - mũi - họng: Kiểm tra khả năng nghe, phát hiện và điều trị các bệnh: Viêm tai, xoang, amidan. Bác sĩ sẽ đánh giá chức năng tai mũi họng, đồng thời đưa hướng điều trị những bất thường nếu có.
-
Khám răng: Kiểm tra tình trạng của răng miệng để phát hiện và điều trị những bệnh lý: Nha chu, hôi miệng, vôi răng, sâu răng, răng mọc lệch,...
-
Khám da liễu: Giúp phát hiện các bệnh về da như dị ứng, viêm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn/nấm/virus.
-
Khám phụ khoa: Kiểm tra vấn đề sinh sản ở đối tượng trong độ tuổi kết hôn và tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú,...
Khám lâm sàng kiểm tra tổng quát từng cơ quan
3.2. Xét nghiệm
Tiếp theo, mỗi người sẽ được làm xét nghiệm để đánh giá các chỉ số trong cơ thể bằng những phương pháp sau:
-
Xét nghiệm máu thông qua xét nghiệm sinh hóa và tổng phân tích tế bào máu. Cho kết quả xác định thông số quan trọng (đường máu, men gan, ure, AST, ALT, creatinin,...), giúp đánh giá chức năng thận, gan và chẩn đoán bệnh tiểu đường cùng nhiều bệnh lý khác.
-
Xét nghiệm nước tiểu thông qua phân tích thông số nước tiểu, giúp xác định bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, rối loạn chuyển hóa hay các bệnh lý về thận.
3.3. Chẩn đoán hình ảnh
Bao gồm: Chụp phim X-quang tim phổi, siêu âm (ổ bụng, tuyến giáp, vú) và chụp CT. Từ đó, các bác sĩ phát hiện những tổn thương liên quan đến tim và lồng ngực.
Ngoài ra tùy vào yếu tố nguy cơ mà người thăm khám sức khỏe làm thêm các gói xét nghiệm nâng cao để phát hiện các bất thường, nhằm tìm hướng điều trị phù hợp.
Chẩn đoán hình ảnh phát hiện các bất thường bên trong cơ thể
4. Nên thăm khám định kỳ ở đâu uy tín, chính xác?
Khi có nhu cầu thăm khám sức khỏe định kỳ, bạn nên tham khảo dịch vụ tại nơi uy tín, chuyên nghiệp để có kết quả chính xác, đáng tin cậy.
Trong trường hợp bạn đắn đo chưa biết nên thăm khám ở đâu thì hãy lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 được bệnh nhân tin cậy và đánh giá tích cực trong nhiều năm qua.
Hệ thống y tế MEDLATEC trên 24 năm kinh nghiệm, nổi tiếng với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ nhân viên y tế giàu chuyên môn. Khi thăm khám định kỳ tại đây, bạn hoàn toàn an tâm điều trị bởi bác sĩ hàng đầu, chuyên gia có trình độ được đào tạo bài bản.
Hiện nay, dịch vụ của chúng tôi có chính sách khám BHYT và áp dụng bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh tại hai cơ sở sau:
Để được tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ đặt lịch hẹn khám sức khỏe định kỳ từ sớm không phải chờ đợi lâu, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56.