Một trong những phương pháp phổ biến chẩn đoán và hỗ trợ điều trị vô sinh ở nữ giới phải kể đến chụp X-quang vòi trứng. Tuy nhiên, vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của chị em phụ nữ chính là chụp X-quang vòi trứng có hại không. Hãy cùng bài viết dưới đây đi tìm câu trả lời.
18/03/2020 | Chụp X - quang xương chậu có thể thực hiện cho phụ nữ mang thai không? 18/03/2020 | Chụp X - quang toàn thân có gây ảnh hưởng tới sức khỏe không? 17/03/2020 | Góc tư vấn: Chụp X - quang buồng trứng có hại không?
1. Chụp X-quang vòi trứng là gì?
Vòi trứng (hay còn có tên gọi khác là ống dẫn trứng hoặc vòi tử cung) là một bộ phận nằm bên trong cơ thể, thuộc hệ sinh dục nữ. Đây là một ống nhỏ dẫn nối giữa buồng tử cung và buồng trứng, cho phép trứng có thể di chuyển tử buồng trứng đến buồng tử cung để làm tổ.
Chụp X-quang vòi trứng tử cung là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được tiến hành để quan sát và đánh giá tình trạng lưu thông của vòi trứng.
Chụp X-quang tử cung vòi trứng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến
Theo giải phẫu cấu trúc, tử cung, vòi trứng và âm đạo thông nhau. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng để đưa chất cản quang vào làm đầy ống dẫn trứng và tử cung. Chất cản quang được bơm vào cơ thể từ âm đạo vào tử cung và thông qua ống dẫn trứng chảy vào ổ bụng.
Sau đó, bác sẽ sẽ tiến hành chụp X-quang vòi trứng tử cung. Ở kỹ thuật này, chùm tia X từ máy chụp được chiếu xuyên qua cơ thể để thu hình ảnh của tử cung vòi trứng. Từ đó, bác sĩ có thể quan sát và phát hiện được những vấn đề bất thường bên trong như chấn thương, tắc nghẽn vòi trứng,...
2. Chỉ định chụp X-quang vòi trứng khi nào?
Chụp X-quang vòi trứng thường được chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau:
- Phụ nữ hiếm muộn, khó có thai trong thời gian dài cần thực hiện chụp X-quang để chẩn đoán tình trạng vô sinh nguyên phát hoặc thứ phát do tắc vòi trứng.
- Phát hiện và xác định các khối u bất thường trong và ngoài tử cung.
- Phát hiện những bất thường liên quan đến cấu trúc giải phẫu của tử cung như tử cung có vách ngăn, u xơ, polyp tử cung.
- Kiểm tra xem thủ thuật thắt vòi trứng có được thực hiện thành công hay không.
- Kiểm tra hiệu quả dụng cụ ngừa thai trong tử cung.
Chụp X-quang tử cung vòi trứng chẩn đoán vô sinh ở phụ nữ hiếm muộn
3. Chụp X-quang vòi trứng có hại không?
Chụp X-quang tử cung vòi trứng thực chất chỉ là một biện pháp hỗ trợ phát hiện và chẩn đoán những bệnh lý liên quan đến tử cung nên nhìn chung sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe (bao gồm cả sức khỏe sinh sản) của người phụ nữ.
Sau khi thực hiện chụp X-quang, chất cản quang có thể ra ngoài qua đường âm đạo dẫn đến tình trạng xuất huyết âm đạo tuy nhiên chỉ ở mức độ nhẹ.
Ngoài ra, nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như dưới đây sau khi chụp X-quang thì cần báo ngay với bác sĩ:
- Xuất huyết âm đạo nặng và kéo dài (hơn 3 - 4 ngày).
- Sốt.
- Đau bụng dữ dội.
Chụp X-quang tử cung vòi trứng hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh
4. Lưu ý khi chụp X-quang vòi trứng
Là một thủ thuật có tính chất xâm lấn, do đó không thể tránh khỏi những nguy cơ nhất định. Để có thể đảm bảo an toàn sức khỏe và hạn chế tối đa những nguy cơ có thể xảy ra, người bệnh nên tuân thủ một số lưu ý khi chụp X-quang vòi trứng. Cụ thể:
4.1. Chụp X-quang vòi trứng khi đang không mang thai
Tia bức xạ dù ít hay nhiều sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Do đó, người bệnh khi muốn chụp X-quang cần đảm bảo mình không mang thai. Chính vì vậy, thời điểm tốt nhất để tiến hành thủ thuật này là 2 - 5 ngày sau chu kỳ kinh.
Đặc biệt lưu ý không chụp X-quang tử cung vòi trứng trong chu kỳ kinh vì có thể dẫn đến tình trạng tắc mạch gây nguy hiểm.
4.2. Thông báo đầy đủ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe
Trước khi tiến hành thủ thuật này, người bệnh cần thông báo đầy đủ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình, đặc biệt là các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Trường hợp người chụp đang có các vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa mà tiến hành chụp X-quang vòi trứng có thể dẫn đến hiện tượng viêm ngược dòng, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng huyết và có thể dẫn đến tử vong.
Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe trước khi chụp X-quang
4.3. Có bị dị ứng với thuốc cản quang hay không?
Người chụp cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng của mình trước khi thực hiện thủ thuật này.
- Thuốc cản quang được đào thải qua thận. Do đó, người bệnh cần được đánh giá và kiểm tra chức năng thận trước khi chụp X-quang để tránh gây tổn thương ở những người có chức năng thận suy yếu.
- Trước khi chụp khoảng 1 giờ, người bệnh có thể được chỉ định uống các loại thuốc giảm đau hoặc giãn cơ trơn nên cần thông báo chi tiết với bác sĩ về tiền sử dị ứng thuốc.
5. Chụp X-quang tử cung vòi trứng ở đâu đảm bảo an toàn?
Bên cạnh việc tuân thủ những lưu ý kể trên, một trong những yếu tố quan trọng chính là việc lựa chọn địa chỉ chụp X-quang tử cung vòi trứng an toàn, đáng tin cậy.
Đây là một thủ thuật có tính xâm lấn nên người bệnh cần lưu ý chọn lựa những cơ sở y tế, bệnh viện lớn để đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra an toàn, chính xác.
Nếu bạn vẫn đang đau đầu không biết nên chụp X-quang vòi trứng ở đâu thì có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây luôn đảm bảo 3 yếu tố để hạn chế tối đa việc nhiễm tia bức xạ:
- Sử dụng máy chụp phim X-quang với cường độ chụp thấp.
- Thời gian chụp nhanh chóng.
- Phim chụp tốc độ cao.
Ngoài ra, ưu điểm khi khám tại MEDLATEC là đang sử dụng phương pháp hút chân không làm giảm đau rất nhiều cho bệnh nhân khi làm thủ thuật.
Bên cạnh đó, các phòng chụp X-quang tại MEDLATEC đều được lắp đặt vách chì và cung cấp áo chì cho người bệnh để hấp thu bớt các tia tán xạ. Quá trình chụp X-quang vòi trứng sẽ được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi khám chữa bệnh tại đây bởi mọi quy trình đều tuân thủ quy định chặt chẽ và được kiểm soát nghiêm ngặt.
Để biết thêm chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.