Những điều cần biết về cúm A (H1N1, H5N1, H7N9) | Medlatec

Những điều cần biết về cúm A (H1N1 H5N1 H7N9)

Ngày 26/01/2018 Ban biên tập

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A gây nên. Cúm A có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Một số chủng cúm A gây bệnh cho người đã được phát hiện trong những năm gần đây như: H1N1, H5N1 và H7N9. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang virus cúm A có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh.


Cách phát hiện

Sốt cao, một trong những biểu hiện của bệnh cúm A.

- Lâm sàng

  • Thể nhẹ bệnh diễn biến 5 - 7 ngày nếu không có biến chứng với biểu hiện: sốt cao đột ngột, ho, đau họng, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi,...
  • Thể nặng có thể bị suy hô hấp, trụy mạch, suy đa tạng và dẫn đến tử vong.

- Các thăm dò cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu cơ bản: công thức máu, chức năng gan thận, điện giải đồ, X-quang tim phổi để loại trừ các biến chứng nguy hiểm;
  • Xét nghiệm chẩn đoán xác định: lấy dịch hầu họng xét nghiêm virus cúm A; Cúm A H1N1; Cúm A H5N1; Cúm A H7N9;
  • RT-PCR là xét nghiệm xác định virus cúm A H1N1; H5N1; H7N9;
  • Huyết thanh học: lấy máu tĩnh mạch vào ngày thứ 3 trở đi và làm lần 2 sau 1 tuần, làm phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu;
  • Nuôi cấy virus: thực hiện ở những nơi có điều kiện.

Điều trị bệnh cúm A

Bị cúm cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ,

  • Thuốc điều trị đặc hiệu: Tamiflu (oseltamivir) là thuốc điều trị đặc hiệu cần được chỉ định điều trị càng sớm càng tốt, ngay từ ngày 1 - 2 của bệnh và đảm bảo uống đủ liệu trình điều trị. Thuốc được chỉ định và theo dõi bởi bác sỹ chuyên khoa.
  • Điều trị không đặc hiệu:
  • Điều trị triệu chứng: hạ sốt, vitamin, bù nước và điện giải, điều trị biến chứng;
  • Những trường hợp cúm nhẹ có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại nhà. Một số trường hợp cơ địa đặc biệt như suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh mạn tính, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai... cần được điều trị và theo dõi tại viện. Trường hợp nặng cần theo dõi tại đơn vị cấp cứu;
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường.

Các cách phòng tránh bệnh

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh qua đeo khẩu trang.

  • Vệ sinh môi trường;
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với người bệnh;
  • Rửa tay bằng xà phòng;
  • Vệ sinh mũi họng;
  • Nâng cao thể trạng, sức đề kháng;
  • Khám bác sỹ chuyên khoa khi có triệu chứng cúm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh khi nghi ngờ cúm;
  • Tiêm phòng: tiêm vắc xin phòng cúm.

Hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm có thể chẩn đoán và điều trị bệnh.

Để biết thêm chi tiết về bệnh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tại: 

Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC

- Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội

- Tổng đài: 1900 56 56 56 

- Website: www.medlatec.vn *  Email: [email protected] 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

6 nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh - mẹ bầu nhất định phải biết

Sức khỏe con yêu khi chào đời là nỗi lo lắng của mọi gia đình. Cha mẹ ai cũng muốn con khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng may mắn như vậy. Dị tật bẩm sinh thai nhi ngày càng có xu hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy đó là những nguyên nhân nào và đâu là giải pháp?
Ngày 02/01/2020

Năm loại nhồi máu cơ tim và tiêu chuẩn chẩn đoán

Nhồi máu cơ tim là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Mặc dù tỉ lệ tử vong đã giảm nhưng biến chứng của bệnh vô cùng nặng nề. Hãy cùng PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật tìm hiểu về căn bệnh này.
Ngày 28/10/2019

Cảnh giác sự nguy hiểm của bóng cười ở giới trẻ

Bệnh nhân nam, 26 tuổi sống tại Tây Hồ, Yên Phụ sau khi hút 10 quả bóng cười/tuần kéo dài trong 1 năm đã xuất hiện tê tứ chi và yếu 2 chân, dù đã được điều trị tích cực nhưng cũng khó tránh được biến chứng về thần kinh. Đó chỉ là một trong rất nhiều trường hợp tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám và điều trị.
Ngày 28/10/2019

Ý nghĩa và quy trình thực hiện xét nghiệm dịch não tuỷ

Xét nghiệm dịch não tủy có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị và tiên lượng các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin quan trọng về xét nghiệm dịch não tủy.
Ngày 24/08/2019
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp